Giải quyết vướng mắc kéo dài cho Dự án tiêu úng Đông Sơn đoạn qua TP Thanh Hóa
Sáng 28-2, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị liên quan để tháo gỡ vướng mắc cho Dự án tiêu úng Đông Sơn đoạn qua địa bàn TP Thanh Hóa.
Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND TP Thanh Hóa.
Các thành viên đoàn công tác đã đi kiểm tra thực địa, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc tại nhiều hạng mục dự án, như các đoạn kè sông Cầu Hạc, các khu tái định cư, dự án giao thông kết hợp của dự án, công tác giải phóng mặt bằng các hạng mục… trên địa bàn TP Thanh Hóa.
Hệ thống tiêu úng Đông Sơn là dự án đa mục tiêu, có vai trò tiêu úng cho khoảng 13.356 ha của các huyện: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương và TP. Thanh Hóa (trong đó đất nông nghiệp 5.558 ha; đất đô thị 7.798 ha), với nhiều hạng mục chính như: Nạo vét và gia cố 41,43 km hệ thống sông Quảng Châu, sông Thọ Hạc, sông Bến Ngự và sông Kênh Vinh; đầu tư 9 cầu qua sông Thọ Hạc và sông nhà Lê; sửa chữa, thay thế, cải tạo, nâng cấp cống Quảng Châu (TP Sầm Sơn), nhà quản lý cống Quảng Châu...
Ngoài góp phần hoàn thiện mạng lưới tiêu thoát lũ, phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân, cải thiện môi trường của khu vực TP. Thanh Hóa và các huyện lân cận, các hạng mục dự án còn hướng đến mục tiêu cải tạo và hiện đại hóa hạ tầng đô thị cho TP Thanh Hóa.
Dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1119/QĐ-BNN-XD, ngày 23-4-2007. Sau 3 lần được điều chỉnh vào các năm 2009, 2010 và 2019, tổng mức đầu tư được phê duyệt sau điều chỉnh lần cuối là hơn 978,811 tỷ đồng, trong đó: Chi phí xây lắp hơn 389,2 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng gần 534,1 tỷ đồng, chi phí tư vấn hơn 18,7 tỷ đồng, còn lại là các chi phí hợp pháp khác.
Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai thành 2 giai đoạn và hoàn thành trong 4 năm kể từ ngày khởi công. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, hàng chục hạng mục đều phát sinh những khó khăn, vướng mắc, nhiều nút thắt hiện vẫn chưa giải quyết xong do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan của các bên liên quan.
Riêng tại TP Thanh Hóa, việc phân bổ vốn một số gói thầu còn sai mục đích nên khó giải quyết. Nhiều công trình, tiểu dự án thuộc dự án tổng thể trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện còn dở dang, gây nhiều hệ lụy.
Tại hội nghị, các đại biểu đến từ các cục, tổng cục, vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành của tỉnh và các đơn vị liên quan đã thảo luận nhiều giải pháp và những hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là giải pháp liên quan đến nguồn vốn.
Đại diện UBND TP Thanh Hóa kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Thanh Hóa cho chủ trương tách 4 dự án tái định cư ra khỏi dự án lớn về cho tỉnh quản lý và giải quyết, đồng thời hỗ trợ TP Thanh Hóa phần vốn trái phiếu Chính phủ đã đầu tư cho 4 dự án nói trên là hơn 58,5 tỷ đồng; đề nghị Bộ xem xét bổ sung vốn để điều chỉnh một số gói thầu còn dở dang…
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cám ơn các đơn vị liên quan của Bộ và tỉnh Thanh Hóa đã có thảo luận, có nhiều ý kiến để tháo gỡ những vướng mắc. Đồng chí khẳng định, đây là dự án lớn, đa mục tiêu, được triển khai trong thời gian dài. Lỗi lớn nhất dẫn đến tồn tại, vướng mắc là công tác khảo sát giải phóng mặt bằng không sát nên khi triển khai bị đội vốn quá nhiều. Tuy dự án có nhiều hạng mục đã hoàn thành, nhưng có 2 gói thầu số 17 và 21 quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của dự án lại dở dang, không hoàn thành mục tiêu chỉnh trang đô thị cho TP Thanh Hóa.
