TP Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Tuyên truyền luật Đất Đai năm 2013 và các Văn Bản Hướng Dẫn Thi Hành
Sáng ngày 08/8/2014, tại Hội Trường lớn TP, UBND Thành phố Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tuyên truyền Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn Thi hành.
Sau lời khai mạc của đồng chí Đào Trọng Quy, chủ tịch UBND thành phố, Hội nghị đã nghe đồng chí Bùi Ngọc Tuân, Cục trưởng Cục Kinh tế Đất đai (Bộ Tài Nguyên & Môi trường) truyền đạt những nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP giá đất; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về Thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Đ/c Đào Trọng Quy, Tỉnh ủy viên, Phó Bí Thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP phát biểu trong buổi khai mạc
Ngày 29/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, đã thông qua Luật đất đai sửa đổi năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, Luật đất đai sửa đổi năm 2013 có 14 chương, 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều so với Luật Đất đai năm 2013.
Theo đồng chí Bùi Ngọc Tuân, Cục Trưởng Cục Kinh Tế Đất đai (Bộ Tài Nguyên & Môi trường) thì có thể khái quát những nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013 để tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân hiểu biết để thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2013, đưa Luật đi vào cuộc sống.
Luật Đất đi năm 2013 đã quy định một cách cụ thể hơn về quyền và trách nhiệm của Nhà nước, những bảo đảm của Nhà nước đối với những người sử dụng đất; Các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với từng đối tượng, từng hình thức sử dụng đất và điều kiện để hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai đối với khu vực nông nghiệp nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường thông qua các quy định về thời hạn giao đất là 50 năm, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trồng lúa, đất có rừng. Quan tâm đến vấn đề chất lượng đất, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của từng cấp hành chính, đồng thời góp phần khai thác tài nguyên đất đai.
Luật đã quy định rõ mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của địa phương; quy định đầy đủ, rõ ràng về căn cứ và nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp đặc biệt là quy định cụ thể nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng, tăng cường hơn việc vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, tiến tới xóa bỏ bao cấp trong quản lý sử dụng đất đai...
Tăng cường hơn việc công khai, minh bạch và dân chủ trong quản lý, sử dụng đất, thông qua các quy định cụ thể về những trường hợp thật cần thiết Nhà nước phải thu hồi đất; quy định đăng ký đất đai là bắt buộc và việc đăng ký đất đai trên mạng điện tử, quy định khung pháp lý về thông tin đất đai, việc tham gia của người dân, trách nhiệm giải trình của Nhà nước trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đào tạo, chuyển đồi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, việc giám sát đối với công tác quản lý, sử dụng đất của các cơ quan dân cử, của công dân và hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất trên phạm vi cả nước và các địa phương.
Quan tâm hơn đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhóm người dễ bị tổn thương như: Phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Luật hóa và quy định cụ thể trong luật nhiều nội dung, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất như: Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất./.
Tin, ảnh: Bích Trâm
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa phấn đấu thực hiện 43 chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2025
10/01/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hoá tăng cường quản lý trật tự xây dựng, TTĐT, ATGT và VSMT
25/12/2024 00:00:00 -
Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thanh Hoá cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
24/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00
TP Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Tuyên truyền luật Đất Đai năm 2013 và các Văn Bản Hướng Dẫn Thi Hành
Sáng ngày 08/8/2014, tại Hội Trường lớn TP, UBND Thành phố Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tuyên truyền Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn Thi hành.
Sau lời khai mạc của đồng chí Đào Trọng Quy, chủ tịch UBND thành phố, Hội nghị đã nghe đồng chí Bùi Ngọc Tuân, Cục trưởng Cục Kinh tế Đất đai (Bộ Tài Nguyên & Môi trường) truyền đạt những nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP giá đất; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về Thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Đ/c Đào Trọng Quy, Tỉnh ủy viên, Phó Bí Thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP phát biểu trong buổi khai mạc
Ngày 29/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, đã thông qua Luật đất đai sửa đổi năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, Luật đất đai sửa đổi năm 2013 có 14 chương, 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều so với Luật Đất đai năm 2013.
Theo đồng chí Bùi Ngọc Tuân, Cục Trưởng Cục Kinh Tế Đất đai (Bộ Tài Nguyên & Môi trường) thì có thể khái quát những nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013 để tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân hiểu biết để thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2013, đưa Luật đi vào cuộc sống.
Luật Đất đi năm 2013 đã quy định một cách cụ thể hơn về quyền và trách nhiệm của Nhà nước, những bảo đảm của Nhà nước đối với những người sử dụng đất; Các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với từng đối tượng, từng hình thức sử dụng đất và điều kiện để hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai đối với khu vực nông nghiệp nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường thông qua các quy định về thời hạn giao đất là 50 năm, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trồng lúa, đất có rừng. Quan tâm đến vấn đề chất lượng đất, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của từng cấp hành chính, đồng thời góp phần khai thác tài nguyên đất đai.
Luật đã quy định rõ mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của địa phương; quy định đầy đủ, rõ ràng về căn cứ và nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp đặc biệt là quy định cụ thể nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng, tăng cường hơn việc vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, tiến tới xóa bỏ bao cấp trong quản lý sử dụng đất đai...
Tăng cường hơn việc công khai, minh bạch và dân chủ trong quản lý, sử dụng đất, thông qua các quy định cụ thể về những trường hợp thật cần thiết Nhà nước phải thu hồi đất; quy định đăng ký đất đai là bắt buộc và việc đăng ký đất đai trên mạng điện tử, quy định khung pháp lý về thông tin đất đai, việc tham gia của người dân, trách nhiệm giải trình của Nhà nước trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đào tạo, chuyển đồi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, việc giám sát đối với công tác quản lý, sử dụng đất của các cơ quan dân cử, của công dân và hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất trên phạm vi cả nước và các địa phương.
Quan tâm hơn đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhóm người dễ bị tổn thương như: Phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Luật hóa và quy định cụ thể trong luật nhiều nội dung, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất như: Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất./.
Tin, ảnh: Bích Trâm