Thành phố Thanh Hoá tiếp tục tăng cường công tác PCCC
Thành phố Thanh Hóa có 34 đơn vị hành chính (30 phường và 04 xã), những năm qua, thành phố Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội; hoạt động sản xuất - kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân từng bước được cải thiện, trật tự an toàn xã hộ được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố và kiện toàn. Cùng với sự phát triển Công nghiệp thì dân số ngày càng gia tăng, lượng người tập trung sống trong đô thị ngày càng đông, kéo theo các điều kiện và nhu cầu sinh hoạt ngày càng nhiều, mật độ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ càng cao.
Để hạn chế nguy cơ cháy nổ nhất là là tại các khu dân cư, các khu công nghiệp, thời gian qua, cấp ủy chính quyền và các lực lượng chức năng từ thành phố đến các phường, xã đã tổ chức tuyền truyền, phát tờ rơi đảm bảo an toàn PCCC và CNCH, dặc biệt lưu ý đến các dịp lễ, Tết, tại các cơ sở tập trung đông người, có nguy cơ tiềm ẩn cháy, nổ cao (chợ, siêu thị, TTTM, chung cư, nhà cao tầng, cơ sở kinh doanh karaoke...) và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra Lễ hội. Bên cạnh đó tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về PCCC và CNCH cho lực lượng nòng cốt tại các khu dân cư. Tuyên truyền công tác PCCC và kỹ năng thoát hiểm cho học sinh trường THCS Quang Trung và tuyên truyền phòng chống đuối nước cho học sinh trường Tiểu học Hoằng Quang. Tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về PCCC cho dân cư sinh sống tại 03 khu chung cư thu nhập thấp trên địa bàn. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra PCCC và CNCH cho lực lượng Công an các phường, xã. Tuyên truyền kỹ năng PCCC cho Nhân dân tại các phường: Quảng Thắng, Quảng Hưng, Phú Sơn, Quảng Phú, Đông Lĩnh, Đông Hương. Đến thời điểm này, thành phố đã hướng dẫn cho UBND phường, xã xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho 736 mô hình tổ liên gia an toàn PCCC; 542 mô hình điểm chữa cháy công cộng xây dựng. Phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với khu dân cư có nguy hiểm cháy nổ cao tại khu dân cư đường Lê Hữu Lập, phường Lam Sơn; phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực tập phương án chữa cháy phối hợp tại 03 khu chung cư trên địa bàn. Tổ chức tuyền truyền, phát tờ rơi đảm bảo an toàn PCCC và CNCH 10.500 lượt trong dịp tổ chức thực tập phương án mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và ra mắt các mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng” tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Tổ chức 432 buổi tuyên truyền, tập huấn kỹ năng bằng nhiều hình thức cho hơn 90.000 người dân trên địa bàn. Huấn luyện cho lực lượng dân phòng tham gia Hội thi nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2023. Thành phố đã phối hợp với PC07 tổ chức thực tập phương án chữa cháy đối với 05 chung cư trên địa bàn thành phố (Chung cư Mai Xuân Dương, Chung cư Phú Sơn, Chung cư Đông Phát, Chung cư EURO WINDOS, Chung cư Nam Đại lộ Lê Lợi)…
Hướng dẫn cách sử dụng bình PCCC cho các thành viên tham gia mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” và “Điểm chữa cháy công cộng” tại phường Phú Sơn.
Tuy nhiên tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp; nguy cơ cháy, nổ, đặc biệt là cháy lớn vẫn còn tiềm ẩn, nhất là ở các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, chung cư; nhà cao tầng... hệ thống điện của các khu dân cư còn nhiều bất cập trong khâu cung cấp, sử dụng không an toàn, xảy ra nhiều vụ cháy do chập điện. Người đứng đầu một số đơn vị, doanh nghiệp và người dân chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa quan tâm đúng mức trong công tác PCCC và CNCH; còn chủ quan, lơ là, thiếu cảnh giác trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, vi phạm quy định về PCCC. Công tác triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về PCCC tại một số cấp ủy, chính quyền chưa được quan tâm nhiều, còn chậm dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao. Việc giải quyết dứt điểm đối với các cơ sở không bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực gặp nhiều khó khăn; do cần nguồn kinh phí lớn; mặt bằng, địa điểm phải phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương, điển hình các chung cư Đông Phát phường Đông Vệ, Mai Xuân Dương phường Đông Thọ, Nam đại lộ Lê Lợi phường Lam Sơn được xây dựng trước thời điểm Luật PCCC 2001 ban hành, đã được kiểm tra theo Nghị quyết 166 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trong đó yêu cầu phải khắc phục bổ sung lối thoát nạn, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cung cấp nước chữa cháy trong và ngoài nhà. Tuy nhiên, đây là các chung cư được xây dựng bởi Công ty đầu tư kinh doanh nhà được quản lý bởi nhà nước sau này trở thành Công ty Cổ phần đầu tư Sông Mã, qua quá trình chuyển đổi các hồ sơ xây dựng của các chung cư đã thất lạc, không còn tồn tại gây khó khăn trong công tác quản lý. Cùng với đó phong trào toàn dân PCCC tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa rộng khắp, toàn diện. Công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về PCCC và CNCH chưa được quan tâm đúng mực. Việc củng cố và duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng trong thời gian qua đã được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện, song tại một số địa phương lực lượng dân phòng còn mỏng, thường xuyên thay đổi, phương tiện trang bị còn thô sơ, việc duy trì hoạt động còn hạn chế; tại nhiều địa phương đã thành lập lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, song chất lượng tham gia tổ chức chữa cháy các vụ cháy, nổ xảy ra ngay từ ban đầu còn hạn chế, còn trông chờ, ỷ lại vào lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp….
