Hàm Rồng – ký ức bi tráng

Ngày 28/03/2025 00:00:00

Hàm Rồng địa danh đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, đi qua Hàm Rồng đều có thể nhìn thấy con đê bên bờ Nam, chạy từ đầu cầu xuống đến làng Nam Ngạn. Đây là một đoạn đê xung yếu của dòng sông Mã. Trong những trận chiến khốc liệt, đoạn đê này đã chịu không biết bao nhiêu trận bom đạn của giặc Mỹ dội xuống. Ngày 14/6/1972 đế quốc Mỹ điều động 24 lần chiếc máy bay đánh phá nhiều nơi trong thị xã Thanh Hóa và trút bom vào khu vực đê sông Mã đúng lúc 2.000 giáo sinh trường Sư phạm 7+3, y sinh trường Y và giáo viên của thị xã Thanh Hóa đang đắp đê. Tội ác dã man của giặc Mỹ đã làm 64 thầy cô giáo và học sinh của 2 trường hy sinh và gần 200 người bị thương. Ngày 14/6/1972 mãi mãi là 1 ký ức đau thương không thể nào quên đối với người dân xứ Thanh. Sự hy sinh của các anh, các chị ở tuổi đôi mươi đã góp phần bảo vệ cầu Hàm Rồng, đê sông Mã làm nên chiến thắng Hàm Rồng oanh liệt.

 22.jpg

Cầu Hàm Rồng – vẫn sừng sững hiên ngang nối đôi bờ sông Mã

KÝ ỨC KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

Tuy đã tuyên bố ngừng ném bom, bắn phá miền Bắc Việt Nam và tiến hành đàm phán ở Pa ri, nhưng đế quốc Mỹ vẫn lén lút tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc, cùng với đẩy mạnh “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ 2 của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt trên toàn miền Bắc. Đối với tỉnh Thanh Hóa chiến tranh phá hoại lần thứ 2 được đánh dấu bằng sự kiện ngày 26/12/1971, khi đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom, bắn phá dữ dội vào khu vực Hàm Rồng.

Nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, đế quốc Mỹ coi cầu Hàm Rồng là một điểm tắc lý tưởng trên tuyến đường vận tải từ Bắc vào Nam. Hàng vạn tấn bom đã trút xuống mảnh đất này, nhiều hơn bất kì địa danh nào trên dải đất hình chữ S, nhưng không thể khuất phục ý chí của quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn anh hùng. Ngay sau cái đêm 21-4-1972 đầy ắp tiếng bom ấy, một lần nữa đê Nam Ngạn lại tiếp tục hứng chịu tội ác tàn độc của giặc Mỹ. Con đê bị sụt lở, để bảo đảm giao thông và phòng chống lũ lụt, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã huy động lực lượng bồi đắp đê. Cho đến nay, sau hơn 50 năm trong ký ức của những người còn sống vụ tàn sát dãn man, đẫm máu của giặc Mỹ ở đê sông Mã, Nam Ngạn buổi sáng ngày 14/6/1972.

6 (1).jpg
Ông Hồ Văn Bình, giáo viên nghỉ hưu, người trực tiếp tham gia đắp đê

Nhắc lại sự kiện này ông Hồ Văn Bình, lúc đó là giáo viên trường cấp III Lam Sơn, người trực tiếp tham gia đắp đê ở Nam Ngạn, trong cơ thể ông vẫn còn mảnh bom găm vào xương sống, teo cơ đùi phải, mất 45% sức lao động, sau hơn 50 năm nhưng ông Bình vẫn nhớ như in buổi sáng định mệnh ấy “ máy bay đến bất thình lình, không ai biết trước, đang làm thì bị ném bom, khi tỉnh dậy, thấy cơ thể đau, không cử động được, người ngập trong bùn đất, nhìn xung quanh chỉ thấy bùn đất và người nằm la liệt,  khi được mọi người kéo lên thấy phần thân dưới không cử động được.”

