Thị trường sau Tết Nguyên đán Quý Mão - Hàng hóa phong phú, giá bán ổn định
Những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thị trường hàng hóa cơ bản ổn định cả nguồn cung và giá bán, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của Nhân dân.
Thời điểm nghỉ Tết đồng loạt, thị trường trên toàn tỉnh nói chung và thành phố Thanh Hóa nói riêng nhanh chóng trở nên sôi động. Tuy nhiên do đã lường trước sức mua, chủ động dự trữ nên thị trường hàng hóa dồi dào từ bánh kẹo, thực phẩm, hoa, cây cảnh chơi Tết, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Giá hàng hóa tiếp tục tăng song vẫn nằm trong biên độ cho phép từ 10-30%, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại được kiểm soát.
Sau Tết, người bán hàng đã hoạt động trở lại như bình thường bởi người tiêu dùng dần thay đổi thói quen dự trữ thức ăn, tuy nhiên các mặt hàng chủ yếu là phục vụ nhu cầu mua sắm hoa quả, lễ vật đi lễ chùa và thăm thân. Giá các mặt hàng này tương đương so với thời điểm sát Tết bởi nguồn cung chưa nhiều. Giá các mặt hàng thực phẩm giữ ổn định, trong đó, thịt bò loại I có giá 260-290 nghìn đồng/kg, thịt lợn 150-170 nghìn đồng/kg tùy từng loại; cá trắm trắng giá 70-85 nghìn đồng/kg; cá trắm đen, cá quả từ 100-150 nghìn đồng/kg... Rau xanh tăng giá nhẹ bởi nhu cầu tiêu dùng tăng cao cũng như thời tiết mưa rét, sương muối nên nguồn cung giảm. Su hào, súp lơ có giá từ 12 đến 20 nghìn đồng/cây; sung, khế, sả có giá cao từ 40-50 nghìn đồng/kg; cà chua 25-30 nghìn đồng/kg; nấm tươi 15-17 nghìn đồng/lạng...
Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí đều mở cửa đón khách từ mồng 2 Tết với nhiều món đặc sản các vùng miền phục vụ bữa cơm sum họp gia đình trong ngày đầu xuân. Đồng thời trang trí và mở thêm các điểm bán hàng, tổ chức các chương trình khuyến mại, kéo dài thời gian bán hàng, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm, ăn nghỉ, vui chơi của Nhân dân. Giá bán các mặt hàng tại siêu thị ổn định so với thời điểm trước Tết âm lịch do hệ thống các siêu thị đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung dồi dào và không có quan niệm “bán hàng tùy khách” như ở chợ truyền thống.
Để giữ được thị trường ổn định, hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và đảm bảo cho hàng hóa lưu thông thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán, từ trước Tết các ngành chức năng đã quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, đồng thời có phương án định hướng tiêu dùng, kiểm soát chặt chẽ thị trường đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống và qua chế biến để kiềm chế sự tăng giá cũng như hạn chế tối đa sản phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, lực lượng Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng, chống buôn lậu. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, ngăn chặn các hoạt động cờ bạc trá hình, trộm cắp diễn ra trong dịp Tết và lễ hội đầu Xuân.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hoá tăng cường quản lý trật tự xây dựng, TTĐT, ATGT và VSMT
25/12/2024 00:00:00 -
Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thanh Hoá cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
24/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng
05/12/2024 00:00:00
Thị trường sau Tết Nguyên đán Quý Mão - Hàng hóa phong phú, giá bán ổn định
Những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thị trường hàng hóa cơ bản ổn định cả nguồn cung và giá bán, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của Nhân dân.
Thời điểm nghỉ Tết đồng loạt, thị trường trên toàn tỉnh nói chung và thành phố Thanh Hóa nói riêng nhanh chóng trở nên sôi động. Tuy nhiên do đã lường trước sức mua, chủ động dự trữ nên thị trường hàng hóa dồi dào từ bánh kẹo, thực phẩm, hoa, cây cảnh chơi Tết, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Giá hàng hóa tiếp tục tăng song vẫn nằm trong biên độ cho phép từ 10-30%, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại được kiểm soát.
Sau Tết, người bán hàng đã hoạt động trở lại như bình thường bởi người tiêu dùng dần thay đổi thói quen dự trữ thức ăn, tuy nhiên các mặt hàng chủ yếu là phục vụ nhu cầu mua sắm hoa quả, lễ vật đi lễ chùa và thăm thân. Giá các mặt hàng này tương đương so với thời điểm sát Tết bởi nguồn cung chưa nhiều. Giá các mặt hàng thực phẩm giữ ổn định, trong đó, thịt bò loại I có giá 260-290 nghìn đồng/kg, thịt lợn 150-170 nghìn đồng/kg tùy từng loại; cá trắm trắng giá 70-85 nghìn đồng/kg; cá trắm đen, cá quả từ 100-150 nghìn đồng/kg... Rau xanh tăng giá nhẹ bởi nhu cầu tiêu dùng tăng cao cũng như thời tiết mưa rét, sương muối nên nguồn cung giảm. Su hào, súp lơ có giá từ 12 đến 20 nghìn đồng/cây; sung, khế, sả có giá cao từ 40-50 nghìn đồng/kg; cà chua 25-30 nghìn đồng/kg; nấm tươi 15-17 nghìn đồng/lạng...
Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí đều mở cửa đón khách từ mồng 2 Tết với nhiều món đặc sản các vùng miền phục vụ bữa cơm sum họp gia đình trong ngày đầu xuân. Đồng thời trang trí và mở thêm các điểm bán hàng, tổ chức các chương trình khuyến mại, kéo dài thời gian bán hàng, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm, ăn nghỉ, vui chơi của Nhân dân. Giá bán các mặt hàng tại siêu thị ổn định so với thời điểm trước Tết âm lịch do hệ thống các siêu thị đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung dồi dào và không có quan niệm “bán hàng tùy khách” như ở chợ truyền thống.
Để giữ được thị trường ổn định, hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và đảm bảo cho hàng hóa lưu thông thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán, từ trước Tết các ngành chức năng đã quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, đồng thời có phương án định hướng tiêu dùng, kiểm soát chặt chẽ thị trường đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống và qua chế biến để kiềm chế sự tăng giá cũng như hạn chế tối đa sản phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, lực lượng Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng, chống buôn lậu. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, ngăn chặn các hoạt động cờ bạc trá hình, trộm cắp diễn ra trong dịp Tết và lễ hội đầu Xuân.
Thu Hiền