Thành phố Thanh Hóa: Hướng đến đô thị tiêu biểu trong cả nước

Ngày 02/02/2017 15:09:13

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 nêu rõ, việc phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội đi đôi với xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc và thân thiện môi trường; phấn đấu đưa TP. Thanh Hóa trở thành một trong các thành phố lớn tiêu biểu trong cả nước, có sức hấp dẫn, lan tỏa mạnh nhiều mặt ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và trở thành đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vào năm 2020.

 Đô thị lớn, trung tâm vùng 

Mùa xuân năm 1804, vua Gia Long chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hoa từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, nay là xã Thiệu Dương thuộc TP. Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn), gọi là Hạc Thành.

 

Trấn thành Thanh Hoa bắt đầu được xây dựng theo hình lục lăng, có chu vi 630 trượng (gần 2,6 km), cao 1 trượng (40 m), có hào bao quanh mặt ngoài với 4 cửa gồm Cửa Tiền phía Nam, cửa Hậu phía Bắc, cửa Tả phía Đông Nam và cửa Hữu phía Tây Nam.

 

Kể từ mùa xuân ấy, hơn 212 năm qua, đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa được hình thành và từng bước mở rộng qua các thời kỳ.

 

 


Diện mạo TP. Thanh Hóa ngày nay.

 

 

 

 

 

Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên trấn Thanh Hoa thành Thanh Hóa. Đến tháng 7/1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao gồm 7 làng là Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn), Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn).

 

Cuối tháng 5/1929, người Pháp quyết định thành lập TP. Thanh Hóa, là thành phố cấp 3. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám thành công (1945), chuyển thành thị xã Thanh Hóa.

 

Trong suốt hành trình mở rộng, lần lượt các năm 1991 và 1993, thị xã Thanh Hóa được xếp vào đô thị loại 4 và loại 3...

 

 


 

 

Tháng 2/2012, TP. Thanh Hóa được mở rộng thêm 19 xã, thị trấn, bao gồm: 22,53 km² và 28.127 người của huyện Hoằng Hoá (gồm các xã Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại và thị trấn Tào Xuyên); 24.000 km² và 31.761 người của huyện Đông Sơn (gồm các xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi); 14,97 km² và 26.098 người của huyện Thiệu Hoá (gồm các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân); 27,36 km² và 37.308 người của huyện Quảng Xương (gồm các xã Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát). Cũng trong thời gian này, thị trấn Tào Xuyên được chuyển thành phường Tào Xuyên; thị trấn Nhồi chuyển thành phường An Hoạch.

 

Gần đây nhất, tháng 8/2013, theo Nghị quyết số 99/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập các phường Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc TP. Thanh Hóa trên cơ sở nguyên trạng 06 xã. Sau khi mở rộng, đến nay, TP. Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 146,77 km² với 20 phường và 17 xã, dân số 393.294 người, trở thành một trong những đô thị lớn nhất của khu vực phía Bắc về dân số.

 

Đặc biệt, theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, TP. Thanh Hóa được xác định là một trong 12 đô thị trung tâm vùng của cả nước. Như vậy, Thanh Hóa được xây dựng để trở thành trung tâm kinh tế vùng, trở thành một tỉnh kiểu mẫu;... trong đó, vai trò và sự đóng góp của TP. Thanh Hóa được xác định như một “đầu tàu” thúc đẩy. Đây còn là một trong những trung tâm khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, thương mại - du lịch của vùng, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.

 

Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

 

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra ba chương trình trọng tâm là phát triển dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ du lịch; phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ và mở rộng không gian Thành phố theo quy hoạch; tiếp tục thực hiện chương trình “Xây dựng đô thị văn minh - công dân thân thiện”. Hai bước đột phá trong nhiệm kỳ là cải cách thủ tục hành chính và phát triển hạ tầng đô thị.

 

Thành phố cũng đặt ra chỉ tiêu phát triển kinh tế có tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm thời kỳ 2015 - 2020 đạt 16 - 17%/năm, trong đó nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 17,3%; dịch vụ tăng 16,6%. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm trong thời kỳ này đạt 14 -15%, trong đó nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,3%, dịch vụ tăng 15,1%...

 

Để cụ thể hóa các mục tiêu trên, Đảng bộ TP. Thanh Hóa cũng đề ra 11 nhiệm vụ chiến lược, thực hiện xuyên suốt trong nhiệm kỳ. Trong đó, có một số nhiệm vụ có tính quyết định thúc đẩy phát triển và định hình cơ cấu các thành phần kinh tế.

