TP. Thanh Hóa hội tụ đầy đủ các điều kiện để thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
Ngày 05/06/2021, Thường trực Thành ủy tổ chức hội nghị để thảo luận và cho ý kiến vào dự thảo Đề án “Xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị.
Trên cơ sở Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 30/3/2020 của Tỉnh ủy về Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 58-NQ/TU, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 7/11/2008 của BTV Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quyết định 363-QĐ/TU ngày 19/2/2021 của BTV Tỉnh ủy thành lập BCĐ đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thành phố Thanh Hóa đã dự thảo Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề án xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm 3 phần: Phần thứ nhất nêu thực trạng 10 năm xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa. Phần thứ hai nêu quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phần thứ ba là một số ý kiến, đề xuất.
Các đại biểu tham dự hội nghị
10 năm qua (2011-2020), trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung nguồn lục đầu tư của tỉnh, sự nỗ lực, sự cố gắng quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nổi bật là, kinh tế phát triển nhanh, năng lực và quy mô nền kinh tế ngành ngày càng lớn mạnh, tốc độ tăng giá trị sản xuất được duy trì ở mức cao trong nhiều năm liên tục, bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 14,2% dẫn đầu trong các thành phố của tỉnh thuộc tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Thành phố được mở rộng cả về địa giới hành chính và không gian đô thị, về tất cả các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Tốc độ đô thị hóa nhanh, tỷ lệ đô thị hóa đạt 96,3% vào năm 2020, là thành phố thuộc tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước, nhiều dự án, công trình lớn được xây dựng và đi vào hoạt động tạo sự kết nối và điểm nhấn cho thành phố như các khu đô thị, các khách sạn 5 sao, các siêu thị, các công trình kiến trúc trọng điểm làm cho diện mạo thành phố thay đổi nhanh chóng, khang trang, hiện đại và sầm uất hơn. Văn hóa, xã hội có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục luôn trong nhóm dẫn đầu cả tỉnh, phong trào tập luyện TDTT phát triển mạng mẽ và rộng khắp, thể thao thành tích cao luôn đứng đầu toàn tỉnh và trong nhóm dẫn đầu các đô thị loại 1 thuộc tỉnh của cả nước, công tác an sinh xã hội được chăm lo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,5% năm 2010 xuống còn 0,11% năm 2020, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tội phạm tệ nạn xã hội được ngăn chặn và kiềm chế mang lại sự bình yên cho Nhân dân, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và các cấp được nâng lên, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, là đơn vị đi đầu trong toàn tỉnh về công tác luân chuyển cán bộ và bố trí chức danh Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND phường, xã không phải là người địa phương.
Đóng góp ý kiến vào Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đồng chí trong BTV Thành ủy, lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị của thành phố đã tham gia một số nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục, văn hóa, tiến độ GPMB, về biên chế cán bộ, tích tụ diện tích đất đai, công tác quy hoạch, công tác hạ tầng đô thị, tình trạng ngập úng kéo dài và ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô, bổ sung thêm mục tầm nhìn đề án đến năm 2045, bổ sung số liệu nêu trong dự thảo đề án trong đó có phần số liệu của huyện Đông Sơn (theo đề án sẽ sáp nhập huyện Đông Sơn về thành phố Thanh Hóa).
Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy phát biểu kết luận hội nghị
Trên cơ sở ý kiến của các đồng chí tham dự hội nghị, đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của các thành viên Tổ biên tập trong công tác xây dựng Đề an. Nội dung dự thảo Đề án cơ bản bám sát đề cương và đáp ứng được về tiến độ thời gian của BCĐ Đề án 363 tỉnh. Để tiếp tục hoàn thiện Đề án và kịp thời báo cáo xin ý kiến các cơ quan chức năng theo kế hoạch, đề nghị các thành viên Tổ biên tập trên cơ sở ý kiến của các thành viên tham gia hội nghị và nhiệm vụ được phân công, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung sau: Liên quan đến số liệu, phòng TCKH và Chi cục thống kê cần rà soát, điều chỉnh lại số liệu để chuyển lại Ban biên tập, đồng thời chịu trách nhiệm chính xác về mặt số liệu trước BTV Thành ủy; phần minh họa, giải trình về mặt số liệu, Tổ biên tập cần rà soát lại cụ thể để có thông tin chính xác tránh nhầm, sai; về thế thức, chính tả Tổ biên tập xác định lại hình thức thể thức văn bản, lỗi chính tả để trình Chủ tịch UBND tỉnh. Liên quan đến các nội dung trong Đề án, đồng chí Bí thư Thành ủy yêu cầu Tổ biên tập cần lưu ý phần tồn tại hạn chế, tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các đồng chí trong BTV Thành ủy, lãnh đạo các phòng, ban để hoàn thiện; viết sâu, rõ nét các nội dung như: thu hút đầu tư (nhất là nguồn đầu tư từ nước ngoài); quản lý nhà nước về đô thị, hạ tầng đô thị (cây xanh, nguồn nước); xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của thành phố cần rõ ràng; cần đánh giá rõ công tác cán bộ và Chỉ thị số 03, 05; vấn đề cải cách thủ tục hành chính, kỷ cương, kỷ luật hành chính trong các đơn vị sự nghiệp (trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác GPMB); sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh đối với thành phố cần hạn chế (không có cơ chế chính sách riêng cho thành phố). Phần đánh giá chung, đồng chí Bí thư cơ bản thống nhất 5 nội dung nhưng cần nhận thức, kết nối lại lại các phần đánh giá sao cho đúng với thực tế của thành phố; về phần bài học kinh nghiệm cần bổ sung thêm phần bài học thành công và bài học thất bại (là rõ các vấn đề bài học về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, về công tác cán bộ, về quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, về đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong Nhân dân); phần thuận lợi, khó khăn, Tổ biên tập cần đánh giá sát thực những khó khăn, thuận lợi khi huyện Đông Sơn sáp nhập về thành phố; về quan điểm, Tổ biên tập cần bổ sung ý (kiên quyết, kiên trì thực hiện triển khai nghiêm túc việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm); về hệ thống mục tiêu Tổ biên tập lưu ý cần tính toán số liệu khi sáp nhập huyện Đông Sơn về thành phố.
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
17/01/2025 00:00:00 -
Tập huấn quân báo – trinh sát năm 2025
17/01/2025 00:00:00 -
Thăm, chúc tết và tặng quà các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Tiền khởi nghĩa xuân Ất Tỵ 2025
16/01/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa ra quân tuyên truyền phòng chống vi phạm pháp luật về pháo, phòng chống cháy nổ, bảo đảm ANTT, ATGT dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
15/01/2025 00:00:00
TP. Thanh Hóa hội tụ đầy đủ các điều kiện để thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
Ngày 05/06/2021, Thường trực Thành ủy tổ chức hội nghị để thảo luận và cho ý kiến vào dự thảo Đề án “Xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị.
Trên cơ sở Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 30/3/2020 của Tỉnh ủy về Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 58-NQ/TU, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 7/11/2008 của BTV Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quyết định 363-QĐ/TU ngày 19/2/2021 của BTV Tỉnh ủy thành lập BCĐ đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thành phố Thanh Hóa đã dự thảo Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề án xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm 3 phần: Phần thứ nhất nêu thực trạng 10 năm xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa. Phần thứ hai nêu quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phần thứ ba là một số ý kiến, đề xuất.
Các đại biểu tham dự hội nghị
10 năm qua (2011-2020), trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung nguồn lục đầu tư của tỉnh, sự nỗ lực, sự cố gắng quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nổi bật là, kinh tế phát triển nhanh, năng lực và quy mô nền kinh tế ngành ngày càng lớn mạnh, tốc độ tăng giá trị sản xuất được duy trì ở mức cao trong nhiều năm liên tục, bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 14,2% dẫn đầu trong các thành phố của tỉnh thuộc tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Thành phố được mở rộng cả về địa giới hành chính và không gian đô thị, về tất cả các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Tốc độ đô thị hóa nhanh, tỷ lệ đô thị hóa đạt 96,3% vào năm 2020, là thành phố thuộc tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước, nhiều dự án, công trình lớn được xây dựng và đi vào hoạt động tạo sự kết nối và điểm nhấn cho thành phố như các khu đô thị, các khách sạn 5 sao, các siêu thị, các công trình kiến trúc trọng điểm làm cho diện mạo thành phố thay đổi nhanh chóng, khang trang, hiện đại và sầm uất hơn. Văn hóa, xã hội có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục luôn trong nhóm dẫn đầu cả tỉnh, phong trào tập luyện TDTT phát triển mạng mẽ và rộng khắp, thể thao thành tích cao luôn đứng đầu toàn tỉnh và trong nhóm dẫn đầu các đô thị loại 1 thuộc tỉnh của cả nước, công tác an sinh xã hội được chăm lo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,5% năm 2010 xuống còn 0,11% năm 2020, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tội phạm tệ nạn xã hội được ngăn chặn và kiềm chế mang lại sự bình yên cho Nhân dân, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và các cấp được nâng lên, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, là đơn vị đi đầu trong toàn tỉnh về công tác luân chuyển cán bộ và bố trí chức danh Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND phường, xã không phải là người địa phương.
