Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện xây dựng nhà văn hóa phố, thôn
Chiều ngày 22/4/2015, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 4 năm thực hiện nghị quyết số 21/NQ-HDND ngày 20/10/2011 của HĐND thành phố Thanh Hóa tại kỳ họp thứ 2, khóa XX (nhiệm kỳ (2011 - 2016), nghị quyết về việc hỗ trợ đổi đất và kinh phí xây dựng nhà văn hóa phố, thôn (2011 - 2014).
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân nhằm nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Ngay sau khi có nghị quyết của HĐND thành phố, UBND thành phố xây dựng cơ chế hỗ trợ và đề ra mục tiêu phấn đấu. Đồng thời coi trọng việc chỉ đạo các phường, xã đẩy mạnh và xã hội hóa trong nhân dân để xây dựng các thiết chế văn hóa, đặc biệt là nhà văn hóa phố, thôn. Trong 4 năm qua (2011 - 2014) phong trào xây dựng nhà văn hóa phố, thôn ở thành phố Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu được những kết quả hết sức phấn khởi. Theo báo cáo của UBND thành phố, trước khi chưa có nghị quyết của HĐND thành phố ban hành, toàn thành phố chỉ có 112/244 phố, thôn có nhà văn hóa đạt tỷ lệ 45%. Từ ngày 01/7/2012, thực hiện nghị quyết 05 của Chính phủ sáp nhập thêm 19 xã về thành phố, đưa tổng số phố, thôn chưa có nhà văn hóa tăng lên 178 phố, thôn.
Với phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm", 37 phường, xã đã chủ động phát huy nguồn lực trong dân. Nhiều phường, xã đã tự khai thác, tự tìm cách tạo nguồn kinh phí mà không ỷ lại, trông chờ và sự tài trợ của Nhà nước. Rất nhiều phố, thôn đã xây dựng phố văn hóa với mức đầu tư từ 300 triệu đồng lên đến hơn 1 tỷ đồng. Điển hình như nhà văn hóa thôn 1, 2, 3 (xã Hoằng Long), thôn Tân Dân, thôn Tân Cộng (xã Đông Tân), thôn 6 ( phường Quảng Hưng), phố Đông Phát 1, 2 (phường Động Vệ), phố Đông Bắc Ga 1, 2 ( phường Đông Thọ), thôn Quang Trung (xã Quảng Tâm) và các thôn thuộc xã Quảng Thịnh, Hoằng Anh…
Sau 4 năm triển khai thực hiện nghị quyết HĐND thành phố, công tác xây dựng nhà văn hóa phố, thôn đã đạt kết quả tốt, đưa thành phố Thanh Hóa thành điểm sáng trên cả nước về tỷ lệ phố, thôn có nhà văn hóa. Giải quyết cho 177 phố, thôn có đất nhà văn hóa, nâng tổng số phố, thôn có đất nhà văn hóa 418/419 phố, thôn đạt tỷ lệ 99,76%; trong đó 409/419 phố, thôn đã xây dựng được nhà văn hóa đạt 97.61%; kinh phí hỗ trợ bằng việc đổi đất làm nhà văn hóa tương đương 49 tỷ 510 triệu đồng, kinh phí xây dựng trên 28 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 20 tỷ đồng; trong đó thành phố hỗ trợ trên 8 tỷ đồng. Những phường, xã thực hiện tốt như phường Lam Sơn, Đông Thọ, Đông Sơn, Đông Vệ, Ba Đình, Trường Thi, Ngọc Trạo, Tân Sơn, Tào Xuyên, Hoàng Anh, Hoàng Long, Đông Lĩnh, Đông Hương…
Hiện nay, nhà văn hóa phố, thôn ở thành phố Thanh Hóa đang được coi là một thiết chế văn hóa nhiều tiện ích đối với cơ sở. Nhà văn hóa vừa là nơi hội họp của chính quyền, đoàn thể vừa là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nơi phổ biến thời sự, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư…
Tại hội nghị, đồng chí Phạm Thị Việt Nga, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố; đã trao tặng giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố cho 19 tập thể, 21 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng nhà văn hóa phố, thôn./.
