THƯ NGỎ: Về việc chấp hành pháp luật khi giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Chi cục Thuế khu vực TP. Thanh Hóa – Đông Sơn xin gửi lời chào trân trọng và cám ơn sự hợp tác của quý doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chính sách pháp luật nói chung, pháp luật về thuế nói riêng.
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã quy định rõ:
“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”.
2. Trường hợp người bán có sử dụng máy tính tiền thì người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.”
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, thực tế trên địa bàn vẫn còn trường hợp bán hàng không xuất hóa đơn; xuất hóa đơn chưa kịp thời, không ghi đầy đủ hoặc ghi không chính xác các thông tin người mua, mã số thuế, hàng hóa, dịch vụ… Đây là các hành vi vi phạm pháp luật, ngoài việc gây thất thu cho ngân sách nhà nước bị xử phạt theo quy định, còn tiểm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến giải quyết yêu cầu pháp lý trong quá trình sử dụng tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
Để góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tiến bộ, thượng tôn pháp luật, bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa khuyến nghị đến các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh như sau:
* Đối với người bán hàng: Chủ động đăng ký, sử dụng, hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định và hướng dẫn của ngành Thuế. Niêm yết giá bán hàng rõ ràng; khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần đều phải lập hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo đúng thực tế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán.
Nếu bán hàng không xuất hóa đơn, xuất hóa đơn không đúng giá bán thực tế, hóa đơn không ghi đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định, không khai thuế hoặc kê khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác theo các quy định Luật Quản lý thuế thì cơ quan thuế có thể thực hiện ấn định thuế, tùy mức độ khai sai, khai thiếu, trốn thuế…; đồng thời sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính thuế. Trường hợp có dấu hiệu hình sự, cơ quan thuế sẽ phối hợp với cơ quan công an tiến hành điều tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.
* Đối với người mua hàng: Yêu cầu người bán lập hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trong giao dịch thương mại như bảo hành sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, tranh chấp, khiếu kiện về chất lượng hàng hóa, dịch vụ… và tham dự chương trình Hóa đơn may mắn do ngành Thuế đang tổ chức theo định kỳ.
Trường hợp người bán không xuất hóa đơn, xuất hóa đơn không đúng, người mua có thể liên hệ với cơ quan thuế các cấp (số điện thoại công khai trên website https://thanhhoa.gdt.gov.vn) để phản ánh và được hướng dẫn, giải quyết.
Mua hàng lấy hóa đơn là quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Vì một nền kinh tế số tiến bộ và thượng tôn pháp luật, đề nghị các tổ chức, cá nhân tạo thói quen văn minh sử dụng hóa đơn, kê khai và nộp thuế đầy đủ khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các tổ chức, cá nhân!
BBT
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hoá tăng cường quản lý trật tự xây dựng, TTĐT, ATGT và VSMT
25/12/2024 00:00:00 -
Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thanh Hoá cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
24/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng
05/12/2024 00:00:00
THƯ NGỎ: Về việc chấp hành pháp luật khi giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Chi cục Thuế khu vực TP. Thanh Hóa – Đông Sơn xin gửi lời chào trân trọng và cám ơn sự hợp tác của quý doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chính sách pháp luật nói chung, pháp luật về thuế nói riêng.
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã quy định rõ:
“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”.
2. Trường hợp người bán có sử dụng máy tính tiền thì người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.”
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, thực tế trên địa bàn vẫn còn trường hợp bán hàng không xuất hóa đơn; xuất hóa đơn chưa kịp thời, không ghi đầy đủ hoặc ghi không chính xác các thông tin người mua, mã số thuế, hàng hóa, dịch vụ… Đây là các hành vi vi phạm pháp luật, ngoài việc gây thất thu cho ngân sách nhà nước bị xử phạt theo quy định, còn tiểm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến giải quyết yêu cầu pháp lý trong quá trình sử dụng tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
Để góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tiến bộ, thượng tôn pháp luật, bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa khuyến nghị đến các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh như sau:
* Đối với người bán hàng: Chủ động đăng ký, sử dụng, hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định và hướng dẫn của ngành Thuế. Niêm yết giá bán hàng rõ ràng; khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần đều phải lập hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo đúng thực tế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán.
Nếu bán hàng không xuất hóa đơn, xuất hóa đơn không đúng giá bán thực tế, hóa đơn không ghi đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định, không khai thuế hoặc kê khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác theo các quy định Luật Quản lý thuế thì cơ quan thuế có thể thực hiện ấn định thuế, tùy mức độ khai sai, khai thiếu, trốn thuế…; đồng thời sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính thuế. Trường hợp có dấu hiệu hình sự, cơ quan thuế sẽ phối hợp với cơ quan công an tiến hành điều tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.
* Đối với người mua hàng: Yêu cầu người bán lập hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trong giao dịch thương mại như bảo hành sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, tranh chấp, khiếu kiện về chất lượng hàng hóa, dịch vụ… và tham dự chương trình Hóa đơn may mắn do ngành Thuế đang tổ chức theo định kỳ.
Trường hợp người bán không xuất hóa đơn, xuất hóa đơn không đúng, người mua có thể liên hệ với cơ quan thuế các cấp (số điện thoại công khai trên website https://thanhhoa.gdt.gov.vn) để phản ánh và được hướng dẫn, giải quyết.
Mua hàng lấy hóa đơn là quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Vì một nền kinh tế số tiến bộ và thượng tôn pháp luật, đề nghị các tổ chức, cá nhân tạo thói quen văn minh sử dụng hóa đơn, kê khai và nộp thuế đầy đủ khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các tổ chức, cá nhân!
BBT