Công an thành phố Thanh Hoá quyết tâm xây dựng môi trường văn hóa giao thông an toàn
Công an thành phố Thanh Hoá được biết đến là đơn vị đi đầu trong toàn tỉnh về việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Mục tiêu phấn đấu là quyết tâm xây dựng môi trường văn hóa giao thông an toàn. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Thu Hiền có cuộc phỏng vấn Trung tá Hoàng Văn Sơn , Đội trưởng Đội CSGT-TT, Công an thành phố Thanh Hoá. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, đồng chí đánh giá khái quát về công tác bảo đảm TTATGT từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố Thanh Hoá?
Trung tá Hoàng Văn Sơn: Từ đầu năm 2024 đến nay, thực hiện các chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, Thành ủy và UBND thành phố, Công an thành phố đã triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn. Vì vậy, tình hình TTATGT 9 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn thành phố luôn được duy trì ổn định và bảo đảm an toàn; ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực; không xảy ra các vi phạm nổi cộm, phức tạp về TTATGT trên các tuyến đường; không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài và đua xe trái phép; số vụ tai nạn giao thông và số người chết do TNGT đã giảm sâu so với cùng kỳ năm 2023; nhiều mô hình tự quản trong công tác bảo đảm TTATGT tiếp tục phát huy hiệu quả. Kết quả trên đã góp phần quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn, phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng thành phố trở thành đô thị văn minh, hiện đại.
Lực lượng cảnh sát giao thông – Công an thành phố Thanh Hoá ra quân cao điểm xử lý vi phạm giao thông.
PV: Vậy Công an thành phố Thanh Hoá đã có những cách làm cũng như các giải pháp gì để đạt được kết quả trên thưa đồng chí?
Trung tá Hoàng Văn Sơn: Có được kết quả trên, Công an thành phố đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Công an tỉnh trong lĩnh vực TTATGT phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn thành phố. Trọng tâm là Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới; Chỉ thị số 31 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới; Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới;…
Công an thành phố thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền các quy định về TTATGT đến các tầng lớp cán bộ, nhân dân trên địa bàn thành phố; trọng tâm là các tổ chức cá nhân tham gia các hoạt động kinh doanh vận tải, đội ngũ lái xe, phụ xe; người lao động trong các doanh nghiệp và đặc biệt là học sinh trong các nhà trường. Ngoài việc tuyên truyền bằng các nội dung và hình thức phù hợp thì biện pháp ký cam kết, gắn trách nhiệm cá nhân và người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trong công tác bảo đảm TTATGT cũng đã phát huy hiệu quả trong việc tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, phòng ngừa TNGT.
Công an thành phố đã luôn triển khai thực hiện một cách quyết liệt các kế hoạch cao điểm của Giám đốc Công an tỉnh trong công tác bảo đảm TTATGT với tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”; nôi bật như các kế hoạch về kiểm tra, xử lý các vi phạm về tải trọng, về nồng độ cồn, về tốc độ,…; kế hoạch tổng kiểm soát mô tô, xe máy; kế hoạch về xử phạt nguội; kế hoạch kiểm tra, xử lý xe tự chế; kế hoạch cao điểm về bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh;… Sau khi các kế hoạch trên được ban hành, CATP đã huy động tối đa lực lượng CSGT, CSTT và CA phường, xã để triển khai thực hiện trên toàn địa bàn thành phố; và CATP luôn là một trong đơn vị dẫn đầu về kết quả thực hiện các cao điểm nói trên.
Lực lượng cảnh sát giao thông – Công an thành phố Thanh Hoá ra quân cao điểm xử lý vi phạm giao thông.
PV: Quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT, Công an thành phố đã gặp phải những khó khăn gì?
Trung tá Hoàng Văn Sơn: Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn thành phố cũng còn một số những khó khăn, hạn chế nhất định, đó là:
Một bộ phận người dân vẫn chưa có ý thức tự giác cao trong việc chấp hành pháp luật về TTATGT khi tham gia giao thông; một số tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận nên vẫn vi phạm trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải và tìm cách trốn tránh việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng; cá biệt, có những trường hợp thanh thiếu niên đi mô tô, xe máy cố tình vi phạm các quy định về TTATGT như không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành tín hiệu đèn, chở quá số người quy định, điều khiển xe khi chưa đủ tuổi,…
Tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng của người và phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố luôn ở mức cao, trong khi thành phố chưa xây dựng được những bãi đỗ xe có sức chứa lớn, nhất là ở khu vực tập trung đông người, trung tâm thương mại, khu vực tiếp công dân,... nên hầu hết các phương tiện ô tô đang được đỗ không đúng quy định trên những tuyến đường, ở khu dân cư, gây ùn tắc giao thông và mất mỹ quan đô thị.
