Tăng cường xử lý vi phạm liên quan tới pháo, vật liệu nổ
Mặc dù khung phạt, mức phạt rất nghiêm khắc, nhưng vì lợi nhuận và coi thường pháp luật nên một số đối tượng vẫn lén lút, cấu kết buôn bán, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo cũng như các vật liệu nổ khác.
Theo Điều 11 Mục 1 Chương II Nghị định 144 ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội nêu rõ: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo…
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm…
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo…
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
Về xử lý hình sự, theo Điều 190 Mục 1 Chương XVIII phần thứ hai Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.00 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: Pháo nổ 120 kilôgam trở lên.
Hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, cụ thể theo Điều 191 Mục 1 Chương XVIII phần thứ hai Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định: Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.00 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Pháo nổ 120 kilôgam trở lên.
Có thể nói, hệ quả của chuỗi hành vi vi phạm liên quan tới pháo nổ, vật liệu nổ… là những nguy cơ hoặc tai nạn thương tâm thậm chí trả giá bằng cả tính mạng của cả người vi phạm và lực lượng chức năng chuyên ngành trong quá trình điều tra, truy bắt xử lý.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới
07/01/2025 00:00:00 -
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở năm 2024
26/12/2024 00:00:00 -
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
18/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00
Tăng cường xử lý vi phạm liên quan tới pháo, vật liệu nổ
Mặc dù khung phạt, mức phạt rất nghiêm khắc, nhưng vì lợi nhuận và coi thường pháp luật nên một số đối tượng vẫn lén lút, cấu kết buôn bán, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo cũng như các vật liệu nổ khác.
Theo Điều 11 Mục 1 Chương II Nghị định 144 ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội nêu rõ: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo…
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm…
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo…
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
Về xử lý hình sự, theo Điều 190 Mục 1 Chương XVIII phần thứ hai Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.00 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: Pháo nổ 120 kilôgam trở lên.
Hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, cụ thể theo Điều 191 Mục 1 Chương XVIII phần thứ hai Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định: Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.00 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Pháo nổ 120 kilôgam trở lên.
Có thể nói, hệ quả của chuỗi hành vi vi phạm liên quan tới pháo nổ, vật liệu nổ… là những nguy cơ hoặc tai nạn thương tâm thậm chí trả giá bằng cả tính mạng của cả người vi phạm và lực lượng chức năng chuyên ngành trong quá trình điều tra, truy bắt xử lý.
Thu Hiền