Quy hoạch bến xe phù hợp với sự phát triển thành phố Thanh Hóa

Ngày 04/01/2017 15:09:13

Sáng 3-1, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 bến xe trung tâm TPThanh Hóa; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm dịch vụ vận tải và bến xe phía Nam TPThanh Hóa.

 
Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp.​

Hiện nay, TP Thanh Hóa có 3 bến xe loại III đang hoạt động, bao gồm: Bến xe phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Tuy nhiên, các bến xe chủ yếu là xây dựng tạm và bán kiên cố, cơ sở vật chất còn đơn giản chưa đáp ứng được nhu cầu của hành khách. Khi TP Thanh Hóa phát triển các bến xe điều nằm trong nội thành, không bảo đảm trật tự an toàn giao thông. 
 
Trước thực trạng trên, việc xây dựng chi tiết 1/500 bến xe trung tâm TP Thanh Hóa là rất cần thiết. Theo đó, khu vực lập quy hoạch bến xe thuộc xã Đông Lĩnh và Đông Tân (TP Thanh Hóa) với diện tích 11 ha. Đây là bến xe có chức năng kết nối với các tuyến nội tỉnh từ TP Thanh Hóa đi các huyện trong tỉnh và các tuyến ngoài tỉnh; cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hành khách và phương tiện; thu gom trung chuyển hàng hóa từ các huyện về thành phố; từ các tỉnh và thành phố thông qua đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc và ngược lại; là nơi tiếp xúc các hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ các đại lý cung cấp hàng hóa trong tỉnh… 
 
Bên cạnh đó, Trung tâm dịch vụ vận tải và bến xe phía Nam TP Thanh Hóa được lập quy hoạch thuộc xã Quảng Thịnh với diện tích 14,7 ha. Đây là bến xe tổng hợp đáp ứng nhu cầu đón trả khách và dịch vụ vận tải, bao gồm: dịch vụ phục vụ hành khách; xếp dỡ hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật phương tiện chất lượng cao khu vực phía Nam thành phố. 
Sau khi lắng nghe đơn vị thiết kế thuyết trình và các ý kiến đóng góp của các ngành, phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh, hệ thống bến xe có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố, chính vì vậy việc quy hoạch hệ thống bến xe hết sức quan trọng. Đồng chí yêu cầu, quy hoạch phải thông suốt với các hệ thống giao thông, tránh ùn tắc; các phân khu chức năng phải phù hợp, rõ ràng, thuận tiện cho các loại xe và hành khách ra vào bến; có trạm cung cấp nhiên liệu; khu chức năng kỹ thuật, bảo dưỡng xe; sử dụng vật liệu phải an toàn, phòng cháy chữa cháy… 
 
Đối với bến xe trung tâm TP Thanh Hóa, cần nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch lên 15 ha, bố trí các khu vực chức năng không ảnh hưởng đến hệ thống đường lưới điện; các hướng ra, vào phải thông suốt với các tuyến đường giao thông xung quanh.
 
Đối với bến xe phía Nam TP Thanh Hóa, cần nghiên cứu mở các tuyến đường vệ tinh thuận lợi tiếp cận với các trục chính, tránh ùn tác giao thông... Quy hoạch hệ thống bến xe phải phù hợp với sự phát triển của TP Thanh Hóa.


Nguồn "Báo Thanh Hóa điện tử"

Quy hoạch bến xe phù hợp với sự phát triển thành phố Thanh Hóa

Đăng lúc: 04/01/2017 15:09:13 (GMT+7)

Sáng 3-1, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 bến xe trung tâm TPThanh Hóa; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm dịch vụ vận tải và bến xe phía Nam TPThanh Hóa.

 
Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp.​

Hiện nay, TP Thanh Hóa có 3 bến xe loại III đang hoạt động, bao gồm: Bến xe phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Tuy nhiên, các bến xe chủ yếu là xây dựng tạm và bán kiên cố, cơ sở vật chất còn đơn giản chưa đáp ứng được nhu cầu của hành khách. Khi TP Thanh Hóa phát triển các bến xe điều nằm trong nội thành, không bảo đảm trật tự an toàn giao thông. 
 
Trước thực trạng trên, việc xây dựng chi tiết 1/500 bến xe trung tâm TP Thanh Hóa là rất cần thiết. Theo đó, khu vực lập quy hoạch bến xe thuộc xã Đông Lĩnh và Đông Tân (TP Thanh Hóa) với diện tích 11 ha. Đây là bến xe có chức năng kết nối với các tuyến nội tỉnh từ TP Thanh Hóa đi các huyện trong tỉnh và các tuyến ngoài tỉnh; cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hành khách và phương tiện; thu gom trung chuyển hàng hóa từ các huyện về thành phố; từ các tỉnh và thành phố thông qua đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc và ngược lại; là nơi tiếp xúc các hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ các đại lý cung cấp hàng hóa trong tỉnh… 
 
Bên cạnh đó, Trung tâm dịch vụ vận tải và bến xe phía Nam TP Thanh Hóa được lập quy hoạch thuộc xã Quảng Thịnh với diện tích 14,7 ha. Đây là bến xe tổng hợp đáp ứng nhu cầu đón trả khách và dịch vụ vận tải, bao gồm: dịch vụ phục vụ hành khách; xếp dỡ hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật phương tiện chất lượng cao khu vực phía Nam thành phố. 
Sau khi lắng nghe đơn vị thiết kế thuyết trình và các ý kiến đóng góp của các ngành, phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh, hệ thống bến xe có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố, chính vì vậy việc quy hoạch hệ thống bến xe hết sức quan trọng. Đồng chí yêu cầu, quy hoạch phải thông suốt với các hệ thống giao thông, tránh ùn tắc; các phân khu chức năng phải phù hợp, rõ ràng, thuận tiện cho các loại xe và hành khách ra vào bến; có trạm cung cấp nhiên liệu; khu chức năng kỹ thuật, bảo dưỡng xe; sử dụng vật liệu phải an toàn, phòng cháy chữa cháy… 
 
Đối với bến xe trung tâm TP Thanh Hóa, cần nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch lên 15 ha, bố trí các khu vực chức năng không ảnh hưởng đến hệ thống đường lưới điện; các hướng ra, vào phải thông suốt với các tuyến đường giao thông xung quanh.
 
Đối với bến xe phía Nam TP Thanh Hóa, cần nghiên cứu mở các tuyến đường vệ tinh thuận lợi tiếp cận với các trục chính, tránh ùn tác giao thông... Quy hoạch hệ thống bến xe phải phù hợp với sự phát triển của TP Thanh Hóa.


Nguồn "Báo Thanh Hóa điện tử"