Hệ thống hạ tầng, tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố tuy đã được đầu tư xây dựng, sửa chữa, bổ sung những vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; nhất là hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông chưa được kết nối liên thông và thường xuyên hư hỏng, gây khó khăn cho người tham gia giao thông và lực lượng thực thi nhiệm vụ; nhiều điểm đen, điểm tiếm ẩn tai nạn giao thông chưa được khắc phục, xóa bỏ kịp thời do thiếu nguồn kinh phí,…
Trang bị công cụ phương tiện và nguồn kinh phí hỗ trợ các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT còn nhiều hạn chế; nhất là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác của lực lượng CSGT (như xe ô tô, máy đo tốc độ, nồng độ, camera,…) chưa đáp ứng yêu cầu công tác; kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng các lực lượng tự quản tham gia các mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, “Trường học an toàn giao thông” còn chưa bố trí được,…
PV: Trước những khó khăn như vậy, từ nay đến cuối năm 2024, Công an thành phố sẽ triển khai nhiệm vụ trọng tâm gì thưa đồng chí?
Trung tá Hoàng Văn Sơn: Dự báo, trong thời điểm từ nay đến cuối năm 2024, tình hình TTATGT trên địa bàn thành phố sẽ có những diễn biến phức tạp do lượng phương tiện giao thông đăng ký mới gia tăng; nhu cầu đi lại, mua sắm, vui chơi của người dân tăng đột biến. Để chủ động trong công tác bảo đảm TTATGT trong thời gian tới, Công an thành phố sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về ATGT đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố; trọng tâm là tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, truyền hình; tuyên truyền tại các nhà trường và ký cam kết đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, hành khách, chủ xe và lái xe chấp hành nghiêm các quy định về TTATGT.
Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về TTATGT, trọng tâm là các vi phạm về tải trọng, kích thước hàng hóa, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông, điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng trên đường với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; đặc biệt là tiếp tục kiểm soát chặt chẽ vi phạm về nồng độ cồn để tiến tới hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu bia, không lái xe”.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác “xử phạt nguội” đối với các hành vi vi phạm về TTATGT; trong đó, phát huy vai trò của người dân trong việc phát hiện, cung cấp những thông tin, hình ảnh vi phạm để cơ quan Công an có căn cứ xử lý theo quy định.
Thứ tư, huy động tối đa lực lượng để phân luồng, hướng dẫn, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến đường, nhất là trong khung giờ cao điểm, nơi tập trung đông người và khu vực diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan trong những ngày Tết và lễ hội đầu năm.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Thu Hiền thực hiện
Tin cùng chuyên mục
-
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở năm 2024
26/12/2024 00:00:00 -
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
18/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00 -
Công an thành phố Thanh Hóa ra quân thực hiện Mệnh lệnh số 01
15/12/2024 00:00:00
Công an thành phố Thanh Hoá quyết tâm xây dựng môi trường văn hóa giao thông an toàn
Công an thành phố Thanh Hoá được biết đến là đơn vị đi đầu trong toàn tỉnh về việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Mục tiêu phấn đấu là quyết tâm xây dựng môi trường văn hóa giao thông an toàn. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Thu Hiền có cuộc phỏng vấn Trung tá Hoàng Văn Sơn , Đội trưởng Đội CSGT-TT, Công an thành phố Thanh Hoá. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, đồng chí đánh giá khái quát về công tác bảo đảm TTATGT từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố Thanh Hoá?
Trung tá Hoàng Văn Sơn: Từ đầu năm 2024 đến nay, thực hiện các chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, Thành ủy và UBND thành phố, Công an thành phố đã triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn. Vì vậy, tình hình TTATGT 9 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn thành phố luôn được duy trì ổn định và bảo đảm an toàn; ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực; không xảy ra các vi phạm nổi cộm, phức tạp về TTATGT trên các tuyến đường; không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài và đua xe trái phép; số vụ tai nạn giao thông và số người chết do TNGT đã giảm sâu so với cùng kỳ năm 2023; nhiều mô hình tự quản trong công tác bảo đảm TTATGT tiếp tục phát huy hiệu quả. Kết quả trên đã góp phần quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn, phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng thành phố trở thành đô thị văn minh, hiện đại.
Lực lượng cảnh sát giao thông – Công an thành phố Thanh Hoá ra quân cao điểm xử lý vi phạm giao thông.
PV: Vậy Công an thành phố Thanh Hoá đã có những cách làm cũng như các giải pháp gì để đạt được kết quả trên thưa đồng chí?
Trung tá Hoàng Văn Sơn: Có được kết quả trên, Công an thành phố đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Công an tỉnh trong lĩnh vực TTATGT phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn thành phố. Trọng tâm là Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới; Chỉ thị số 31 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới; Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới;…
Công an thành phố thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền các quy định về TTATGT đến các tầng lớp cán bộ, nhân dân trên địa bàn thành phố; trọng tâm là các tổ chức cá nhân tham gia các hoạt động kinh doanh vận tải, đội ngũ lái xe, phụ xe; người lao động trong các doanh nghiệp và đặc biệt là học sinh trong các nhà trường. Ngoài việc tuyên truyền bằng các nội dung và hình thức phù hợp thì biện pháp ký cam kết, gắn trách nhiệm cá nhân và người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trong công tác bảo đảm TTATGT cũng đã phát huy hiệu quả trong việc tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, phòng ngừa TNGT.
Công an thành phố đã luôn triển khai thực hiện một cách quyết liệt các kế hoạch cao điểm của Giám đốc Công an tỉnh trong công tác bảo đảm TTATGT với tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”; nôi bật như các kế hoạch về kiểm tra, xử lý các vi phạm về tải trọng, về nồng độ cồn, về tốc độ,…; kế hoạch tổng kiểm soát mô tô, xe máy; kế hoạch về xử phạt nguội; kế hoạch kiểm tra, xử lý xe tự chế; kế hoạch cao điểm về bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh;… Sau khi các kế hoạch trên được ban hành, CATP đã huy động tối đa lực lượng CSGT, CSTT và CA phường, xã để triển khai thực hiện trên toàn địa bàn thành phố; và CATP luôn là một trong đơn vị dẫn đầu về kết quả thực hiện các cao điểm nói trên.
Lực lượng cảnh sát giao thông – Công an thành phố Thanh Hoá ra quân cao điểm xử lý vi phạm giao thông.
PV: Quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT, Công an thành phố đã gặp phải những khó khăn gì?
Trung tá Hoàng Văn Sơn: Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn thành phố cũng còn một số những khó khăn, hạn chế nhất định, đó là:
Một bộ phận người dân vẫn chưa có ý thức tự giác cao trong việc chấp hành pháp luật về TTATGT khi tham gia giao thông; một số tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận nên vẫn vi phạm trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải và tìm cách trốn tránh việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng; cá biệt, có những trường hợp thanh thiếu niên đi mô tô, xe máy cố tình vi phạm các quy định về TTATGT như không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành tín hiệu đèn, chở quá số người quy định, điều khiển xe khi chưa đủ tuổi,…
Tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng của người và phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố luôn ở mức cao, trong khi thành phố chưa xây dựng được những bãi đỗ xe có sức chứa lớn, nhất là ở khu vực tập trung đông người, trung tâm thương mại, khu vực tiếp công dân,... nên hầu hết các phương tiện ô tô đang được đỗ không đúng quy định trên những tuyến đường, ở khu dân cư, gây ùn tắc giao thông và mất mỹ quan đô thị.
Hệ thống hạ tầng, tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố tuy đã được đầu tư xây dựng, sửa chữa, bổ sung những vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; nhất là hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông chưa được kết nối liên thông và thường xuyên hư hỏng, gây khó khăn cho người tham gia giao thông và lực lượng thực thi nhiệm vụ; nhiều điểm đen, điểm tiếm ẩn tai nạn giao thông chưa được khắc phục, xóa bỏ kịp thời do thiếu nguồn kinh phí,…
Trang bị công cụ phương tiện và nguồn kinh phí hỗ trợ các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT còn nhiều hạn chế; nhất là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác của lực lượng CSGT (như xe ô tô, máy đo tốc độ, nồng độ, camera,…) chưa đáp ứng yêu cầu công tác; kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng các lực lượng tự quản tham gia các mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, “Trường học an toàn giao thông” còn chưa bố trí được,…
PV: Trước những khó khăn như vậy, từ nay đến cuối năm 2024, Công an thành phố sẽ triển khai nhiệm vụ trọng tâm gì thưa đồng chí?
Trung tá Hoàng Văn Sơn: Dự báo, trong thời điểm từ nay đến cuối năm 2024, tình hình TTATGT trên địa bàn thành phố sẽ có những diễn biến phức tạp do lượng phương tiện giao thông đăng ký mới gia tăng; nhu cầu đi lại, mua sắm, vui chơi của người dân tăng đột biến. Để chủ động trong công tác bảo đảm TTATGT trong thời gian tới, Công an thành phố sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về ATGT đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố; trọng tâm là tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, truyền hình; tuyên truyền tại các nhà trường và ký cam kết đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, hành khách, chủ xe và lái xe chấp hành nghiêm các quy định về TTATGT.
Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về TTATGT, trọng tâm là các vi phạm về tải trọng, kích thước hàng hóa, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông, điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng trên đường với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; đặc biệt là tiếp tục kiểm soát chặt chẽ vi phạm về nồng độ cồn để tiến tới hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu bia, không lái xe”.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác “xử phạt nguội” đối với các hành vi vi phạm về TTATGT; trong đó, phát huy vai trò của người dân trong việc phát hiện, cung cấp những thông tin, hình ảnh vi phạm để cơ quan Công an có căn cứ xử lý theo quy định.
Thứ tư, huy động tối đa lực lượng để phân luồng, hướng dẫn, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến đường, nhất là trong khung giờ cao điểm, nơi tập trung đông người và khu vực diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan trong những ngày Tết và lễ hội đầu năm.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Thu Hiền thực hiện