Lan tỏa phong trào văn nghệ trong học sinh
Luyện tập, biểu diễn văn nghệ là một trong những phong trào có vai trò quan trọng trong hoạt động của các cấp học và các nhà trường nhằm tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh; góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh theo phương châm giáo dục toàn diện. Chính vì vậy mà hoạt động biểu diễn văn nghệ không thể thiếu trong môi trường học đường.
Tiết mục văn nghệ của giáo viên trường THPT Lý Thường Kiệt biểu diễn nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2023.
Theo chia sẻ của lãnh đạo nhà trường, những năm qua, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường luôn chú trọng phát triển các hoạt động văn nghệ cho học sinh các khối lớp. Qua đó, không chỉ tạo nguồn cảm hứng để phát huy các yếu tố sáng tạo nghệ thuật, mà còn hướng tới việc nâng cao nhận thức thẩm mỹ để học sinh biết yêu quý cái đẹp, hoàn thiện nhân cách. Hoạt động này của trường được đông đảo học sinh, cán bộ, giáo viên và cả cha mẹ học sinh hưởng ứng nhiệt tình, tạo sự lan tỏa sâu rộng, đạt hiệu quả cao.
Tiết mục văn nghệ của học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt được dàn dựng công phu.
Hiện nay trên địa bàn thành phố, mỗi nhà trường, theo đặc thù của từng cấp học đã chủ động, sáng tạo triển khai tích cực biện pháp để thúc đẩy phong trào văn nghệ; thường xuyên tổ chức chương trình chào mừng các ngày lễ lớn, tham gia các hội thi liên hoan văn nghệ của địa phương và ngành giáo dục phát động.với phương châm "Vui để học tập, khỏe để cống hiến”, phong trào văn hóa, văn nghệ cũng như phong trào thể dục, thể thao luôn được các nhà trường quan tâm phát động, tạo sân chơi lành mạnh trong môi trường giáo dục. Hằng năm, vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, các nhà trường tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao tạo khí thế tập luyện thi đua sôi nổi giữa các lớp. Thông qua việc tham gia các phong trào, nhà trường kịp thời phát hiện và bồi dưỡng những hạt giống văn nghệ, tạo ra sân chơi lành mạnh giúp học sinh phát triển năng khiếu, đam mê của mình; đồng thời còn giúp các em tránh xa sự cám dỗ của những trò giải trí vô bổ, các tệ nạn xã hội. Hơn thế, học sinh biết cách đặt ra mục tiêu và nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đó; đồng thời, học được tính kỷ luật, sự kiên trì và tinh thần vượt khó. Ðây đều là những đức tính tích cực, những kỹ năng sống quan trọng giúp học sinh phát triển toàn diện về cả trí và lực.
Hiện nay, phong trào văn nghệ của các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã được quan tâm phát triển tương đối rộng khắp; trở thành một trong những hoạt động mang tính thường xuyên , thu hút sự tham gia của đông đảo giáo viên, học sinh, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trên cơ sở phát huy các lợi thế, thế mạnh về văn nghệ của từng cấp học, từng trường học, ngành giáo dục thành phố đã tập trung chỉ đạo xây dựng và duy trì có hiệu quả nhiều hoạt động văn nghệ mang tính tập thể, như: múa hát tập thể, thi hát đồng ca, giao lưu biểu diễn văn nghệ giữa các trường học…Hầu hết những tiết mục đều do học sinh tự biên, tự diễn; nhưng khá đa dạng, phong phú, có cả từ các tiết mục ca múa hiện đại đến văn nghệ dân gian. Các trường học đều thành lập đội văn nghệ và các câu lạc bộ sở thích, thu hút hàng chục thành viên có năng khiếu, sở trường về văn nghệ, âm nhạc tham gia. Từ thực tế triển khai, phát triển phong trào cho tới các hoạt động biểu diễn giao lưu, thi diễn… có nhiều tiết mục do học sinh các nhà trường biểu diễn đã thể hiện tương đối tốt, tính chuyên nghiệp về cả khâu lựa chọn tác phẩm, chuẩn bị trang phục biểu diễn, đạo cụ phụ trợ cho tới cách biểu diễn, trình bày tiết mục; khẳng định rất rõ tài năng của học sinh. Chính vì vậy, phong trào văn nghệ đã thực sự trở thành một điểm nhấn của nhiều trường học ở các cấp học; đóng góp không nhỏ cho sự phát triển và thành tích trong phong trào văn nghệ quần chúng của toàn ngành.
Có thể khẳng định, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường luôn chú trọng phát triển các hoạt động văn nghệ cho học sinh các khối lớp. Qua đó, không chỉ tạo nguồn cảm hứng để phát huy các yếu tố sáng tạo nghệ thuật, mà còn hướng tới việc nâng cao nhận thức thẩm mỹ để học sinh biết yêu quý cái đẹp, hoàn thiện nhân cách. Hoạt động này của các nhà trường được đông đảo học sinh, cán bộ, giáo viên và cả cha mẹ học sinh hưởng ứng nhiệt tình, tạo sự lan tỏa sâu rộng, đạt hiệu quả cao.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Hội LHPN phường Quảng Thắng ra quân tổng vệ sinh môi trường
11/01/2025 00:00:00 -
Phường Thiệu Dương bàn giao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở theo Chỉ thị 22 của BTV tỉnh ủy
11/01/2025 00:00:00 -
Thường trực Thành ủy làm việc với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng
10/01/2025 00:00:00 -
Phường Đông Thọ khánh thành bàn giao nhà cho hộ gia đình khó khăn về nhà ở theo chỉ thị 22
10/01/2025 00:00:00
Lan tỏa phong trào văn nghệ trong học sinh
Luyện tập, biểu diễn văn nghệ là một trong những phong trào có vai trò quan trọng trong hoạt động của các cấp học và các nhà trường nhằm tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh; góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh theo phương châm giáo dục toàn diện. Chính vì vậy mà hoạt động biểu diễn văn nghệ không thể thiếu trong môi trường học đường.
Tiết mục văn nghệ của giáo viên trường THPT Lý Thường Kiệt biểu diễn nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2023.
Theo chia sẻ của lãnh đạo nhà trường, những năm qua, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường luôn chú trọng phát triển các hoạt động văn nghệ cho học sinh các khối lớp. Qua đó, không chỉ tạo nguồn cảm hứng để phát huy các yếu tố sáng tạo nghệ thuật, mà còn hướng tới việc nâng cao nhận thức thẩm mỹ để học sinh biết yêu quý cái đẹp, hoàn thiện nhân cách. Hoạt động này của trường được đông đảo học sinh, cán bộ, giáo viên và cả cha mẹ học sinh hưởng ứng nhiệt tình, tạo sự lan tỏa sâu rộng, đạt hiệu quả cao.
Tiết mục văn nghệ của học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt được dàn dựng công phu.
Hiện nay trên địa bàn thành phố, mỗi nhà trường, theo đặc thù của từng cấp học đã chủ động, sáng tạo triển khai tích cực biện pháp để thúc đẩy phong trào văn nghệ; thường xuyên tổ chức chương trình chào mừng các ngày lễ lớn, tham gia các hội thi liên hoan văn nghệ của địa phương và ngành giáo dục phát động.với phương châm "Vui để học tập, khỏe để cống hiến”, phong trào văn hóa, văn nghệ cũng như phong trào thể dục, thể thao luôn được các nhà trường quan tâm phát động, tạo sân chơi lành mạnh trong môi trường giáo dục. Hằng năm, vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, các nhà trường tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao tạo khí thế tập luyện thi đua sôi nổi giữa các lớp. Thông qua việc tham gia các phong trào, nhà trường kịp thời phát hiện và bồi dưỡng những hạt giống văn nghệ, tạo ra sân chơi lành mạnh giúp học sinh phát triển năng khiếu, đam mê của mình; đồng thời còn giúp các em tránh xa sự cám dỗ của những trò giải trí vô bổ, các tệ nạn xã hội. Hơn thế, học sinh biết cách đặt ra mục tiêu và nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đó; đồng thời, học được tính kỷ luật, sự kiên trì và tinh thần vượt khó. Ðây đều là những đức tính tích cực, những kỹ năng sống quan trọng giúp học sinh phát triển toàn diện về cả trí và lực.
Hiện nay, phong trào văn nghệ của các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã được quan tâm phát triển tương đối rộng khắp; trở thành một trong những hoạt động mang tính thường xuyên , thu hút sự tham gia của đông đảo giáo viên, học sinh, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trên cơ sở phát huy các lợi thế, thế mạnh về văn nghệ của từng cấp học, từng trường học, ngành giáo dục thành phố đã tập trung chỉ đạo xây dựng và duy trì có hiệu quả nhiều hoạt động văn nghệ mang tính tập thể, như: múa hát tập thể, thi hát đồng ca, giao lưu biểu diễn văn nghệ giữa các trường học…Hầu hết những tiết mục đều do học sinh tự biên, tự diễn; nhưng khá đa dạng, phong phú, có cả từ các tiết mục ca múa hiện đại đến văn nghệ dân gian. Các trường học đều thành lập đội văn nghệ và các câu lạc bộ sở thích, thu hút hàng chục thành viên có năng khiếu, sở trường về văn nghệ, âm nhạc tham gia. Từ thực tế triển khai, phát triển phong trào cho tới các hoạt động biểu diễn giao lưu, thi diễn… có nhiều tiết mục do học sinh các nhà trường biểu diễn đã thể hiện tương đối tốt, tính chuyên nghiệp về cả khâu lựa chọn tác phẩm, chuẩn bị trang phục biểu diễn, đạo cụ phụ trợ cho tới cách biểu diễn, trình bày tiết mục; khẳng định rất rõ tài năng của học sinh. Chính vì vậy, phong trào văn nghệ đã thực sự trở thành một điểm nhấn của nhiều trường học ở các cấp học; đóng góp không nhỏ cho sự phát triển và thành tích trong phong trào văn nghệ quần chúng của toàn ngành.
Có thể khẳng định, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường luôn chú trọng phát triển các hoạt động văn nghệ cho học sinh các khối lớp. Qua đó, không chỉ tạo nguồn cảm hứng để phát huy các yếu tố sáng tạo nghệ thuật, mà còn hướng tới việc nâng cao nhận thức thẩm mỹ để học sinh biết yêu quý cái đẹp, hoàn thiện nhân cách. Hoạt động này của các nhà trường được đông đảo học sinh, cán bộ, giáo viên và cả cha mẹ học sinh hưởng ứng nhiệt tình, tạo sự lan tỏa sâu rộng, đạt hiệu quả cao.
Thu Hiền