Đóng góp ý kiến vào Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đồng chí trong BTV Thành ủy, lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị của thành phố đã tham gia một số nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục, văn hóa, tiến độ GPMB, về biên chế cán bộ, tích tụ diện tích đất đai, công tác quy hoạch, công tác hạ tầng đô thị, tình trạng ngập úng kéo dài và ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô, bổ sung thêm mục tầm nhìn đề án đến năm 2045, bổ sung số liệu nêu trong dự thảo đề án trong đó có phần số liệu của huyện Đông Sơn (theo đề án sẽ sáp nhập huyện Đông Sơn về thành phố Thanh Hóa).
Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy phát biểu kết luận hội nghị
Trên cơ sở ý kiến của các đồng chí tham dự hội nghị, đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của các thành viên Tổ biên tập trong công tác xây dựng Đề an. Nội dung dự thảo Đề án cơ bản bám sát đề cương và đáp ứng được về tiến độ thời gian của BCĐ Đề án 363 tỉnh. Để tiếp tục hoàn thiện Đề án và kịp thời báo cáo xin ý kiến các cơ quan chức năng theo kế hoạch, đề nghị các thành viên Tổ biên tập trên cơ sở ý kiến của các thành viên tham gia hội nghị và nhiệm vụ được phân công, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung sau: Liên quan đến số liệu, phòng TCKH và Chi cục thống kê cần rà soát, điều chỉnh lại số liệu để chuyển lại Ban biên tập, đồng thời chịu trách nhiệm chính xác về mặt số liệu trước BTV Thành ủy; phần minh họa, giải trình về mặt số liệu, Tổ biên tập cần rà soát lại cụ thể để có thông tin chính xác tránh nhầm, sai; về thế thức, chính tả Tổ biên tập xác định lại hình thức thể thức văn bản, lỗi chính tả để trình Chủ tịch UBND tỉnh. Liên quan đến các nội dung trong Đề án, đồng chí Bí thư Thành ủy yêu cầu Tổ biên tập cần lưu ý phần tồn tại hạn chế, tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các đồng chí trong BTV Thành ủy, lãnh đạo các phòng, ban để hoàn thiện; viết sâu, rõ nét các nội dung như: thu hút đầu tư (nhất là nguồn đầu tư từ nước ngoài); quản lý nhà nước về đô thị, hạ tầng đô thị (cây xanh, nguồn nước); xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của thành phố cần rõ ràng; cần đánh giá rõ công tác cán bộ và Chỉ thị số 03, 05; vấn đề cải cách thủ tục hành chính, kỷ cương, kỷ luật hành chính trong các đơn vị sự nghiệp (trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác GPMB); sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh đối với thành phố cần hạn chế (không có cơ chế chính sách riêng cho thành phố). Phần đánh giá chung, đồng chí Bí thư cơ bản thống nhất 5 nội dung nhưng cần nhận thức, kết nối lại lại các phần đánh giá sao cho đúng với thực tế của thành phố; về phần bài học kinh nghiệm cần bổ sung thêm phần bài học thành công và bài học thất bại (là rõ các vấn đề bài học về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, về công tác cán bộ, về quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, về đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong Nhân dân); phần thuận lợi, khó khăn, Tổ biên tập cần đánh giá sát thực những khó khăn, thuận lợi khi huyện Đông Sơn sáp nhập về thành phố; về quan điểm, Tổ biên tập cần bổ sung ý (kiên quyết, kiên trì thực hiện triển khai nghiêm túc việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm); về hệ thống mục tiêu Tổ biên tập lưu ý cần tính toán số liệu khi sáp nhập huyện Đông Sơn về thành phố.
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa