Công tác giao dịch xã

Ngày 08/03/2024 00:00:00

Năm 2023, hoạt động giao dịch xã đã tạo thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận hoạt động tín dụng chính sách, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai, minh bạch và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách xã hội.

 h1.jpg

Điểm giao dịch xã tạo điều kiện cho người dân vay vốn.

Thông qua công tác giao dịch xã, năm 2023  Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp thực hiện đạt 97% tổng giá trị giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội  trên địa bàn, trong đó:100% Tổ tiết kiệm và vay vốn  đều tham gia giao dịch để thực hiện nộp lãi, gửi tiền tiết kiệm; tỷ lệ giải ngân tại Điểm giao dịch trụ sở UBND phường xã đạt 100%, thu nợ đạt 93%.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa phối hợp với chính quyền địa phương và tổ chức tổ chức chính trị, xã hội tổ chức các hình thức tuyên truyền đến hộ vay vốn thông qua Bảng thông tin niêm yết các chủ trương, chính sách về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn; tổ chức gặp gỡ, tuyên truyền trực tiếp tại các phiên họp giao ban với tổ chức tổ chức chính trị, xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn, sinh hoạt định kỳ của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn; tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của địa phương và tại các Điểm giao dịch xã; qua các phương tiện truyền thông khác như cổng thông tin điện tử thành phố, đài truyền hình thành phố; tuyên truyền qua các mạng xã hội như zalo, facebook, add giáo dục tài chính vi mô của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các khách hàng thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh… Qua đó, các hộ vay vốn hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn hiệu quả, có ý thức trả nợ, dành dụm tiền để gửi tiết kiệm, vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

Thanh Xuân


Công tác giao dịch xã

Đăng lúc: 08/03/2024 00:00:00 (GMT+7)

Năm 2023, hoạt động giao dịch xã đã tạo thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận hoạt động tín dụng chính sách, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai, minh bạch và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách xã hội.

 h1.jpg

Điểm giao dịch xã tạo điều kiện cho người dân vay vốn.

Thông qua công tác giao dịch xã, năm 2023  Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp thực hiện đạt 97% tổng giá trị giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội  trên địa bàn, trong đó:100% Tổ tiết kiệm và vay vốn  đều tham gia giao dịch để thực hiện nộp lãi, gửi tiền tiết kiệm; tỷ lệ giải ngân tại Điểm giao dịch trụ sở UBND phường xã đạt 100%, thu nợ đạt 93%.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa phối hợp với chính quyền địa phương và tổ chức tổ chức chính trị, xã hội tổ chức các hình thức tuyên truyền đến hộ vay vốn thông qua Bảng thông tin niêm yết các chủ trương, chính sách về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn; tổ chức gặp gỡ, tuyên truyền trực tiếp tại các phiên họp giao ban với tổ chức tổ chức chính trị, xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn, sinh hoạt định kỳ của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn; tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của địa phương và tại các Điểm giao dịch xã; qua các phương tiện truyền thông khác như cổng thông tin điện tử thành phố, đài truyền hình thành phố; tuyên truyền qua các mạng xã hội như zalo, facebook, add giáo dục tài chính vi mô của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các khách hàng thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh… Qua đó, các hộ vay vốn hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn hiệu quả, có ý thức trả nợ, dành dụm tiền để gửi tiết kiệm, vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

Thanh Xuân