Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về công tác PCCC trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh
Sáng ngày 28/2/2024, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15/1/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.
Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ (PCCC, CNCH) và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh, chủ trì hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu UBND tỉnh đến các điểm cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Tại điểm cầu thành phố Thanh Hoá, đồng chí Lê Mai Khanh – Uỷ viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố chủ trì hội nghị. Hội nghị được trực tuyến đến 34 điểm cầu các phường, xã trên địa bàn thành phố.
Điểm cầu thành phố Thanh Hoá.
Theo báo cáo của đại diện Công an tỉnh: Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15/1/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới, các sở, ngành, địa phương, lực lượng Công an tỉnh đã tích cực tham mưu, triển khai thực hiện công tác hướng dẫn tháo gỡ cho doanh nghiệp và người dân trong hoạt động PCCC, CNCH. Tuy nhiên, tình hình công tác PCCC, CNCH vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập dẫn đến tiến độ tổ chức khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC trên địa bàn tỉnh còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra. Nguy cơ cháy nổ tại khu dân cư, hộ gia đình, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh về PCCC vẫn còn hiện hữu, có khả năng xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản.
Trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 107 vụ cháy (trong đó có 67 vụ cháy nhỏ, thiệt hại không đáng kể), làm 5 người chết, thiệt hại về tài sản ước tính gần 6,4 tỷ đồng (4 vụ đang thống kê), 3 ha rừng trồng. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã điều động 274 lượt phương tiện, 1.679 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia chữa cháy kịp thời, hiệu quả 81 vụ cháy; lực lượng tại chỗ tự chữa cháy 26 vụ cháy; hướng dẫn thoát nạn, cứu thoát được 7 nạn nhân trong đám cháy, nhiều tài sản của doanh nghiệp và người dân. Nguyên nhân chủ yếu được các lực lượng chức năng xác định là do sự cố hệ thống thiết bị điện và do sơ xuất trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt...
Các điểm cầu trên địa bàn toàn tỉnh.
Cũng theo đánh giá của Công an tỉnh, vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật khác ảnh hưởng đến công tác PCCC, CNCH, như: Nhiều nhà chung cư được đưa vào sử dụng, nhưng việc bàn giao cơ sở vật chất, kinh phí, tài liệu giữa chủ đầu tư, ban quản trị, UBND cấp xã đối với các nhà chung cư còn nhiều bất cập hoặc không hoàn thành được việc bàn giao tài sản, kinh phí (xảy ra tranh chấp kéo dài), đùn đẩy trách nhiệm trong hoạt động PCCC. Nhiều công trình có vốn đầu tư công chưa hoàn thành nghiệm thu xây dựng đã được đưa vào sử dụng hoặc được nghiệm thu về xây dựng nhưng chưa có thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC dẫn đến khó khắc phục. Hạ tầng kỹ thuật trong truyền tải điện hiện nay tại các khu dân cư cũ thường được sử dụng chung với cáp viễn thông, dây mạng... nhiều hệ thống dây không còn sử dụng, xuống cấp, dễ dẫn đến chập cháy. Công tác PCCC ở khu dân cư còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đạt chỉ tiêu 100% hộ gia đình trang bị tối thiểu 1 bình chữa cháy...
Đồng chí Lê Mai Khanh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá phát biểu tham luận tại hội nghị.
Tại hội nghị, với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, các đại biểu đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập, khó khăn trong công tác PCCC, CNCH. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân và đề xuất những giải pháp căn cơ, quyết liệt và khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC, CNCH với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân và doanh nghiệp...
Đồng chí Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả đạt được của các sở, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng trong công tác PCCC và CNCH, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm yêu cầu Công an tỉnh phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng, ban hành Kế hoạch công tác PCCC và CNCH năm 2024 của UBND tỉnh, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể, giao chỉ tiêu cho các đơn vị để đạt được mục đích, yêu cầu mà Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đề ra. Đồng thời yêu cầu các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể tiếp tục công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về công tác PCCC và CNCH đến từng khu dân cư, người dân, cơ sở sản xuất. Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, Công an tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát công tác PCCC đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện năng, xăng dầu và các nhà máy sử dụng nhiều lao động.
Các sở, ngành liên quan, địa phương chấn chỉnh các hoạt động cấp phép xây dựng, cấp phép hoạt động cho cơ sở phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về PCCC mới được cấp phép, nghiệm thu xây dựng, cấp phép hoạt động. Rà soát các công trình, trụ sở chưa bàn giao, chưa nghiệm thu được về xây dựng do không thực hiện các quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng ban đầu để có biện pháp khắc phục đảm bảo theo quy định. Tiếp tục quan tâm, tăng cường chỉ đạo công tác PCCC và CNCH tại các khu dân cư, trong đó tiếp tục tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức, kỹ năng PCCC và thoát nạn cho mọi thành viên hộ gia đình, trang bị bình chữa cháy xách tay. Trong quý II/2023, Ban Chỉ đạo tỉnh sẽ tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 05/KH-UBND của UBND tỉnh.
Ngay sau hội nghị này, đồng chí Mai Xuân Liêm- Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh rà soát, bám sát các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch số 05/KH-UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới
07/01/2025 00:00:00 -
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở năm 2024
26/12/2024 00:00:00 -
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
18/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00
Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về công tác PCCC trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh
Sáng ngày 28/2/2024, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15/1/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.
Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ (PCCC, CNCH) và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh, chủ trì hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu UBND tỉnh đến các điểm cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Tại điểm cầu thành phố Thanh Hoá, đồng chí Lê Mai Khanh – Uỷ viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố chủ trì hội nghị. Hội nghị được trực tuyến đến 34 điểm cầu các phường, xã trên địa bàn thành phố.
Điểm cầu thành phố Thanh Hoá.
Theo báo cáo của đại diện Công an tỉnh: Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15/1/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới, các sở, ngành, địa phương, lực lượng Công an tỉnh đã tích cực tham mưu, triển khai thực hiện công tác hướng dẫn tháo gỡ cho doanh nghiệp và người dân trong hoạt động PCCC, CNCH. Tuy nhiên, tình hình công tác PCCC, CNCH vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập dẫn đến tiến độ tổ chức khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC trên địa bàn tỉnh còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra. Nguy cơ cháy nổ tại khu dân cư, hộ gia đình, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh về PCCC vẫn còn hiện hữu, có khả năng xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản.
Trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 107 vụ cháy (trong đó có 67 vụ cháy nhỏ, thiệt hại không đáng kể), làm 5 người chết, thiệt hại về tài sản ước tính gần 6,4 tỷ đồng (4 vụ đang thống kê), 3 ha rừng trồng. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã điều động 274 lượt phương tiện, 1.679 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia chữa cháy kịp thời, hiệu quả 81 vụ cháy; lực lượng tại chỗ tự chữa cháy 26 vụ cháy; hướng dẫn thoát nạn, cứu thoát được 7 nạn nhân trong đám cháy, nhiều tài sản của doanh nghiệp và người dân. Nguyên nhân chủ yếu được các lực lượng chức năng xác định là do sự cố hệ thống thiết bị điện và do sơ xuất trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt...
Các điểm cầu trên địa bàn toàn tỉnh.
Cũng theo đánh giá của Công an tỉnh, vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật khác ảnh hưởng đến công tác PCCC, CNCH, như: Nhiều nhà chung cư được đưa vào sử dụng, nhưng việc bàn giao cơ sở vật chất, kinh phí, tài liệu giữa chủ đầu tư, ban quản trị, UBND cấp xã đối với các nhà chung cư còn nhiều bất cập hoặc không hoàn thành được việc bàn giao tài sản, kinh phí (xảy ra tranh chấp kéo dài), đùn đẩy trách nhiệm trong hoạt động PCCC. Nhiều công trình có vốn đầu tư công chưa hoàn thành nghiệm thu xây dựng đã được đưa vào sử dụng hoặc được nghiệm thu về xây dựng nhưng chưa có thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC dẫn đến khó khắc phục. Hạ tầng kỹ thuật trong truyền tải điện hiện nay tại các khu dân cư cũ thường được sử dụng chung với cáp viễn thông, dây mạng... nhiều hệ thống dây không còn sử dụng, xuống cấp, dễ dẫn đến chập cháy. Công tác PCCC ở khu dân cư còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đạt chỉ tiêu 100% hộ gia đình trang bị tối thiểu 1 bình chữa cháy...
Đồng chí Lê Mai Khanh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá phát biểu tham luận tại hội nghị.
Tại hội nghị, với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, các đại biểu đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập, khó khăn trong công tác PCCC, CNCH. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân và đề xuất những giải pháp căn cơ, quyết liệt và khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC, CNCH với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân và doanh nghiệp...
Đồng chí Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả đạt được của các sở, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng trong công tác PCCC và CNCH, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm yêu cầu Công an tỉnh phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng, ban hành Kế hoạch công tác PCCC và CNCH năm 2024 của UBND tỉnh, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể, giao chỉ tiêu cho các đơn vị để đạt được mục đích, yêu cầu mà Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đề ra. Đồng thời yêu cầu các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể tiếp tục công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về công tác PCCC và CNCH đến từng khu dân cư, người dân, cơ sở sản xuất. Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, Công an tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát công tác PCCC đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện năng, xăng dầu và các nhà máy sử dụng nhiều lao động.
Các sở, ngành liên quan, địa phương chấn chỉnh các hoạt động cấp phép xây dựng, cấp phép hoạt động cho cơ sở phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về PCCC mới được cấp phép, nghiệm thu xây dựng, cấp phép hoạt động. Rà soát các công trình, trụ sở chưa bàn giao, chưa nghiệm thu được về xây dựng do không thực hiện các quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng ban đầu để có biện pháp khắc phục đảm bảo theo quy định. Tiếp tục quan tâm, tăng cường chỉ đạo công tác PCCC và CNCH tại các khu dân cư, trong đó tiếp tục tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức, kỹ năng PCCC và thoát nạn cho mọi thành viên hộ gia đình, trang bị bình chữa cháy xách tay. Trong quý II/2023, Ban Chỉ đạo tỉnh sẽ tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 05/KH-UBND của UBND tỉnh.
Ngay sau hội nghị này, đồng chí Mai Xuân Liêm- Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh rà soát, bám sát các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch số 05/KH-UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.
Thu Hiền