 

Đó là tăng cường quản lý và phát triển đô thị, quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, triển khai điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại kết nối với thị xã Sầm Sơn và huyện Đông Sơn; tập trung xây dựng khu đô thị mới trung tâm Thành phố đồng bộ, hình thành khu đô thị kiểu mẫu, tạo bộ mặt mới cho Thành phố.

 

Đẩy mạnh phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, thúc đẩy phát triển du lịch gắn với chiến lược phát triển du lịch của tỉnh; thu hút đầu tư các loại hình dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu đến năm 2020, Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch khu vực Nam Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi mô hình tăng trưởng công nghiệp; phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, chế biến, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng; xây dựng các khu công nghiệp để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

 

Thành phố còn chú trọng phát triển khu công nghiệp phía Tây Nam thành phố, khu công nghiệp Nam đường Voi đi Sầm Sơn; phấn đấu thu hút được ít nhất một tập đoàn công nghiệp có công nghệ sản xuất hiện đại của Nhật hoặc Mỹ, Israel vào Thành phố. Bên cạnh đó còn phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn, tăng cường sản phẩm xuất khẩu, kết hợp xây dựng nông thôn mới với từng bước đô thị hóa các xã ngoại thành.

 

Đối với việc phát triển doanh nghiệp, Thành phố đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực trình độ và phẩm chất, uy tín cao. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội Thành phố với phương châm “Doanh nghiệp vì Thành phố, Thành phố vì doanh nghiệp”...

 

TP. Thanh Hóa sẽ huy động khai thác mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư, chủ động rà soát các cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thành phố; tăng cường công tác xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị...

 

Trong thời gian tới, trước yêu cầu của sự phát triển tỉnh Thanh Hóa, hệ thống giao thông sẽ được kết nối đồng bộ, các đô thị vệ tinh cũng được phát triển lên tầm cao mới. Tất cả các yếu tố này, cộng thêm việc Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại sẽ tạo cú huých lớn cho địa phương.

 

Vào Xuân 2017, Đảng bộ và Nhân dân TP. Thanh Hóa đang nỗ lực quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết đã đề ra, xây dựng Thành phố ngày càng hiện đại, văn minh, trở thành đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới vào năm 2020 để xứng tầm với vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh và khu vực.

 

 

 

 

 

 

 
                                                                                                            Đào Trọng Quy 
(Tỉnh ủy viên, Phó bí thư Thành ủy, 
Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa
)

Thành phố Thanh Hóa: Hướng đến đô thị tiêu biểu trong cả nước

Đăng lúc: 02/02/2017 15:09:13 (GMT+7)

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 nêu rõ, việc phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội đi đôi với xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc và thân thiện môi trường; phấn đấu đưa TP. Thanh Hóa trở thành một trong các thành phố lớn tiêu biểu trong cả nước, có sức hấp dẫn, lan tỏa mạnh nhiều mặt ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và trở thành đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vào năm 2020.

 Đô thị lớn, trung tâm vùng 

Mùa xuân năm 1804, vua Gia Long chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hoa từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, nay là xã Thiệu Dương thuộc TP. Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn), gọi là Hạc Thành.

 

Trấn thành Thanh Hoa bắt đầu được xây dựng theo hình lục lăng, có chu vi 630 trượng (gần 2,6 km), cao 1 trượng (40 m), có hào bao quanh mặt ngoài với 4 cửa gồm Cửa Tiền phía Nam, cửa Hậu phía Bắc, cửa Tả phía Đông Nam và cửa Hữu phía Tây Nam.

 

Kể từ mùa xuân ấy, hơn 212 năm qua, đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa được hình thành và từng bước mở rộng qua các thời kỳ.

 

 


Diện mạo TP. Thanh Hóa ngày nay.

 

 

 

 

 

Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên trấn Thanh Hoa thành Thanh Hóa. Đến tháng 7/1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao gồm 7 làng là Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn), Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn).

 

Cuối tháng 5/1929, người Pháp quyết định thành lập TP. Thanh Hóa, là thành phố cấp 3. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám thành công (1945), chuyển thành thị xã Thanh Hóa.

 

Trong suốt hành trình mở rộng, lần lượt các năm 1991 và 1993, thị xã Thanh Hóa được xếp vào đô thị loại 4 và loại 3...

 

 


 

 

Tháng 2/2012, TP. Thanh Hóa được mở rộng thêm 19 xã, thị trấn, bao gồm: 22,53 km² và 28.127 người của huyện Hoằng Hoá (gồm các xã Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại và thị trấn Tào Xuyên); 24.000 km² và 31.761 người của huyện Đông Sơn (gồm các xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi); 14,97 km² và 26.098 người của huyện Thiệu Hoá (gồm các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân); 27,36 km² và 37.308 người của huyện Quảng Xương (gồm các xã Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát). Cũng trong thời gian này, thị trấn Tào Xuyên được chuyển thành phường Tào Xuyên; thị trấn Nhồi chuyển thành phường An Hoạch.

