Thành phố Thanh Hóa chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự
Thành phố Thanh Hóa là đô thị nằm hai bên bờ sông Mã, có diện tích tự nhiên 145,35 km², là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh. Thành phố có 3 sông chính là sông Chu, sông Mã và sông Lạch Trường với tổng chiều dài đê từ cấp 1 đến cấp 3 là 36,730km với gần 3.000 hộ sinh sống ngoại đê, gần 1.000 ha đất ngoại đê có nguy cơ ngập lụt. Bên cạnh đó, thành phố có 435,79 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó xác định vùng trọng điểm cháy là 323,04 ha gồm diện tích rừng đặc dụng là 201,87 ha; diện tích rừng phòng hộ là 121,17 ha (điểm trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao nằm trong vùng trọng điểm cháy được thành phố xác định cụ thể là: vị trí Đồi C4, Hang Mắt Rồng, Thiền Viện Trúc Lâm, đồi Quyết Thắng thuộc phường Hàm Rồng và toàn bộ diện tích rừng phòng hộ thuộc phường Đông Lĩnh).
Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai, bão, lũ; ngăn chặn nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra, Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chinh trị từ thành phố đến cơ sở luôn quán triệt nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng thủ dân sự, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân địa phương. Theo đó, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố luôn thực hiện đồng bộ các giải pháp, lấy phương châm phòng ngừa là chính. Từ thành phố đến phường, xã thường xuyên rà soát phương án, nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng thủ dân sự phù hợp với thực tiễn từng địa bàn. Đồng thời, rà soát, kiện toàn ban chỉ huy PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự, đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, thông tin và phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện phương châm “4 tại chỗ” và nâng cao năng lực cảnh báo sớm, hạn chế thiệt hại do thiên tai, hay cháy rừng gây ra.
Để chủ động, kịp thời triển khai các phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng thủ dân sự. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố đã chủ động, tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố trong công tác chỉ huy, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh và thành phố; triển khai có hiệu quả các phương án, kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cháy nổ, cháy rừng góp phần giảm thiểu thiệt hại đối với Nhân dân, Nhà nước và các địa phương, đơn vị. Công tác trao đổi thông tin, phối hợp, hiệp đồng và thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan chỉ đạo của tỉnh và các sở, ngành đảm bảo chặt chẽ, nề nếp.
Diễn tập chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại phường Hàm Rồng.
Năm 2024, do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên dự báo thời tiết, sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường. Thành phố Thanh Hóa có khả năng chịu ảnh hưởng của 1-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, các đợt nắng nóng. Nhiệt độ trung bình toàn mùa ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như tố, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, các đợt mưa mưa lớn trong thời gian ngắn dễ gây ngập úng ở đô thị ở vùng trũng thấp. Các đợt nắng nóng gay gắt tạo ra nguy cơ cháy rừng rất cao.
Vì vậy, ngay từ đầu năm Ban chỉ đạo thành phố đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo, các đơn vị phường xã xác định rõ các biện pháp, các phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng một cách cụ thể, khoa học, gắn với chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng địa phương theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn, tình hình của từng địa phương và từng tình huống cụ thể. Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ và chủ động các giải pháp khắc phục khấn trương, kịp thời các sự cố thiên tai, cháy nổ, cháy rừng trong mùa nắng nóng năm 2024.
Đối với các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường xã tổ chức quán triệt nghiêm túc các kết luận chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các nội dung, phương án, kế hoạch, bổ sung đầy đủ các vật tư, phương tiện, hậu cần với mức cao nhất trong thực hiện công tác về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng, ứng phó với các thảm họa, sự cố, phòng thủ dân sự sát với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Ban Chỉ huy quân sự thành phố khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức diễn tập triển khai các nội dung, nhiệm vụ về công tác diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2024 đảm bảo tiến độ, kế hoạch đã đề ra.