Tin, ảnh: Đinh Gia Linh
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa phấn đấu thực hiện 43 chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2025
10/01/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hoá tăng cường quản lý trật tự xây dựng, TTĐT, ATGT và VSMT
25/12/2024 00:00:00 -
Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thanh Hoá cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
24/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00
Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện xây dựng nhà văn hóa phố, thôn
Chiều ngày 22/4/2015, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 4 năm thực hiện nghị quyết số 21/NQ-HDND ngày 20/10/2011 của HĐND thành phố Thanh Hóa tại kỳ họp thứ 2, khóa XX (nhiệm kỳ (2011 - 2016), nghị quyết về việc hỗ trợ đổi đất và kinh phí xây dựng nhà văn hóa phố, thôn (2011 - 2014).
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân nhằm nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Ngay sau khi có nghị quyết của HĐND thành phố, UBND thành phố xây dựng cơ chế hỗ trợ và đề ra mục tiêu phấn đấu. Đồng thời coi trọng việc chỉ đạo các phường, xã đẩy mạnh và xã hội hóa trong nhân dân để xây dựng các thiết chế văn hóa, đặc biệt là nhà văn hóa phố, thôn. Trong 4 năm qua (2011 - 2014) phong trào xây dựng nhà văn hóa phố, thôn ở thành phố Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu được những kết quả hết sức phấn khởi. Theo báo cáo của UBND thành phố, trước khi chưa có nghị quyết của HĐND thành phố ban hành, toàn thành phố chỉ có 112/244 phố, thôn có nhà văn hóa đạt tỷ lệ 45%. Từ ngày 01/7/2012, thực hiện nghị quyết 05 của Chính phủ sáp nhập thêm 19 xã về thành phố, đưa tổng số phố, thôn chưa có nhà văn hóa tăng lên 178 phố, thôn.
Với phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm", 37 phường, xã đã chủ động phát huy nguồn lực trong dân. Nhiều phường, xã đã tự khai thác, tự tìm cách tạo nguồn kinh phí mà không ỷ lại, trông chờ và sự tài trợ của Nhà nước. Rất nhiều phố, thôn đã xây dựng phố văn hóa với mức đầu tư từ 300 triệu đồng lên đến hơn 1 tỷ đồng. Điển hình như nhà văn hóa thôn 1, 2, 3 (xã Hoằng Long), thôn Tân Dân, thôn Tân Cộng (xã Đông Tân), thôn 6 ( phường Quảng Hưng), phố Đông Phát 1, 2 (phường Động Vệ), phố Đông Bắc Ga 1, 2 ( phường Đông Thọ), thôn Quang Trung (xã Quảng Tâm) và các thôn thuộc xã Quảng Thịnh, Hoằng Anh…
Sau 4 năm triển khai thực hiện nghị quyết HĐND thành phố, công tác xây dựng nhà văn hóa phố, thôn đã đạt kết quả tốt, đưa thành phố Thanh Hóa thành điểm sáng trên cả nước về tỷ lệ phố, thôn có nhà văn hóa. Giải quyết cho 177 phố, thôn có đất nhà văn hóa, nâng tổng số phố, thôn có đất nhà văn hóa 418/419 phố, thôn đạt tỷ lệ 99,76%; trong đó 409/419 phố, thôn đã xây dựng được nhà văn hóa đạt 97.61%; kinh phí hỗ trợ bằng việc đổi đất làm nhà văn hóa tương đương 49 tỷ 510 triệu đồng, kinh phí xây dựng trên 28 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 20 tỷ đồng; trong đó thành phố hỗ trợ trên 8 tỷ đồng. Những phường, xã thực hiện tốt như phường Lam Sơn, Đông Thọ, Đông Sơn, Đông Vệ, Ba Đình, Trường Thi, Ngọc Trạo, Tân Sơn, Tào Xuyên, Hoàng Anh, Hoàng Long, Đông Lĩnh, Đông Hương…
Hiện nay, nhà văn hóa phố, thôn ở thành phố Thanh Hóa đang được coi là một thiết chế văn hóa nhiều tiện ích đối với cơ sở. Nhà văn hóa vừa là nơi hội họp của chính quyền, đoàn thể vừa là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nơi phổ biến thời sự, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư…
Tại hội nghị, đồng chí Phạm Thị Việt Nga, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố; đã trao tặng giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố cho 19 tập thể, 21 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng nhà văn hóa phố, thôn./.
Tin, ảnh: Đinh Gia Linh