Để hạn chế thấp nhất các vụ cháy nổ xảy ra trên địa bàn thành phố, trong thời gian tới, UBND các phường, xã cần tăng cường thực hiện chức năng quản lý cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC&CNCH theo Nghị định số 136 của Chính phủ; Trong đó, tập trung công tác rà soát cơ sở; tiếp tục tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm, không để sót, lọt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra đối với UBND các phường, xã trong việc thực hiện Chỉ thị số 01 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới, trong đó tập trung vào việc tổ chức thực tập phương án “Tổ liên gia an toàn PCCC” tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH cho Nhân dân; vận động Nhân dân tự trang bị phương tiện PCCC, tháo dỡ chuồng cọp tạo lối thoát nạn thứ 2, đồng thời kiểm tra ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các lực lượng dân phòng, đội PCCC cơ sở, người thực hiện công tác PCCC&CNCH tại các cơ sở trên địa bàn các phường, xã; liên tục rà soát, nắm địa bàn, không để sót, lọt cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC&CNCH trên địa bàn.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới
07/01/2025 00:00:00 -
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở năm 2024
26/12/2024 00:00:00 -
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
18/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00
Thành phố Thanh Hoá tiếp tục tăng cường công tác PCCC
Thành phố Thanh Hóa có 34 đơn vị hành chính (30 phường và 04 xã), những năm qua, thành phố Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội; hoạt động sản xuất - kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân từng bước được cải thiện, trật tự an toàn xã hộ được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố và kiện toàn. Cùng với sự phát triển Công nghiệp thì dân số ngày càng gia tăng, lượng người tập trung sống trong đô thị ngày càng đông, kéo theo các điều kiện và nhu cầu sinh hoạt ngày càng nhiều, mật độ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ càng cao.
Để hạn chế nguy cơ cháy nổ nhất là là tại các khu dân cư, các khu công nghiệp, thời gian qua, cấp ủy chính quyền và các lực lượng chức năng từ thành phố đến các phường, xã đã tổ chức tuyền truyền, phát tờ rơi đảm bảo an toàn PCCC và CNCH, dặc biệt lưu ý đến các dịp lễ, Tết, tại các cơ sở tập trung đông người, có nguy cơ tiềm ẩn cháy, nổ cao (chợ, siêu thị, TTTM, chung cư, nhà cao tầng, cơ sở kinh doanh karaoke...) và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra Lễ hội. Bên cạnh đó tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về PCCC và CNCH cho lực lượng nòng cốt tại các khu dân cư. Tuyên truyền công tác PCCC và kỹ năng thoát hiểm cho học sinh trường THCS Quang Trung và tuyên truyền phòng chống đuối nước cho học sinh trường Tiểu học Hoằng Quang. Tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về PCCC cho dân cư sinh sống tại 03 khu chung cư thu nhập thấp trên địa bàn. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra PCCC và CNCH cho lực lượng Công an các phường, xã. Tuyên truyền kỹ năng PCCC cho Nhân dân tại các phường: Quảng Thắng, Quảng Hưng, Phú Sơn, Quảng Phú, Đông Lĩnh, Đông Hương. Đến thời điểm này, thành phố đã hướng dẫn cho UBND phường, xã xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho 736 mô hình tổ liên gia an toàn PCCC; 542 mô hình điểm chữa cháy công cộng xây dựng. Phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với khu dân cư có nguy hiểm cháy nổ cao tại khu dân cư đường Lê Hữu Lập, phường Lam Sơn; phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực tập phương án chữa cháy phối hợp tại 03 khu chung cư trên địa bàn. Tổ chức tuyền truyền, phát tờ rơi đảm bảo an toàn PCCC và CNCH 10.500 lượt trong dịp tổ chức thực tập phương án mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và ra mắt các mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng” tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Tổ chức 432 buổi tuyên truyền, tập huấn kỹ năng bằng nhiều hình thức cho hơn 90.000 người dân trên địa bàn. Huấn luyện cho lực lượng dân phòng tham gia Hội thi nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2023. Thành phố đã phối hợp với PC07 tổ chức thực tập phương án chữa cháy đối với 05 chung cư trên địa bàn thành phố (Chung cư Mai Xuân Dương, Chung cư Phú Sơn, Chung cư Đông Phát, Chung cư EURO WINDOS, Chung cư Nam Đại lộ Lê Lợi)…
Hướng dẫn cách sử dụng bình PCCC cho các thành viên tham gia mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” và “Điểm chữa cháy công cộng” tại phường Phú Sơn.
