Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Trong đó, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có vai trò đặc biết quan trọng. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng.
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan Nhà nước như sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng và có trách nhiệm sau đây: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Quản lý việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo thẩm quyền; Thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng; Xây dựng báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức hoạt động điều tra tội phạm tham nhũng.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng.
Ủy ban nhân dân các cấp: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; Tổ chức công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng; Hằng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với tội phạm tham nhũng; điều tra tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án tham nhũng thuộc thẩm quyền, giám đốc việc xét xử các vụ án tham nhũng của các tòa án khác, tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các vụ án tham nhũng.
Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng; Phối hợp trong việc tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tạo điều kiện, phối hợp với Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 còn quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Phòng Tư pháp TP Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục
-
HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 2 thông qua nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2025
09/01/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa gặp mặt các cơ quan báo chí Xuân Ất Tỵ 2025
09/01/2025 00:00:00 -
Hướng dẫn: Đăng ký, Đăng nhập tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công
09/01/2025 00:00:00 -
TP Thanh Hóa: Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công đại hội đảng các cấp
08/01/2025 00:00:00
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Trong đó, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có vai trò đặc biết quan trọng. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng.
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan Nhà nước như sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng và có trách nhiệm sau đây: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Quản lý việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo thẩm quyền; Thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng; Xây dựng báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức hoạt động điều tra tội phạm tham nhũng.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng.
Ủy ban nhân dân các cấp: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; Tổ chức công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng; Hằng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với tội phạm tham nhũng; điều tra tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án tham nhũng thuộc thẩm quyền, giám đốc việc xét xử các vụ án tham nhũng của các tòa án khác, tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các vụ án tham nhũng.
Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng; Phối hợp trong việc tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tạo điều kiện, phối hợp với Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 còn quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Phòng Tư pháp TP Thanh Hóa