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới
07/01/2025 00:00:00 -
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở năm 2024
26/12/2024 00:00:00 -
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
18/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00
Thành phố Thanh Hóa chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự
Thành phố Thanh Hóa là đô thị nằm hai bên bờ sông Mã, có diện tích tự nhiên 145,35 km², là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh. Thành phố có 3 sông chính là sông Chu, sông Mã và sông Lạch Trường với tổng chiều dài đê từ cấp 1 đến cấp 3 là 36,730km với gần 3.000 hộ sinh sống ngoại đê, gần 1.000 ha đất ngoại đê có nguy cơ ngập lụt. Bên cạnh đó, thành phố có 435,79 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó xác định vùng trọng điểm cháy là 323,04 ha gồm diện tích rừng đặc dụng là 201,87 ha; diện tích rừng phòng hộ là 121,17 ha (điểm trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao nằm trong vùng trọng điểm cháy được thành phố xác định cụ thể là: vị trí Đồi C4, Hang Mắt Rồng, Thiền Viện Trúc Lâm, đồi Quyết Thắng thuộc phường Hàm Rồng và toàn bộ diện tích rừng phòng hộ thuộc phường Đông Lĩnh).
Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai, bão, lũ; ngăn chặn nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra, Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chinh trị từ thành phố đến cơ sở luôn quán triệt nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng thủ dân sự, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân địa phương. Theo đó, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố luôn thực hiện đồng bộ các giải pháp, lấy phương châm phòng ngừa là chính. Từ thành phố đến phường, xã thường xuyên rà soát phương án, nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng thủ dân sự phù hợp với thực tiễn từng địa bàn. Đồng thời, rà soát, kiện toàn ban chỉ huy PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự, đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, thông tin và phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện phương châm “4 tại chỗ” và nâng cao năng lực cảnh báo sớm, hạn chế thiệt hại do thiên tai, hay cháy rừng gây ra.
Để chủ động, kịp thời triển khai các phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng thủ dân sự. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố đã chủ động, tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố trong công tác chỉ huy, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh và thành phố; triển khai có hiệu quả các phương án, kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cháy nổ, cháy rừng góp phần giảm thiểu thiệt hại đối với Nhân dân, Nhà nước và các địa phương, đơn vị. Công tác trao đổi thông tin, phối hợp, hiệp đồng và thực hiện chế độ báo cáo với các cơ quan chỉ đạo của tỉnh và các sở, ngành đảm bảo chặt chẽ, nề nếp.
Diễn tập chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại phường Hàm Rồng.
Năm 2024, do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên dự báo thời tiết, sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường. Thành phố Thanh Hóa có khả năng chịu ảnh hưởng của 1-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, các đợt nắng nóng. Nhiệt độ trung bình toàn mùa ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như tố, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, các đợt mưa mưa lớn trong thời gian ngắn dễ gây ngập úng ở đô thị ở vùng trũng thấp. Các đợt nắng nóng gay gắt tạo ra nguy cơ cháy rừng rất cao.
Vì vậy, ngay từ đầu năm Ban chỉ đạo thành phố đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo, các đơn vị phường xã xác định rõ các biện pháp, các phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng một cách cụ thể, khoa học, gắn với chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng địa phương theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn, tình hình của từng địa phương và từng tình huống cụ thể. Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ và chủ động các giải pháp khắc phục khấn trương, kịp thời các sự cố thiên tai, cháy nổ, cháy rừng trong mùa nắng nóng năm 2024.
Đối với các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường xã tổ chức quán triệt nghiêm túc các kết luận chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các nội dung, phương án, kế hoạch, bổ sung đầy đủ các vật tư, phương tiện, hậu cần với mức cao nhất trong thực hiện công tác về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng, ứng phó với các thảm họa, sự cố, phòng thủ dân sự sát với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Ban Chỉ huy quân sự thành phố khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức diễn tập triển khai các nội dung, nhiệm vụ về công tác diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2024 đảm bảo tiến độ, kế hoạch đã đề ra.
Lê Thảo