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của giặc Mỹ, sau các trận ném bom điên cuồng bằng máy bay B52, nhất là trong các ngày 21, 25, 26 và 27-4-1972, bắn phá cầu Hàm Rồng đã làm đê sông Mã bị tàn phá nghiêm trọng nhưng chưa có điều kiện tu bổ. Đến tháng 6-1972, nước sông Mã lên cao, nguy cơ gây vỡ đê, ngập lụt khắp thị xã Thanh Hóa và vùng phụ cận là rất lớn. Để đảm bảo tuyến giao thông huyết mạch phục vụ chiến trường miền Nam và phòng chống lũ lụt, ngay trong thời điểm máy bay Mỹ đánh phá dữ dội, chính quyền tỉnh Thanh Hóa vẫn phải huy động lực lượng khẩn cấp bồi đắp đoạn đê sông Mã xung yếu từ Nam Ngạn đến cầu Hàm Rồng.

Địa điểm đắp đê là đoạn đê hữu sông Mã, cách chân cầu Hàm Rồng chừng 1km. Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, công trường lại nằm trong vùng trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ nên Ban chỉ huy công trường phân công cứ 5 người làm một hầm chữ A dọc theo chân đê để tránh bom đạn. Các hoạt động đắp đê diễn ra vào ban đêm, nhưng để đảm bảo an toàn, bí mật và ưu tiên cho việc thông xe qua tiền tuyến, đoàn dân công quyết định chuyển giờ đắp đê vào lúc tảng sáng.

Thời khắc định mệnh vào khoảng 8h sáng ngày 14/6/1972 (tức ngày 4/5 Nhâm Tý),bất ngờ, dồn dập và điên cuồng máy bay Mỹ từ cửa biển lao thẳng về phía cầu Hàm Rồng dội bom xuống đầu gần 2000 giáo viên, học sinh trường y sỹ, trường Sư phạm 7+3 và dân công hỏa tuyến các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa đang đắp đê cách chân cầu chừng 1 km. Gần 1 giờ sau khi tiếng bom đạn đã dứt, bầu trời Nam ngạn, Hàm Rồng chỉ là một mầu đen kịt khói bom mùi cháy khét lẹt, 24 loạt bom trải dài cả cây số như 1 trận cuồng phong khiến nhiều người hi sinh tại chỗ, nhiều người vào hầm trú ấn cũng hy sinh vì bom rơi trúng hầm hoặc bị thương do mảnh bom và sức ép.

Trong khói, bụi mù mịt và hoang tàn của bom đạn 64 thầy giáo, cô giáo, các anh, các chị học sinh của trường y sỹ và trường sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã hy sinh. Các anh các chị là những chàng trai cô giái lúc ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn ở tuổi đôi mươi đang mang trong mình bầu nhiệt huyết, hoài bão, ước mơ, lý tưởng cao đẹp, chưa kịp đem kiến thức của mình cống hiến cho sự nghiệp cứu người, trồng người như tâm nguyện

Trong ký ức của những người còn sống, phần lớn những người đã ngã xuống tuổi đời còn rất trẻ. Sự kiện này như một minh chứng lịch sử, tố cáo sâu sắc tội ác của đế quốc Mỹ gây ra đối với những người dân vô tội trên quê hương Thanh Hóa đang chuyển đất đắp đê.

7.jpg
Mẹ An Thị Mơ và những câu chuyện về liệt sỹ Nguyễn Thị Tú Lệ

Biết bao người khi trở về quê hương, mang trong mình những vết thương và bệnh tật suốt đời. Ở nơi hậu phương, đã có biết bao người cha, người mẹ khóc cạn nước mắt vì những người con ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Hơn 50 năm qua mẹ An Thị Mơ, ở tuổi đại thọ, đôi mắt mẹ đã mờ, chân đã chậm, có chuyện nhớ, chuyện quên, nhưng câu chuyện về con gái mẹ, liệt sỹ Nguyễn Thị Tú Lệ, lúc đó đang là giáo viên trường cấp 1 - Hoàng Hoa Thám, hy sinh khi tham gia đắp đê sông Mã thì mãi không phai trong ký ức đau đớn của Mẹ: Thôi hôm nay nó lại bỏ bom ở khu vực Hàm Rồng rồi, nơi con gái mẹ và các giáo viên, học sinh đang đắp đê ở đó, linh tính của người mẹ đã đúng, khi đó mẹ bỏ cả gánh lúa chạy về nhà thì nghe tin chị Lệ hi sinh, khi ra nhận con thấy mặt đang còn lấm bùn đất, không nhận ra được; nhờ người lau chùi mới thấy rõ mặt”

33.jpg
Liệt sỹ Nguyễn Sỹ Hòe yên nghỉ tại nghĩa trang quê nhà

Đến nghĩa trang xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, Nghệ An thắp những nén tâm hương lên phần mộ liệt sỹ Nguyễn Sỹ Hòe, hy sinh tại công trường đắp đê sông Mã ngày 14/6/1972 khi đó anh là giáo viên hướng dẫn thực tập, sau 50 năm nằm xa quê hương, năm 2022 khi nghĩa trang liệt sỹ của xã nhà được khánh thành anh được chính quyền địa phương, người thân đón về quê mẹ.

Theo thống kê, lực lượng tham gia đắp đê lúc đó có hơn 2 nghìn người, trong đó riêng huyện Đông Sơn có một nghìn người, còn lại là giáo viên, sinh viên, học sinh của các trường ở thị xã Thanh Hóa, giáo viên các cấp ở thị xã lúc bấy giờ và dân công của một số huyện lân cận vì những lực lượng khác đã tham gia vào các đơn vị chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng.

2.jpg
Bà Trần Thị Tâm (ngoài cùng bên phải) nhớ lại khoảnh khắc tham gia cứu thương

Bà Trần Thị Tâm lúc bấy giờ là y tá tại Bệnh viện huyện Đông Sơn (này là bệnh viên Đông Sơn, TP Thanh Hóa), xưa ở tuổi đôi mươi, giờ đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng trí nhớ và tinh thần vẫn tinh anh, bà Tâm xúc động khi nhớ lại những khoảnh khắc tham gia cứu thương buổi sáng ngày 14/6/1972. “Hôm đó ngày Tết đoan ngọ, lúc đó khoảng hơn 9h khi đang làm việc thì có tiếng ấm ầm lao thẳng về hướng cầu Hàm Rồng, thả hàng loạt bom, sau 5 phút thì nhận được điện báo công trường có nhiều người chết và bị thương, bệnh viện chuẩn bị sơ cấp cứu. Hơn 20 phút sau người cứ ùn ùn kéo đến bệnh viện người khiêng, người cõng, người kéo xe cút kít.. người nằm la liệt, kêu la, người cụt tay, người cụt chân, máu lẫn bùn đất dính khắp người; lúc đó bệnh viện còn rất khó khăn, chỉ có 2 cái gường, 2 y sỹ và 1 y tá. Chúng tôi chỉ biết ôm chiếu chải xuống nền xi măng, huy động toàn bộ bệnh viện băng bó viết thương, rửa cho bệnh nhân, tôi nói mọi người ơi, những bệnh nhân nặng là những người không nói được, nên cấp cứu trước…chúng tôi tập trung cứu người đến nửa đêm chẳng ai ăn uống gì nhưng cũng không thấy đói, cứ chạy đi, chạy lại cấp cứu bệnh nhân, mãi đến sáng ngày hôm sau mới thấm mệt”

Theo các tài liệu thống kê, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Thanh Hóa phải hứng chịu hơn 20.000 tấn bom đạn, có hơn 43.000 liệt sĩ, 19.000 thương binh, hơn 20.000 nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam và hơn 20.000 người dân vô tội bị sát hại và bị thương. Chưa kể rất nhiều liệt sĩ ở các địa phương khác cũng chiến đấu và hi sinh trên đất Thanh Hóa, cùng hàng loạt cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, đường sá, cầu cống, nhà cửa bị tàn phá nặng nề.

BIẾT ƠN VÀ TRI ÂN

Hơn 50 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mảnh đất Nam Ngạn, Hàm Rồng năm xưa giờ đã thành nơi chứa đựng những huyền thoại cao cả, linh thiêng. Khắc ghi công lao, tri ân sự hy sinh anh dũng của các dân công, giáo viên, học sinh đã hy sinh ngày 14/6/1972 trên công trường đắp đê sông Mã. Năm 2011, tỉnh và thành phố Thanh Hóa đầu tư xây dựng bia tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã - những người con ưu tú của quê hương, đây cũng là dấu tích tố cáo tội ác dã man của đế quốc Mỹ.

5 (1).jpg
Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 tại đê Sông Mã

Tưởng niệm, tri ân 64 giáo viên, học sinh đã hy sinh và những người vượt qua mưa bom bão đạn để làm nhiệm vụ đắp đê, giữ đê sông Mã năm 1972, sự hy sinh của các anh, các chị góp phần bảo vệ cầu Hàm Rồng, đê sông Mã, bảo đảm cho giao thông thông suốt chi viện cho chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt điều chỉnh dự án Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 tại đê Sông Mã, phường Nam Ngạn. Theo đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh là hơn 125 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách tỉnh là hơn 60 tỷ đồng, vốn ngân sách thành phố là gần 65 tỷ đồng.

Dự án có quy mô đầu tư trên diện tích khoảng 2,05 ha, gồm 2 khu vực chính. Khu vực trong đê là Nhà lưu niệm giáo viên và học sinh; nhà quản lý, đón tiếp khách và khu vệ sinh chung; khu tưởng niệm nữ sinh (Hồ sen, sân lễ, đền thờ nữ sinh...); khu tái hiện lịch sử; khu trồng cây lưu niệm. Khu vực ngoài đê là khu tượng đài nữ sinh; bến thuyền lịch sử; miếu thờ, bia ghi dấu địa điểm lịch sử; khu tái hiện không gian làng Nam Ngạn truyền thống...

Nơi đây sẽ trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống cách mạng, cùng với cảnh quan sông Mã, núi Hàm Rồng, công trình sẽ là điểm du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, nơi chứa đựng bao huyền thoại thiêng liêng và cao cả, thu hút du khách khi đến thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

4.jpg
Khu tái hiện lịch sử, Công viên tưởng niệm giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972

Hơn nửa thế kỷ qua, không hẹn mà gặp, người dân xứ Thanh lấy ngày 4/5 âm lịch, ngay trước Tết Đoan Ngọ làm ngày giỗ của những giáo sinh hy sinh trong trận thảm sát Nam Ngạn ngày ấy. Cùng với thời gian, cầu Hàm Rồng lịch sử vẫn sừng sững hiên ngang soi mình bên dòng sông Mã. Nơi các anh, các chị ngã xuống đã mọc lên những công trình, những khu đô thị mới…. minh chứng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của nơi đây.

Sự hy sinh của các anh, các chị đã làm rạng danh cho đất nước. Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam nói chung, thành phố Thanh Hóa nói riêng mãi mãi ghi lòng tạc dạ, biết ơn những người ngã xuống. Những chiến công, hy sinh của các anh, các chị sẽ mãi vẹn nguyện trong kí ức của những người ở lại, nhắc nhở về một thời hào hùng trong quá khứ, để những thế hệ hôm nay viết tiếp lên những trang sử hào hùng của thành phố Thanh Hóa trên con đường đổi mới và phát triển./.