 

Gần đây nhất, tháng 8/2013, theo Nghị quyết số 99/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập các phường Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc TP. Thanh Hóa trên cơ sở nguyên trạng 06 xã. Sau khi mở rộng, đến nay, TP. Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 146,77 km² với 20 phường và 17 xã, dân số 393.294 người, trở thành một trong những đô thị lớn nhất của khu vực phía Bắc về dân số.

 

Đặc biệt, theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, TP. Thanh Hóa được xác định là một trong 12 đô thị trung tâm vùng của cả nước. Như vậy, Thanh Hóa được xây dựng để trở thành trung tâm kinh tế vùng, trở thành một tỉnh kiểu mẫu;... trong đó, vai trò và sự đóng góp của TP. Thanh Hóa được xác định như một “đầu tàu” thúc đẩy. Đây còn là một trong những trung tâm khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, thương mại - du lịch của vùng, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.

 

Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

 

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra ba chương trình trọng tâm là phát triển dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ du lịch; phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ và mở rộng không gian Thành phố theo quy hoạch; tiếp tục thực hiện chương trình “Xây dựng đô thị văn minh - công dân thân thiện”. Hai bước đột phá trong nhiệm kỳ là cải cách thủ tục hành chính và phát triển hạ tầng đô thị.

 

Thành phố cũng đặt ra chỉ tiêu phát triển kinh tế có tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm thời kỳ 2015 - 2020 đạt 16 - 17%/năm, trong đó nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 17,3%; dịch vụ tăng 16,6%. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm trong thời kỳ này đạt 14 -15%, trong đó nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,3%, dịch vụ tăng 15,1%...

 

Để cụ thể hóa các mục tiêu trên, Đảng bộ TP. Thanh Hóa cũng đề ra 11 nhiệm vụ chiến lược, thực hiện xuyên suốt trong nhiệm kỳ. Trong đó, có một số nhiệm vụ có tính quyết định thúc đẩy phát triển và định hình cơ cấu các thành phần kinh tế.

 

Đó là tăng cường quản lý và phát triển đô thị, quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, triển khai điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại kết nối với thị xã Sầm Sơn và huyện Đông Sơn; tập trung xây dựng khu đô thị mới trung tâm Thành phố đồng bộ, hình thành khu đô thị kiểu mẫu, tạo bộ mặt mới cho Thành phố.

 

Đẩy mạnh phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, thúc đẩy phát triển du lịch gắn với chiến lược phát triển du lịch của tỉnh; thu hút đầu tư các loại hình dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu đến năm 2020, Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch khu vực Nam Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi mô hình tăng trưởng công nghiệp; phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, chế biến, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng; xây dựng các khu công nghiệp để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

 

Thành phố còn chú trọng phát triển khu công nghiệp phía Tây Nam thành phố, khu công nghiệp Nam đường Voi đi Sầm Sơn; phấn đấu thu hút được ít nhất một tập đoàn công nghiệp có công nghệ sản xuất hiện đại của Nhật hoặc Mỹ, Israel vào Thành phố. Bên cạnh đó còn phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn, tăng cường sản phẩm xuất khẩu, kết hợp xây dựng nông thôn mới với từng bước đô thị hóa các xã ngoại thành.

 

Đối với việc phát triển doanh nghiệp, Thành phố đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực trình độ và phẩm chất, uy tín cao. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội Thành phố với phương châm “Doanh nghiệp vì Thành phố, Thành phố vì doanh nghiệp”...

 

TP. Thanh Hóa sẽ huy động khai thác mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư, chủ động rà soát các cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thành phố; tăng cường công tác xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị...

 

Trong thời gian tới, trước yêu cầu của sự phát triển tỉnh Thanh Hóa, hệ thống giao thông sẽ được kết nối đồng bộ, các đô thị vệ tinh cũng được phát triển lên tầm cao mới. Tất cả các yếu tố này, cộng thêm việc Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại sẽ tạo cú huých lớn cho địa phương.

 

Vào Xuân 2017, Đảng bộ và Nhân dân TP. Thanh Hóa đang nỗ lực quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết đã đề ra, xây dựng Thành phố ngày càng hiện đại, văn minh, trở thành đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới vào năm 2020 để xứng tầm với vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh và khu vực.

 

 

 

 

 

 

 
                                                                                                            Đào Trọng Quy 
(Tỉnh ủy viên, Phó bí thư Thành ủy, 
Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa
)