Công an phường Đông Tân tuyên truyền thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tội phạm sử dụng công nghệ cao
Thời gian qua tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn rất tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, trên cơ sở tài liệu của ngành, Công an phường Đông Tân đã tuyên truyền 20 thủ đoạn thường sử dụng của tội phạm công nghệ cao trên các phương tiện thông tin đại chúng như: hệ thống loa truyền thanh phường, trên zalo nhóm từng phố, trên Facebook, đặc biệt là trực tiếp tuyên truyền tại các cuộc họp Chi bộ, sinh hoạt phố theo chuyên đề.
20 nội dung tuyên truyền gồm:
1. Giả danh cơ quan thực thi pháp luật: Sử dụng các đầu số lạ như: 0840, 0882 ... tự xưng là cán bộ VKS, Công an thông báo vi phạm yêu cầu nạn nhân gửi tiền vào số tài khoản chúng cung cấp.
2. Bẫy tình trên mạng xã hội: Giả làm quân nhân, doanh nhân nước ngoài muốn gửi quà có giá trị về Việt Nam, sau đó giả làm hải quan yêu cầu đóng phí cho chúng để nhận quà.
3. Thủ đoạn chuyển tiền làm từ thiện: Giả làm người nước ngoài muốn gửi tiền về Việt Nam làm từ thiện, bạn được hưởng 30% – 40%. Sau đó giả làm hải quan bắt nạn nhân đóng phí cho chúng.
4. Lừa đảo mua bán hàng trực tuyến: Gửi link thanh toán trực tuyền giả mạo để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng; yêu cầu chuyển cọc trước sau đó chiếm đoạt tiền cọc.
5. Giả nhân viên ngân hàng nâng cấp APP: Chủ động gọi điện cho nạn nhân, tự xưng là nhân viên ngân hàng hướng dẫn nâng cấp phần mềm để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
6. Lừa đảo qua hình thức trúng thưởng: Giả danh ngân viên ngân hàng, Công ty tài chính gọi điện thông báo trúng thưởng (xe SH, sổ tiết kiệm), yêu cầu đóng phí, sau đó chiếm đoạt.
7. Hack Facebook lừa đảo mượn tiền: Chiếm quyền tài khoản Facebook sau đó nhắn tin cho bạn bè hỏi mượn tiền. Số tài khoản cung cấp luôn là số tài khoản không chính chủ.
8. Lừa đảo tìm người làm việc tại nhà: Đăng có công việc như lắp ráp bút bi, xâu vòng ... muốn nhận sản phẩm về làm phải đặt cọc, sau khi nhận tiền cọc của nạn nhân thì biến mất.
9. Mạo danh công ty tài chính lừa vay: Chủ động liên hệ nạn nhân hứa hẹn cung cấp các khoản vay lãi xuất thấp, thủ tục đơn giản. Yêu cầu đóng phí vay, hoặc đặt tiền cọc làm hồ sơ chờ giải ngân sẽ trả lại, sau đó biến mất với số tiền cọc.
10. Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội: Thông báo bạn nợ tiền hoặc trục lơi quỹ bảo hiểm xã hội. Yêu cầu đóng phí không sẽ báo công an, nếu lo sợ đóng tiền thì sẽ mất số tiền trên.
11. Giả vờ chuyển tiền nhầm để ép vay: Vờ chuyển tiền nhầm và yêu cầu nạn nhân trả vào tài khoản khác, sau một thời gian chủ tài khoản quya lại yêu cầu đóng lãi, nếu không sẽ kiện ra tòa và quấy rối.
12. Lừa nâng cấp sim 4G để chiếm đoạt tài sản: Giả nhân viên nhà mạng hướng dẫn nâng cấp sim, nếu làm theo sẽ mất quyền sở hữu số điện thoại và các tài khoản gắn với số điện thoại đó.
13. Lập sàn giao dịch tiền ảo để chiếm đoạt tài sản: Quảng cáo hấp dẫn về lợi nhuận để thu hút người chơi, khi người chơi nạp số tiền lớn vào sàn thì sàn sập, không rút được tiền.
14. Lừa đảo cho số đánh đề: Để nhận được số thì người chơi phải đóng phí, nếu không trúng thì mất phí, còn nếu trúng phải chia hoa hồng cho các đối tượng.