 

Lê Thảo


Hàm Rồng – ký ức bi tráng

Đăng lúc: 28/03/2025 00:00:00 (GMT+7)

Hàm Rồng địa danh đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, đi qua Hàm Rồng đều có thể nhìn thấy con đê bên bờ Nam, chạy từ đầu cầu xuống đến làng Nam Ngạn. Đây là một đoạn đê xung yếu của dòng sông Mã. Trong những trận chiến khốc liệt, đoạn đê này đã chịu không biết bao nhiêu trận bom đạn của giặc Mỹ dội xuống. Ngày 14/6/1972 đế quốc Mỹ điều động 24 lần chiếc máy bay đánh phá nhiều nơi trong thị xã Thanh Hóa và trút bom vào khu vực đê sông Mã đúng lúc 2.000 giáo sinh trường Sư phạm 7+3, y sinh trường Y và giáo viên của thị xã Thanh Hóa đang đắp đê. Tội ác dã man của giặc Mỹ đã làm 64 thầy cô giáo và học sinh của 2 trường hy sinh và gần 200 người bị thương. Ngày 14/6/1972 mãi mãi là 1 ký ức đau thương không thể nào quên đối với người dân xứ Thanh. Sự hy sinh của các anh, các chị ở tuổi đôi mươi đã góp phần bảo vệ cầu Hàm Rồng, đê sông Mã làm nên chiến thắng Hàm Rồng oanh liệt.

 22.jpg

Cầu Hàm Rồng – vẫn sừng sững hiên ngang nối đôi bờ sông Mã

KÝ ỨC KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

Tuy đã tuyên bố ngừng ném bom, bắn phá miền Bắc Việt Nam và tiến hành đàm phán ở Pa ri, nhưng đế quốc Mỹ vẫn lén lút tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc, cùng với đẩy mạnh “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ 2 của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt trên toàn miền Bắc. Đối với tỉnh Thanh Hóa chiến tranh phá hoại lần thứ 2 được đánh dấu bằng sự kiện ngày 26/12/1971, khi đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom, bắn phá dữ dội vào khu vực Hàm Rồng.

Nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, đế quốc Mỹ coi cầu Hàm Rồng là một điểm tắc lý tưởng trên tuyến đường vận tải từ Bắc vào Nam. Hàng vạn tấn bom đã trút xuống mảnh đất này, nhiều hơn bất kì địa danh nào trên dải đất hình chữ S, nhưng không thể khuất phục ý chí của quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn anh hùng. Ngay sau cái đêm 21-4-1972 đầy ắp tiếng bom ấy, một lần nữa đê Nam Ngạn lại tiếp tục hứng chịu tội ác tàn độc của giặc Mỹ. Con đê bị sụt lở, để bảo đảm giao thông và phòng chống lũ lụt, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã huy động lực lượng bồi đắp đê. Cho đến nay, sau hơn 50 năm trong ký ức của những người còn sống vụ tàn sát dãn man, đẫm máu của giặc Mỹ ở đê sông Mã, Nam Ngạn buổi sáng ngày 14/6/1972.

6 (1).jpg
Ông Hồ Văn Bình, giáo viên nghỉ hưu, người trực tiếp tham gia đắp đê

Nhắc lại sự kiện này ông Hồ Văn Bình, lúc đó là giáo viên trường cấp III Lam Sơn, người trực tiếp tham gia đắp đê ở Nam Ngạn, trong cơ thể ông vẫn còn mảnh bom găm vào xương sống, teo cơ đùi phải, mất 45% sức lao động, sau hơn 50 năm nhưng ông Bình vẫn nhớ như in buổi sáng định mệnh ấy “ máy bay đến bất thình lình, không ai biết trước, đang làm thì bị ném bom, khi tỉnh dậy, thấy cơ thể đau, không cử động được, người ngập trong bùn đất, nhìn xung quanh chỉ thấy bùn đất và người nằm la liệt,  khi được mọi người kéo lên thấy phần thân dưới không cử động được.”