Tuy nhiên tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp; nguy cơ cháy, nổ, đặc biệt là cháy lớn vẫn còn tiềm ẩn, nhất là ở các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, chung cư; nhà cao tầng... hệ thống điện của các khu dân cư còn nhiều bất cập trong khâu cung cấp, sử dụng không an toàn, xảy ra nhiều vụ cháy do chập điện. Người đứng đầu một số đơn vị, doanh nghiệp và người dân chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa quan tâm đúng mức trong công tác PCCC và CNCH; còn chủ quan, lơ là, thiếu cảnh giác trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, vi phạm quy định về PCCC. Công tác triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về PCCC tại một số cấp ủy, chính quyền chưa được quan tâm nhiều, còn chậm dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao. Việc giải quyết dứt điểm đối với các cơ sở không bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực gặp nhiều khó khăn; do cần nguồn kinh phí lớn; mặt bằng, địa điểm phải phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương, điển hình các chung cư Đông Phát phường Đông Vệ, Mai Xuân Dương phường Đông Thọ, Nam đại lộ Lê Lợi phường Lam Sơn được xây dựng trước thời điểm Luật PCCC 2001 ban hành, đã được kiểm tra theo Nghị quyết 166 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trong đó yêu cầu phải khắc phục bổ sung lối thoát nạn, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cung cấp nước chữa cháy trong và ngoài nhà. Tuy nhiên, đây là các chung cư được xây dựng bởi Công ty đầu tư kinh doanh nhà được quản lý bởi nhà nước sau này trở thành Công ty Cổ phần đầu tư Sông Mã, qua quá trình chuyển đổi các hồ sơ xây dựng của các chung cư đã thất lạc, không còn tồn tại gây khó khăn trong công tác quản lý. Cùng với đó phong trào toàn dân PCCC tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa rộng khắp, toàn diện. Công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về PCCC và CNCH chưa được quan tâm đúng mực. Việc củng cố và duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng trong thời gian qua đã được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện, song tại một số địa phương lực lượng dân phòng còn mỏng, thường xuyên thay đổi, phương tiện trang bị còn thô sơ, việc duy trì hoạt động còn hạn chế; tại nhiều địa phương đã thành lập lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, song chất lượng tham gia tổ chức chữa cháy các vụ cháy, nổ xảy ra ngay từ ban đầu còn hạn chế, còn trông chờ, ỷ lại vào lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp….
Để hạn chế thấp nhất các vụ cháy nổ xảy ra trên địa bàn thành phố, trong thời gian tới, UBND các phường, xã cần tăng cường thực hiện chức năng quản lý cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC&CNCH theo Nghị định số 136 của Chính phủ; Trong đó, tập trung công tác rà soát cơ sở; tiếp tục tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm, không để sót, lọt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra đối với UBND các phường, xã trong việc thực hiện Chỉ thị số 01 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới, trong đó tập trung vào việc tổ chức thực tập phương án “Tổ liên gia an toàn PCCC” tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH cho Nhân dân; vận động Nhân dân tự trang bị phương tiện PCCC, tháo dỡ chuồng cọp tạo lối thoát nạn thứ 2, đồng thời kiểm tra ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các lực lượng dân phòng, đội PCCC cơ sở, người thực hiện công tác PCCC&CNCH tại các cơ sở trên địa bàn các phường, xã; liên tục rà soát, nắm địa bàn, không để sót, lọt cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC&CNCH trên địa bàn.
Thu Hiền