15. Làm nhiệm vụ qua ứng dụng lạ: Yêu cầu đóng tiền làm nhiệm vụ, 1 -2 lần đầu sẽ được hoàn tiền. Đến nhiệm vụ có số tiền lớn hơn thì sẽ lỗi, đóng tiền tiếp/ không đóng sẽ không nhận được tiền.
16. Tuyển cộng tác viên làm việc tại nhà: Giật đơn hàng Shopee, TIKI... chốt đơn hàng ảo nhận hoa hồng, chỉ nhận được 1-2 lần đầu, đến đớn hàng lớn hơn sẽ lỗi, không nhận được tiền.
17. Giả danh cán bộ viễn thông, cục văn thư: Thông báo nạn nhân nợ cước hoặc tín dụng sau đó chuyển sang bên tự xưng là công an yêu cầu nạn nhân đóng tiền cho chúng để phục vụ điều tra.
18. Giả danh cán bộ xử phạt giao thông: Thông báo bị hại có biên lai nộp phạt sắp hết hạn, bị hại liên quan đường dây ma túy, yêu cầu cung cấp thông tin ngân hàng sau đó chiếm đoạt tiền.
19. Giả danh lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành: Lập các tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo ... ) sử dụng hình ảnh, uy tín của lãnh đạo nhắn tin cấp dưới để mượn tiền.
20. Gọi điện quấy rối, khủng bố đòi nợ: Các đối tượng tự xung nhân viên công ty tài chính nhắn tin, gọi điện khủng bố, đòi nợ người vay và bạn bè, người thân của người vay.
Đại úy Phạm Văn Bình – Phó trưởng Công an phường Đông Tân tuyên truyền trực tiếp tại cuộc họp Chi bộ tháng 5 phố Tân Cộng.
Với các nội dung của Công an phường Đông Tân, mong rằng người dân hãy nâng cao cảnh giác, chủ động phát hiện các đối tượng có hoạt động vi phạm pháp luật trên thì phán ánh đến Công an phường Đông Tân để kịp thời ngăn chặn, xử lý loại tội phạm trên. Các thông tin phản ánh qua số điện thoại: Trực ban Công an phường: số điện thoại 02373.510.889 hoặc Đồng chí Phạm Văn Bình, Phó Trưởng Công an phường: số điện thoại 0947228883.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới
07/01/2025 00:00:00 -
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở năm 2024
26/12/2024 00:00:00 -
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
18/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00
Công an phường Đông Tân tuyên truyền thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tội phạm sử dụng công nghệ cao
Thời gian qua tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn rất tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, trên cơ sở tài liệu của ngành, Công an phường Đông Tân đã tuyên truyền 20 thủ đoạn thường sử dụng của tội phạm công nghệ cao trên các phương tiện thông tin đại chúng như: hệ thống loa truyền thanh phường, trên zalo nhóm từng phố, trên Facebook, đặc biệt là trực tiếp tuyên truyền tại các cuộc họp Chi bộ, sinh hoạt phố theo chuyên đề.
20 nội dung tuyên truyền gồm:
1. Giả danh cơ quan thực thi pháp luật: Sử dụng các đầu số lạ như: 0840, 0882 ... tự xưng là cán bộ VKS, Công an thông báo vi phạm yêu cầu nạn nhân gửi tiền vào số tài khoản chúng cung cấp.
2. Bẫy tình trên mạng xã hội: Giả làm quân nhân, doanh nhân nước ngoài muốn gửi quà có giá trị về Việt Nam, sau đó giả làm hải quan yêu cầu đóng phí cho chúng để nhận quà.
3. Thủ đoạn chuyển tiền làm từ thiện: Giả làm người nước ngoài muốn gửi tiền về Việt Nam làm từ thiện, bạn được hưởng 30% – 40%. Sau đó giả làm hải quan bắt nạn nhân đóng phí cho chúng.
4. Lừa đảo mua bán hàng trực tuyến: Gửi link thanh toán trực tuyền giả mạo để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng; yêu cầu chuyển cọc trước sau đó chiếm đoạt tiền cọc.
5. Giả nhân viên ngân hàng nâng cấp APP: Chủ động gọi điện cho nạn nhân, tự xưng là nhân viên ngân hàng hướng dẫn nâng cấp phần mềm để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
6. Lừa đảo qua hình thức trúng thưởng: Giả danh ngân viên ngân hàng, Công ty tài chính gọi điện thông báo trúng thưởng (xe SH, sổ tiết kiệm), yêu cầu đóng phí, sau đó chiếm đoạt.
7. Hack Facebook lừa đảo mượn tiền: Chiếm quyền tài khoản Facebook sau đó nhắn tin cho bạn bè hỏi mượn tiền. Số tài khoản cung cấp luôn là số tài khoản không chính chủ.
8. Lừa đảo tìm người làm việc tại nhà: Đăng có công việc như lắp ráp bút bi, xâu vòng ... muốn nhận sản phẩm về làm phải đặt cọc, sau khi nhận tiền cọc của nạn nhân thì biến mất.
9. Mạo danh công ty tài chính lừa vay: Chủ động liên hệ nạn nhân hứa hẹn cung cấp các khoản vay lãi xuất thấp, thủ tục đơn giản. Yêu cầu đóng phí vay, hoặc đặt tiền cọc làm hồ sơ chờ giải ngân sẽ trả lại, sau đó biến mất với số tiền cọc.
10. Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội: Thông báo bạn nợ tiền hoặc trục lơi quỹ bảo hiểm xã hội. Yêu cầu đóng phí không sẽ báo công an, nếu lo sợ đóng tiền thì sẽ mất số tiền trên.
11. Giả vờ chuyển tiền nhầm để ép vay: Vờ chuyển tiền nhầm và yêu cầu nạn nhân trả vào tài khoản khác, sau một thời gian chủ tài khoản quya lại yêu cầu đóng lãi, nếu không sẽ kiện ra tòa và quấy rối.
12. Lừa nâng cấp sim 4G để chiếm đoạt tài sản: Giả nhân viên nhà mạng hướng dẫn nâng cấp sim, nếu làm theo sẽ mất quyền sở hữu số điện thoại và các tài khoản gắn với số điện thoại đó.
13. Lập sàn giao dịch tiền ảo để chiếm đoạt tài sản: Quảng cáo hấp dẫn về lợi nhuận để thu hút người chơi, khi người chơi nạp số tiền lớn vào sàn thì sàn sập, không rút được tiền.
14. Lừa đảo cho số đánh đề: Để nhận được số thì người chơi phải đóng phí, nếu không trúng thì mất phí, còn nếu trúng phải chia hoa hồng cho các đối tượng.
15. Làm nhiệm vụ qua ứng dụng lạ: Yêu cầu đóng tiền làm nhiệm vụ, 1 -2 lần đầu sẽ được hoàn tiền. Đến nhiệm vụ có số tiền lớn hơn thì sẽ lỗi, đóng tiền tiếp/ không đóng sẽ không nhận được tiền.
16. Tuyển cộng tác viên làm việc tại nhà: Giật đơn hàng Shopee, TIKI... chốt đơn hàng ảo nhận hoa hồng, chỉ nhận được 1-2 lần đầu, đến đớn hàng lớn hơn sẽ lỗi, không nhận được tiền.
17. Giả danh cán bộ viễn thông, cục văn thư: Thông báo nạn nhân nợ cước hoặc tín dụng sau đó chuyển sang bên tự xưng là công an yêu cầu nạn nhân đóng tiền cho chúng để phục vụ điều tra.
18. Giả danh cán bộ xử phạt giao thông: Thông báo bị hại có biên lai nộp phạt sắp hết hạn, bị hại liên quan đường dây ma túy, yêu cầu cung cấp thông tin ngân hàng sau đó chiếm đoạt tiền.
19. Giả danh lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành: Lập các tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo ... ) sử dụng hình ảnh, uy tín của lãnh đạo nhắn tin cấp dưới để mượn tiền.
20. Gọi điện quấy rối, khủng bố đòi nợ: Các đối tượng tự xung nhân viên công ty tài chính nhắn tin, gọi điện khủng bố, đòi nợ người vay và bạn bè, người thân của người vay.
Đại úy Phạm Văn Bình – Phó trưởng Công an phường Đông Tân tuyên truyền trực tiếp tại cuộc họp Chi bộ tháng 5 phố Tân Cộng.
Với các nội dung của Công an phường Đông Tân, mong rằng người dân hãy nâng cao cảnh giác, chủ động phát hiện các đối tượng có hoạt động vi phạm pháp luật trên thì phán ánh đến Công an phường Đông Tân để kịp thời ngăn chặn, xử lý loại tội phạm trên. Các thông tin phản ánh qua số điện thoại: Trực ban Công an phường: số điện thoại 02373.510.889 hoặc Đồng chí Phạm Văn Bình, Phó Trưởng Công an phường: số điện thoại 0947228883.
Thu Hiền