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của giặc Mỹ, sau các trận ném bom điên cuồng bằng máy bay B52, nhất là trong các ngày 21, 25, 26 và 27-4-1972, bắn phá cầu Hàm Rồng đã làm đê sông Mã bị tàn phá nghiêm trọng nhưng chưa có điều kiện tu bổ. Đến tháng 6-1972, nước sông Mã lên cao, nguy cơ gây vỡ đê, ngập lụt khắp thị xã Thanh Hóa và vùng phụ cận là rất lớn. Để đảm bảo tuyến giao thông huyết mạch phục vụ chiến trường miền Nam và phòng chống lũ lụt, ngay trong thời điểm máy bay Mỹ đánh phá dữ dội, chính quyền tỉnh Thanh Hóa vẫn phải huy động lực lượng khẩn cấp bồi đắp đoạn đê sông Mã xung yếu từ Nam Ngạn đến cầu Hàm Rồng.

Địa điểm đắp đê là đoạn đê hữu sông Mã, cách chân cầu Hàm Rồng chừng 1km. Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, công trường lại nằm trong vùng trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ nên Ban chỉ huy công trường phân công cứ 5 người làm một hầm chữ A dọc theo chân đê để tránh bom đạn. Các hoạt động đắp đê diễn ra vào ban đêm, nhưng để đảm bảo an toàn, bí mật và ưu tiên cho việc thông xe qua tiền tuyến, đoàn dân công quyết định chuyển giờ đắp đê vào lúc tảng sáng.

Thời khắc định mệnh vào khoảng 8h sáng ngày 14/6/1972 (tức ngày 4/5 Nhâm Tý),bất ngờ, dồn dập và điên cuồng máy bay Mỹ từ cửa biển lao thẳng về phía cầu Hàm Rồng dội bom xuống đầu gần 2000 giáo viên, học sinh trường y sỹ, trường Sư phạm 7+3 và dân công hỏa tuyến các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa đang đắp đê cách chân cầu chừng 1 km. Gần 1 giờ sau khi tiếng bom đạn đã dứt, bầu trời Nam ngạn, Hàm Rồng chỉ là một mầu đen kịt khói bom mùi cháy khét lẹt, 24 loạt bom trải dài cả cây số như 1 trận cuồng phong khiến nhiều người hi sinh tại chỗ, nhiều người vào hầm trú ấn cũng hy sinh vì bom rơi trúng hầm hoặc bị thương do mảnh bom và sức ép.

Trong khói, bụi mù mịt và hoang tàn của bom đạn 64 thầy giáo, cô giáo, các anh, các chị học sinh của trường y sỹ và trường sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã hy sinh. Các anh các chị là những chàng trai cô giái lúc ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn ở tuổi đôi mươi đang mang trong mình bầu nhiệt huyết, hoài bão, ước mơ, lý tưởng cao đẹp, chưa kịp đem kiến thức của mình cống hiến cho sự nghiệp cứu người, trồng người như tâm nguyện

Trong ký ức của những người còn sống, phần lớn những người đã ngã xuống tuổi đời còn rất trẻ. Sự kiện này như một minh chứng lịch sử, tố cáo sâu sắc tội ác của đế quốc Mỹ gây ra đối với những người dân vô tội trên quê hương Thanh Hóa đang chuyển đất đắp đê.

7.jpg
Mẹ An Thị Mơ và những câu chuyện về liệt sỹ Nguyễn Thị Tú Lệ

Biết bao người khi trở về quê hương, mang trong mình những vết thương và bệnh tật suốt đời. Ở nơi hậu phương, đã có biết bao người cha, người mẹ khóc cạn nước mắt vì những người con ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Hơn 50 năm qua mẹ An Thị Mơ, ở tuổi đại thọ, đôi mắt mẹ đã mờ, chân đã chậm, có chuyện nhớ, chuyện quên, nhưng câu chuyện về con gái mẹ, liệt sỹ Nguyễn Thị Tú Lệ, lúc đó đang là giáo viên trường cấp 1 - Hoàng Hoa Thám, hy sinh khi tham gia đắp đê sông Mã thì mãi không phai trong ký ức đau đớn của Mẹ: Thôi hôm nay nó lại bỏ bom ở khu vực Hàm Rồng rồi, nơi con gái mẹ và các giáo viên, học sinh đang đắp đê ở đó, linh tính của người mẹ đã đúng, khi đó mẹ bỏ cả gánh lúa chạy về nhà thì nghe tin chị Lệ hi sinh, khi ra nhận con thấy mặt đang còn lấm bùn đất, không nhận ra được; nhờ người lau chùi mới thấy rõ mặt”

33.jpg
Liệt sỹ Nguyễn Sỹ Hòe yên nghỉ tại nghĩa trang quê nhà

Đến nghĩa trang xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, Nghệ An thắp những nén tâm hương lên phần mộ liệt sỹ Nguyễn Sỹ Hòe, hy sinh tại công trường đắp đê sông Mã ngày 14/6/1972 khi đó anh là giáo viên hướng dẫn thực tập, sau 50 năm nằm xa quê hương, năm 2022 khi nghĩa trang liệt sỹ của xã nhà được khánh thành anh được chính quyền địa phương, người thân đón về quê mẹ.

Theo thống kê, lực lượng tham gia đắp đê lúc đó có hơn 2 nghìn người, trong đó riêng huyện Đông Sơn có một nghìn người, còn lại là giáo viên, sinh viên, học sinh của các trường ở thị xã Thanh Hóa, giáo viên các cấp ở thị xã lúc bấy giờ và dân công của một số huyện lân cận vì những lực lượng khác đã tham gia vào các đơn vị chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng.

2.jpg
Bà Trần Thị Tâm (ngoài cùng bên phải) nhớ lại khoảnh khắc tham gia cứu thương

Bà Trần Thị Tâm lúc bấy giờ là y tá tại Bệnh viện huyện Đông Sơn (này là bệnh viên Đông Sơn, TP Thanh Hóa), xưa ở tuổi đôi mươi, giờ đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng trí nhớ và tinh thần vẫn tinh anh, bà Tâm xúc động khi nhớ lại những khoảnh khắc tham gia cứu thương buổi sáng ngày 14/6/1972. “Hôm đó ngày Tết đoan ngọ, lúc đó khoảng hơn 9h khi đang làm việc thì có tiếng ấm ầm lao thẳng về hướng cầu Hàm Rồng, thả hàng loạt bom, sau 5 phút thì nhận được điện báo công trường có nhiều người chết và bị thương, bệnh viện chuẩn bị sơ cấp cứu. Hơn 20 phút sau người cứ ùn ùn kéo đến bệnh viện người khiêng, người cõng, người kéo xe cút kít.. người nằm la liệt, kêu la, người cụt tay, người cụt chân, máu lẫn bùn đất dính khắp người; lúc đó bệnh viện còn rất khó khăn, chỉ có 2 cái gường, 2 y sỹ và 1 y tá. Chúng tôi chỉ biết ôm chiếu chải xuống nền xi măng, huy động toàn bộ bệnh viện băng bó viết thương, rửa cho bệnh nhân, tôi nói mọi người ơi, những bệnh nhân nặng là những người không nói được, nên cấp cứu trước…chúng tôi tập trung cứu người đến nửa đêm chẳng ai ăn uống gì nhưng cũng không thấy đói, cứ chạy đi, chạy lại cấp cứu bệnh nhân, mãi đến sáng ngày hôm sau mới thấm mệt”

Theo các tài liệu thống kê, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Thanh Hóa phải hứng chịu hơn 20.000 tấn bom đạn, có hơn 43.000 liệt sĩ, 19.000 thương binh, hơn 20.000 nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam và hơn 20.000 người dân vô tội bị sát hại và bị thương. Chưa kể rất nhiều liệt sĩ ở các địa phương khác cũng chiến đấu và hi sinh trên đất Thanh Hóa, cùng hàng loạt cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, đường sá, cầu cống, nhà cửa bị tàn phá nặng nề.

BIẾT ƠN VÀ TRI ÂN

Hơn 50 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mảnh đất Nam Ngạn, Hàm Rồng năm xưa giờ đã thành nơi chứa đựng những huyền thoại cao cả, linh thiêng. Khắc ghi công lao, tri ân sự hy sinh anh dũng của các dân công, giáo viên, học sinh đã hy sinh ngày 14/6/1972 trên công trường đắp đê sông Mã. Năm 2011, tỉnh và thành phố Thanh Hóa đầu tư xây dựng bia tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã - những người con ưu tú của quê hương, đây cũng là dấu tích tố cáo tội ác dã man của đế quốc Mỹ.

5 (1).jpg
Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 tại đê Sông Mã

Tưởng niệm, tri ân 64 giáo viên, học sinh đã hy sinh và những người vượt qua mưa bom bão đạn để làm nhiệm vụ đắp đê, giữ đê sông Mã năm 1972, sự hy sinh của các anh, các chị góp phần bảo vệ cầu Hàm Rồng, đê sông Mã, bảo đảm cho giao thông thông suốt chi viện cho chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt điều chỉnh dự án Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 tại đê Sông Mã, phường Nam Ngạn. Theo đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh là hơn 125 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách tỉnh là hơn 60 tỷ đồng, vốn ngân sách thành phố là gần 65 tỷ đồng.

Dự án có quy mô đầu tư trên diện tích khoảng 2,05 ha, gồm 2 khu vực chính. Khu vực trong đê là Nhà lưu niệm giáo viên và học sinh; nhà quản lý, đón tiếp khách và khu vệ sinh chung; khu tưởng niệm nữ sinh (Hồ sen, sân lễ, đền thờ nữ sinh...); khu tái hiện lịch sử; khu trồng cây lưu niệm. Khu vực ngoài đê là khu tượng đài nữ sinh; bến thuyền lịch sử; miếu thờ, bia ghi dấu địa điểm lịch sử; khu tái hiện không gian làng Nam Ngạn truyền thống...

Nơi đây sẽ trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống cách mạng, cùng với cảnh quan sông Mã, núi Hàm Rồng, công trình sẽ là điểm du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, nơi chứa đựng bao huyền thoại thiêng liêng và cao cả, thu hút du khách khi đến thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

4.jpg
Khu tái hiện lịch sử, Công viên tưởng niệm giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972

Hơn nửa thế kỷ qua, không hẹn mà gặp, người dân xứ Thanh lấy ngày 4/5 âm lịch, ngay trước Tết Đoan Ngọ làm ngày giỗ của những giáo sinh hy sinh trong trận thảm sát Nam Ngạn ngày ấy. Cùng với thời gian, cầu Hàm Rồng lịch sử vẫn sừng sững hiên ngang soi mình bên dòng sông Mã. Nơi các anh, các chị ngã xuống đã mọc lên những công trình, những khu đô thị mới…. minh chứng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của nơi đây.

Sự hy sinh của các anh, các chị đã làm rạng danh cho đất nước. Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam nói chung, thành phố Thanh Hóa nói riêng mãi mãi ghi lòng tạc dạ, biết ơn những người ngã xuống. Những chiến công, hy sinh của các anh, các chị sẽ mãi vẹn nguyện trong kí ức của những người ở lại, nhắc nhở về một thời hào hùng trong quá khứ, để những thế hệ hôm nay viết tiếp lên những trang sử hào hùng của thành phố Thanh Hóa trên con đường đổi mới và phát triển./.

 

Lê Thảo