Công an thành phố Thanh Hóa cảnh báo về nguy cơ cháy nổ tại nhà ống
Nhìn lại vụ cháy xảy ra lúc rạng sáng ngày 16/4/2023 tại số nhà 08, đường Nguyễn Văn Huyên, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, khiến 2 cháu bé bị tử vong tiếp tục là một bài học đau xót. Vụ hỏa hoạn này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống cháy, nổ tại nhà ống.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ hỏa hoạn thương tâm khiến 2 cháu bé tử vong. (Ảnh tư liệu)
Thông tin ban đầu về vụ cháy, khu vực xảy ra cháy là nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, nhà hình ống, 3 tầng, được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có hàng trăm nghìn ngôi nhà hình ống đang được sử dụng chủ yếu tập trung ở các phường nội thành. Vẫn biết trong thời buổi “tấc đất, tấc vàng”, nhà ở phố được người dân luôn tận dụng vừa sinh hoạt, vừa kinh doanh, bán hàng. Do đó để khắc phục tình trạng trên, bên cạnh việc hướng dẫn và yêu cầu người dân bố trí bổ sung đường thoát hiểm khi có tai nạn cháy, nổ trong ngôi nhà của mình (thang dây thoát hiểm khẩn cấp, cửa thoát hiểm ra không gian mở xung quanh… mở thêm lối thoát trên song sắt ban công, cửa sổ, tầng thượng) thì công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn ý thức và khả năng tự thoát hiểm, hỗ trợ nhau khi có cháy nổ trong khu dân cư cho cộng đồng là rất quan trọng.
Lực lượng chức năng tham gia chữa cháy và CNCH.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và các văn bản dưới luật hiện hành đã đề cập các quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với các công trình nhà ở. Trong đó, với nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên và nhà ở kết hợp kinh doanh, quy định về phương án phòng cháy khá chặt chẽ. Tuy nhiên, quy chuẩn số 06/2021 không bắt buộc áp dụng phương án phòng cháy đối với nhà ở riêng lẻ có chiều cao từ 6 tầng trở xuống. Liên quan đến vấn đề này, hiện tại, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) đang hoàn thiện dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế, dự kiến ban hành vào tháng 9-2023. Theo đó, mọi nhà ở riêng lẻ phải bắt buộc có 1 lối thoát hiểm ở tầng 1; nhà ở kết hợp kinh doanh có ít nhất 2 lối thoát nạn. Mỗi lối rộng tối thiểu 0,8m, cao 1,9m, luôn phải để thông thoáng và có phương án ngăn cách với các vật liệu dễ cháy gần đó. Cũng theo dự thảo, lối thoát hiểm thứ 2 có thể bố trí qua ban công, lô gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái nhà hoặc bằng thang sắt, ống tụt, thang dây ngoài nhà… để thoát nạn khi cần thiết. Nếu tạo lối thoát qua lồng sắt, cửa thoát cần có kích thước tối thiểu 0,8x0,8m. Nếu trổ cửa qua mái, phải bảo đảm kích thước tối thiểu 0,6x0,8m. Trường hợp không thể bố trí đường thoát nạn, lối ra thoát nạn riêng hoặc lối ra phụ ở tầng 1, cần có các khu vực lánh nạn tạm thời ở các tầng tại các vị trí ban công hoặc lô gia, được quây bằng tường và cửa chống cháy hoặc vật liệu khó cháy. Nhà có sân thượng cần bố trí lối lên sân thượng qua cửa có chiều rộng tối thiểu 0,8m, chiều cao tối thiểu 1,9m, Đặc biệt, dự thảo quy định không xây bít ô thông tầng để không ảnh hưởng đến thoát khói tự nhiên. Cùng với các quy định “cứng” này sẽ giúp giảm thiểu hậu quả thương tâm trong các vụ cháy nhà ống, nhà ở kết hợp kinh doanh thì người dân cần xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy, nhân rộng các mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” và “Điểm chữa cháy công cộng”. Bám sát địa bàn không để sót lọt, kịp thời đưa vào quản lý đối với cơ sở mới phát sinh, giám sát chặt chẽ cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy hoạt động chui, “lén lút”. Thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy trên địa bàn thành phố để chủ động trong công tác chữa cháy đó chính là giải pháp căn cơ lâu dài hướng tới an toàn cháy, nổ cho mỗi gia đình ở thành phố Thanh Hóa.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới
07/01/2025 00:00:00 -
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở năm 2024
26/12/2024 00:00:00 -
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
18/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00
Công an thành phố Thanh Hóa cảnh báo về nguy cơ cháy nổ tại nhà ống
Nhìn lại vụ cháy xảy ra lúc rạng sáng ngày 16/4/2023 tại số nhà 08, đường Nguyễn Văn Huyên, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, khiến 2 cháu bé bị tử vong tiếp tục là một bài học đau xót. Vụ hỏa hoạn này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống cháy, nổ tại nhà ống.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ hỏa hoạn thương tâm khiến 2 cháu bé tử vong. (Ảnh tư liệu)
Thông tin ban đầu về vụ cháy, khu vực xảy ra cháy là nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, nhà hình ống, 3 tầng, được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có hàng trăm nghìn ngôi nhà hình ống đang được sử dụng chủ yếu tập trung ở các phường nội thành. Vẫn biết trong thời buổi “tấc đất, tấc vàng”, nhà ở phố được người dân luôn tận dụng vừa sinh hoạt, vừa kinh doanh, bán hàng. Do đó để khắc phục tình trạng trên, bên cạnh việc hướng dẫn và yêu cầu người dân bố trí bổ sung đường thoát hiểm khi có tai nạn cháy, nổ trong ngôi nhà của mình (thang dây thoát hiểm khẩn cấp, cửa thoát hiểm ra không gian mở xung quanh… mở thêm lối thoát trên song sắt ban công, cửa sổ, tầng thượng) thì công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn ý thức và khả năng tự thoát hiểm, hỗ trợ nhau khi có cháy nổ trong khu dân cư cho cộng đồng là rất quan trọng.
Lực lượng chức năng tham gia chữa cháy và CNCH.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và các văn bản dưới luật hiện hành đã đề cập các quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với các công trình nhà ở. Trong đó, với nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên và nhà ở kết hợp kinh doanh, quy định về phương án phòng cháy khá chặt chẽ. Tuy nhiên, quy chuẩn số 06/2021 không bắt buộc áp dụng phương án phòng cháy đối với nhà ở riêng lẻ có chiều cao từ 6 tầng trở xuống. Liên quan đến vấn đề này, hiện tại, Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) đang hoàn thiện dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế, dự kiến ban hành vào tháng 9-2023. Theo đó, mọi nhà ở riêng lẻ phải bắt buộc có 1 lối thoát hiểm ở tầng 1; nhà ở kết hợp kinh doanh có ít nhất 2 lối thoát nạn. Mỗi lối rộng tối thiểu 0,8m, cao 1,9m, luôn phải để thông thoáng và có phương án ngăn cách với các vật liệu dễ cháy gần đó. Cũng theo dự thảo, lối thoát hiểm thứ 2 có thể bố trí qua ban công, lô gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái nhà hoặc bằng thang sắt, ống tụt, thang dây ngoài nhà… để thoát nạn khi cần thiết. Nếu tạo lối thoát qua lồng sắt, cửa thoát cần có kích thước tối thiểu 0,8x0,8m. Nếu trổ cửa qua mái, phải bảo đảm kích thước tối thiểu 0,6x0,8m. Trường hợp không thể bố trí đường thoát nạn, lối ra thoát nạn riêng hoặc lối ra phụ ở tầng 1, cần có các khu vực lánh nạn tạm thời ở các tầng tại các vị trí ban công hoặc lô gia, được quây bằng tường và cửa chống cháy hoặc vật liệu khó cháy. Nhà có sân thượng cần bố trí lối lên sân thượng qua cửa có chiều rộng tối thiểu 0,8m, chiều cao tối thiểu 1,9m, Đặc biệt, dự thảo quy định không xây bít ô thông tầng để không ảnh hưởng đến thoát khói tự nhiên. Cùng với các quy định “cứng” này sẽ giúp giảm thiểu hậu quả thương tâm trong các vụ cháy nhà ống, nhà ở kết hợp kinh doanh thì người dân cần xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy, nhân rộng các mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” và “Điểm chữa cháy công cộng”. Bám sát địa bàn không để sót lọt, kịp thời đưa vào quản lý đối với cơ sở mới phát sinh, giám sát chặt chẽ cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy hoạt động chui, “lén lút”. Thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy trên địa bàn thành phố để chủ động trong công tác chữa cháy đó chính là giải pháp căn cơ lâu dài hướng tới an toàn cháy, nổ cho mỗi gia đình ở thành phố Thanh Hóa.
Thu Hiền