Hội nghị đánh giá kết quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Ngày 11/02/2015 15:09:01

Vừa qua, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa; phương hướng, nhiệm vụ 2015.

 Đồng chí Vũ Đức Kính, ủy viên Ban thường vụ Thành ủy – phó Chủ tịch UBND thành phố chủ trì hội nghị.

 

 Các đại biểu tham dự hội nghị.
 

 

 

Thực hiện nghị quyết số 163/2013/NQ-HĐND, ngày 25/12/2013 của HĐND thành phố về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết số 20/2008/NQ-HĐND ngày 25/12/2008 của HĐND thành phố khóa XIX về chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, rau, cỏ chăn nuôi, trồng lúa kết hợp với nuôi thủy sản giai đoạn 2014 – 2020.

 

Trong những năm qua, thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, chuyển từ cây trồng có hiệu quả thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đã hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa như: vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản… với giá trị bình quân đạt 90 triệu đồng/ha.

 

 

 Đồng chí Vũ Đức Kính, Phó chủ tịch UBND TP thăm cánh đồng hoa Đại Khối (phường Đông Cương).
 

 

 

Tổng diện tích chuyển đổi trong năm 2014 là 92,2 ha trong đó: chuyển từ sản xuất lúa vàn cao gặp khó khăn về thủy lợi sang trồng các loại cây trồng khác 53,5 ha. Chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản 38,7 ha. Nếu trồng lúa đơn thuần thu nhập bình quân trên ha chỉ đạt 47,5 triệu đồng với lợi nhuận là 13,5 triệu đồng/ ha/năm thì các mô hình khác đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều có thể đạt được 100 triệu đồng/ha/năm, trồng hoa đạt 150 triệu đồng/ha/năm… đi đôi với chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã tập trung nghiên cứu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng. Nhờ đó nhiều địa phương đã tăng thu nhập từ trồng hoa, cây ăn quả góp phần phát triển kinh tế gia đình.

 

Về phương hướng, mục tiêu năm 2015, thành phố chuyển đổi từ 1000 đến 1500ha sang trồng các loại cây trồng, vật nuôi, trang trại, nuôi trồng thủy sản… có giá trị kinh tế cao. Phát triển loại hình kinh tế trang trại; khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và những hộ có nhu cầu tích tụ đât đai, tổ chức dồn, đổi ruộng đất và giao đất cho những hộ thực sự có nhu cầu sử dụng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo luật đất đai./.

 

 

Tin, ảnh: Gia Linh

Hội nghị đánh giá kết quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Đăng lúc: 11/02/2015 15:09:01 (GMT+7)

Vừa qua, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa; phương hướng, nhiệm vụ 2015.

 Đồng chí Vũ Đức Kính, ủy viên Ban thường vụ Thành ủy – phó Chủ tịch UBND thành phố chủ trì hội nghị.

 

 Các đại biểu tham dự hội nghị.
 

 

 

Thực hiện nghị quyết số 163/2013/NQ-HĐND, ngày 25/12/2013 của HĐND thành phố về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết số 20/2008/NQ-HĐND ngày 25/12/2008 của HĐND thành phố khóa XIX về chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, rau, cỏ chăn nuôi, trồng lúa kết hợp với nuôi thủy sản giai đoạn 2014 – 2020.

 

Trong những năm qua, thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, chuyển từ cây trồng có hiệu quả thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đã hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa như: vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản… với giá trị bình quân đạt 90 triệu đồng/ha.

 

 

 Đồng chí Vũ Đức Kính, Phó chủ tịch UBND TP thăm cánh đồng hoa Đại Khối (phường Đông Cương).
 

 

 

Tổng diện tích chuyển đổi trong năm 2014 là 92,2 ha trong đó: chuyển từ sản xuất lúa vàn cao gặp khó khăn về thủy lợi sang trồng các loại cây trồng khác 53,5 ha. Chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản 38,7 ha. Nếu trồng lúa đơn thuần thu nhập bình quân trên ha chỉ đạt 47,5 triệu đồng với lợi nhuận là 13,5 triệu đồng/ ha/năm thì các mô hình khác đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều có thể đạt được 100 triệu đồng/ha/năm, trồng hoa đạt 150 triệu đồng/ha/năm… đi đôi với chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã tập trung nghiên cứu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng. Nhờ đó nhiều địa phương đã tăng thu nhập từ trồng hoa, cây ăn quả góp phần phát triển kinh tế gia đình.

 

Về phương hướng, mục tiêu năm 2015, thành phố chuyển đổi từ 1000 đến 1500ha sang trồng các loại cây trồng, vật nuôi, trang trại, nuôi trồng thủy sản… có giá trị kinh tế cao. Phát triển loại hình kinh tế trang trại; khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và những hộ có nhu cầu tích tụ đât đai, tổ chức dồn, đổi ruộng đất và giao đất cho những hộ thực sự có nhu cầu sử dụng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo luật đất đai./.

 

 

Tin, ảnh: Gia Linh