Đồng chí khẳng định, quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là phải tìm cách giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc cho dự án. Trên cơ sở những căn cứ pháp lý mà các cục, vụ đưa ra, thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định, không tách 4 dự án tái định cư ra khỏi dự án vì ngay từ những quyết định ban đầu đã được. Bộ đồng ý đề xuất điều chỉnh, tăng tổng vốn cho dự án, yêu cầu tỉnh Thanh Hóa chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và nguồn vốn tăng thêm.
Đồng chí yêu cầu các đơn vị của Bộ cùng địa phương cập nhật 4 dự án tái định cư vào tổng thể dự án điều chỉnh. Tỉnh Thanh Hóa và chủ đầu tư các hợp phần dự án là TP Thanh Hóa có trách nhiệm thu hồi các nguồn vốn dư ứng của dự án; tổ chức quyết toán ngay những hạng mục đã triển khai, tránh kéo dài thêm thời gian để không phát sinh thêm những vướng mắc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đồng ý cho phép kéo dài thời gian triển khai dự án đến hết ngày 31-12-2022.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang cám ơn đồng chí thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp và các thành viên đoàn công tác đã dành thời gian tổ chức buổi kiểm tra và làm việc riêng để giải quyết những vấn đề còn tồn tại kéo dài cho dự án.
Với những vướng mắc được nêu ra tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan trực thuộc liên quan cùng làm rõ những vấn đề quan trọng, trong đó có hỗ trợ điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp.
Trên cơ sở ý kiến kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao TP Thanh Hóa hoàn thiện báo cáo và đề xuất để trình điều chỉnh dự án.
Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính có trách nhiệm tham mưu để chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo của gói thầu 17 và 21; đồng thời, thực hiện các thủ tục để quyết toán dự án theo quy định.
Theo Báo Thanh Hoá
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa phấn đấu thực hiện 43 chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2025
10/01/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hoá tăng cường quản lý trật tự xây dựng, TTĐT, ATGT và VSMT
25/12/2024 00:00:00 -
Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thanh Hoá cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
24/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00
Giải quyết vướng mắc kéo dài cho Dự án tiêu úng Đông Sơn đoạn qua TP Thanh Hóa
Sáng 28-2, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị liên quan để tháo gỡ vướng mắc cho Dự án tiêu úng Đông Sơn đoạn qua địa bàn TP Thanh Hóa.
Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND TP Thanh Hóa.
Các thành viên đoàn công tác đã đi kiểm tra thực địa, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc tại nhiều hạng mục dự án, như các đoạn kè sông Cầu Hạc, các khu tái định cư, dự án giao thông kết hợp của dự án, công tác giải phóng mặt bằng các hạng mục… trên địa bàn TP Thanh Hóa.
Hệ thống tiêu úng Đông Sơn là dự án đa mục tiêu, có vai trò tiêu úng cho khoảng 13.356 ha của các huyện: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương và TP. Thanh Hóa (trong đó đất nông nghiệp 5.558 ha; đất đô thị 7.798 ha), với nhiều hạng mục chính như: Nạo vét và gia cố 41,43 km hệ thống sông Quảng Châu, sông Thọ Hạc, sông Bến Ngự và sông Kênh Vinh; đầu tư 9 cầu qua sông Thọ Hạc và sông nhà Lê; sửa chữa, thay thế, cải tạo, nâng cấp cống Quảng Châu (TP Sầm Sơn), nhà quản lý cống Quảng Châu...
Ngoài góp phần hoàn thiện mạng lưới tiêu thoát lũ, phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân, cải thiện môi trường của khu vực TP. Thanh Hóa và các huyện lân cận, các hạng mục dự án còn hướng đến mục tiêu cải tạo và hiện đại hóa hạ tầng đô thị cho TP Thanh Hóa.
Dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1119/QĐ-BNN-XD, ngày 23-4-2007. Sau 3 lần được điều chỉnh vào các năm 2009, 2010 và 2019, tổng mức đầu tư được phê duyệt sau điều chỉnh lần cuối là hơn 978,811 tỷ đồng, trong đó: Chi phí xây lắp hơn 389,2 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng gần 534,1 tỷ đồng, chi phí tư vấn hơn 18,7 tỷ đồng, còn lại là các chi phí hợp pháp khác.
Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai thành 2 giai đoạn và hoàn thành trong 4 năm kể từ ngày khởi công. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, hàng chục hạng mục đều phát sinh những khó khăn, vướng mắc, nhiều nút thắt hiện vẫn chưa giải quyết xong do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan của các bên liên quan.
Riêng tại TP Thanh Hóa, việc phân bổ vốn một số gói thầu còn sai mục đích nên khó giải quyết. Nhiều công trình, tiểu dự án thuộc dự án tổng thể trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện còn dở dang, gây nhiều hệ lụy.
Tại hội nghị, các đại biểu đến từ các cục, tổng cục, vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành của tỉnh và các đơn vị liên quan đã thảo luận nhiều giải pháp và những hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là giải pháp liên quan đến nguồn vốn.
Đại diện UBND TP Thanh Hóa kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Thanh Hóa cho chủ trương tách 4 dự án tái định cư ra khỏi dự án lớn về cho tỉnh quản lý và giải quyết, đồng thời hỗ trợ TP Thanh Hóa phần vốn trái phiếu Chính phủ đã đầu tư cho 4 dự án nói trên là hơn 58,5 tỷ đồng; đề nghị Bộ xem xét bổ sung vốn để điều chỉnh một số gói thầu còn dở dang…
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cám ơn các đơn vị liên quan của Bộ và tỉnh Thanh Hóa đã có thảo luận, có nhiều ý kiến để tháo gỡ những vướng mắc. Đồng chí khẳng định, đây là dự án lớn, đa mục tiêu, được triển khai trong thời gian dài. Lỗi lớn nhất dẫn đến tồn tại, vướng mắc là công tác khảo sát giải phóng mặt bằng không sát nên khi triển khai bị đội vốn quá nhiều. Tuy dự án có nhiều hạng mục đã hoàn thành, nhưng có 2 gói thầu số 17 và 21 quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của dự án lại dở dang, không hoàn thành mục tiêu chỉnh trang đô thị cho TP Thanh Hóa.
Đồng chí khẳng định, quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là phải tìm cách giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc cho dự án. Trên cơ sở những căn cứ pháp lý mà các cục, vụ đưa ra, thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định, không tách 4 dự án tái định cư ra khỏi dự án vì ngay từ những quyết định ban đầu đã được. Bộ đồng ý đề xuất điều chỉnh, tăng tổng vốn cho dự án, yêu cầu tỉnh Thanh Hóa chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và nguồn vốn tăng thêm.
Đồng chí yêu cầu các đơn vị của Bộ cùng địa phương cập nhật 4 dự án tái định cư vào tổng thể dự án điều chỉnh. Tỉnh Thanh Hóa và chủ đầu tư các hợp phần dự án là TP Thanh Hóa có trách nhiệm thu hồi các nguồn vốn dư ứng của dự án; tổ chức quyết toán ngay những hạng mục đã triển khai, tránh kéo dài thêm thời gian để không phát sinh thêm những vướng mắc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đồng ý cho phép kéo dài thời gian triển khai dự án đến hết ngày 31-12-2022.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang cám ơn đồng chí thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp và các thành viên đoàn công tác đã dành thời gian tổ chức buổi kiểm tra và làm việc riêng để giải quyết những vấn đề còn tồn tại kéo dài cho dự án.
Với những vướng mắc được nêu ra tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan trực thuộc liên quan cùng làm rõ những vấn đề quan trọng, trong đó có hỗ trợ điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp.
Trên cơ sở ý kiến kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao TP Thanh Hóa hoàn thiện báo cáo và đề xuất để trình điều chỉnh dự án.
Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính có trách nhiệm tham mưu để chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo của gói thầu 17 và 21; đồng thời, thực hiện các thủ tục để quyết toán dự án theo quy định.
Theo Báo Thanh Hoá