Đi lễ chùa đầu xuân - Nét đẹp văn hóa tâm linh

Ngày 03/02/2022 00:00:00

Thời tiết đầu xuân năm mới Nhân Dần 2022 có nhiều thuận lợi nên tại các khu tâm linh trên địa bàn thành phố thu hút khá đông du khách đến vãn cảnh và lễ chùa để cầu mong những điều tốt đẹp, an lành, may mắn sẽ đến trong năm mới. Chính vì lẽ đó nét văn hóa đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đông đảo người dân.

Trong quan niệm của người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho một năm mới và mong tìm được sự thanh thản trong tâm hồn sau những bộ bề của cuộc sống. Chính vì thế mà việc đi lễ chùa đầu năm thường được bắt đầu ngày từ thời khắc chuyển giao từ  năm cũ sang năm mới và kéo dài đến hết tháng Giêng. 

11.jpg
Tại ch
ính điện, người dân cầu lộc, bình an đứng lễ giữ khoảng cách và luôn đeo khẩu khang (ảnh Thanh Xuân)

Để du khách thập phương đến lễ chùa được an toàn, thuận tiện và xây dựng nét văn hóa khi đến Đền, Chùa, Ban trị sự phật giáo thành phố,  các nhà Chùa, nhà Đền trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã tổ chức sắp xếp khu vực để xe, có biển hướng dẫn từng khu vực phục vụ, bố trí các điểm hóa vàng mã hợp lý. Đặc biệt tình trạng người ăn xin trước cổng đền, chùa đã được hạn chế.  Một điều đáng ghi nhận là năm nay tại phần lớn các Đền, Chùa, các điểm di tích, tình trạng Nhân dân đặt tiền lẻ lên các ban thờ, tay phật không còn xảy ra tràn lan như các năm trước đây; Nhân dân đã có ý thức bỏ tiền đèn dầu, cung tiến vào hòm công đức. Trên mỗi ban thờ, Ban  quản lý các di tích, đền chùa đều đặt biển ghi chú: “Không đặt tiền lên các ban thờ, tượng phật”. 

12.jpg
Các năm trước, tại sân tượng Phật người dân đi lễ chùa chen chúc, năm nay du khách đến không quá đông và thực hiện biện pháp 5K.
 (ảnh Thanh Xuân)

Xuân Nhâm Dần là mùa xuân thứ 2 xuất hiện dịch bệnh Covid – 19 vì thế  cấp ủy chính quyền từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là ngành y tế phối hợp chặt chẽ với 44 nhà Đền, nhà Chùa làm tốt công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang nên phật tử từ nhiều nơi vẫn về các điểm tâm linh trên địa bàn thành phố để lễ phật cầu may. Điều đó cho thấy nhu cầu về văn hóa tâm linh ngày càng thiết thực đối với mỗi người. 

13.jpg
Ai ai cũng tỏ lòng thành kính và cầu mong 
sức khỏe, tài Lộc  đến với gia đình mình (ảnh Thanh Xuân)

Tại một số chùa trên địa bàn thành phố, công tác vệ sinh môi trường được thực hiện khá tốt, không xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi, gây mất mỹ quan di tích. Tất cả các Đền, Chùa trên địa bàn đều được trang hoàng rực rỡ, hương hoa thơm ngát để đón du khách thập phương về vãn cảnh và bái phật. Nhiều chùa đặt các biển hướng dẫn và thường xuyên tuyên truyền về nội quy của nhà chùa, các nội dung về xây dựng nếp sống văn hóa mới trong việc đi lễ chùa, tuyên truyền  những điều tốt đẹp trong đạo phật khuyên răn con người sống nhân ái, hướng thiện. Đây là những việc làm thiết thực của các di tích, đền chùa  góp phần đưa các hoạt động lễ chùa thực sự trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam. 

14.jpg
Với nhiều người đi lễ chùa đầu năm còn là nơi check in lưu giữ lại những kỷ niệm
 (ảnh Thanh Xuân)

Đối với người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hành phúc và bình an. Mong rằng nét văn hóa này được gìn giữ để mỗi người khi đến nơi của Phật cảm thấy thanh thàn và cảm nhận được sự linh thiêng khi đến Đền, Chùa trong những ngày đầu xuân./.  


Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hoá

Đi lễ chùa đầu xuân - Nét đẹp văn hóa tâm linh

Đăng lúc: 03/02/2022 00:00:00 (GMT+7)

Thời tiết đầu xuân năm mới Nhân Dần 2022 có nhiều thuận lợi nên tại các khu tâm linh trên địa bàn thành phố thu hút khá đông du khách đến vãn cảnh và lễ chùa để cầu mong những điều tốt đẹp, an lành, may mắn sẽ đến trong năm mới. Chính vì lẽ đó nét văn hóa đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đông đảo người dân.

Trong quan niệm của người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho một năm mới và mong tìm được sự thanh thản trong tâm hồn sau những bộ bề của cuộc sống. Chính vì thế mà việc đi lễ chùa đầu năm thường được bắt đầu ngày từ thời khắc chuyển giao từ  năm cũ sang năm mới và kéo dài đến hết tháng Giêng. 

11.jpg
Tại ch
ính điện, người dân cầu lộc, bình an đứng lễ giữ khoảng cách và luôn đeo khẩu khang (ảnh Thanh Xuân)

Để du khách thập phương đến lễ chùa được an toàn, thuận tiện và xây dựng nét văn hóa khi đến Đền, Chùa, Ban trị sự phật giáo thành phố,  các nhà Chùa, nhà Đền trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã tổ chức sắp xếp khu vực để xe, có biển hướng dẫn từng khu vực phục vụ, bố trí các điểm hóa vàng mã hợp lý. Đặc biệt tình trạng người ăn xin trước cổng đền, chùa đã được hạn chế.  Một điều đáng ghi nhận là năm nay tại phần lớn các Đền, Chùa, các điểm di tích, tình trạng Nhân dân đặt tiền lẻ lên các ban thờ, tay phật không còn xảy ra tràn lan như các năm trước đây; Nhân dân đã có ý thức bỏ tiền đèn dầu, cung tiến vào hòm công đức. Trên mỗi ban thờ, Ban  quản lý các di tích, đền chùa đều đặt biển ghi chú: “Không đặt tiền lên các ban thờ, tượng phật”. 

12.jpg
Các năm trước, tại sân tượng Phật người dân đi lễ chùa chen chúc, năm nay du khách đến không quá đông và thực hiện biện pháp 5K.
 (ảnh Thanh Xuân)

Xuân Nhâm Dần là mùa xuân thứ 2 xuất hiện dịch bệnh Covid – 19 vì thế  cấp ủy chính quyền từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là ngành y tế phối hợp chặt chẽ với 44 nhà Đền, nhà Chùa làm tốt công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang nên phật tử từ nhiều nơi vẫn về các điểm tâm linh trên địa bàn thành phố để lễ phật cầu may. Điều đó cho thấy nhu cầu về văn hóa tâm linh ngày càng thiết thực đối với mỗi người. 

13.jpg
Ai ai cũng tỏ lòng thành kính và cầu mong 
sức khỏe, tài Lộc  đến với gia đình mình (ảnh Thanh Xuân)

Tại một số chùa trên địa bàn thành phố, công tác vệ sinh môi trường được thực hiện khá tốt, không xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi, gây mất mỹ quan di tích. Tất cả các Đền, Chùa trên địa bàn đều được trang hoàng rực rỡ, hương hoa thơm ngát để đón du khách thập phương về vãn cảnh và bái phật. Nhiều chùa đặt các biển hướng dẫn và thường xuyên tuyên truyền về nội quy của nhà chùa, các nội dung về xây dựng nếp sống văn hóa mới trong việc đi lễ chùa, tuyên truyền  những điều tốt đẹp trong đạo phật khuyên răn con người sống nhân ái, hướng thiện. Đây là những việc làm thiết thực của các di tích, đền chùa  góp phần đưa các hoạt động lễ chùa thực sự trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam. 

14.jpg
Với nhiều người đi lễ chùa đầu năm còn là nơi check in lưu giữ lại những kỷ niệm
 (ảnh Thanh Xuân)

Đối với người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hành phúc và bình an. Mong rằng nét văn hóa này được gìn giữ để mỗi người khi đến nơi của Phật cảm thấy thanh thàn và cảm nhận được sự linh thiêng khi đến Đền, Chùa trong những ngày đầu xuân./.  


Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hoá