Lịch sử, ý nghĩa của ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7
Cách đây 76 năm, để chỉ đạo công tác thương binh tử sĩ trong cả nước, Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục, Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Đầu tháng 7 năm 1947, Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập. Cùng thời gian này, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã dự một cuộc họp do Chính trị Cục Quân đội Quốc gia Việt Nam tổ chức.

Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Tại cuộc họp này, theo đề nghị của đại diện Chính trị Cục Quân đội Quốc gia Việt Nam, sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 hàng năm, là ngày Thương binh toàn quốc là dịp để dân chúng tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh. Trong thư gửi cho Ban Thường trực của Ban Tổ chức ngày thương binh toàn quốc, Người viết: Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra liệt sĩ, thương binh... những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu, hi sinh....Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy.
Bí thư Thành ủy thành phố Thanh Hóa Lê Anh Xuân cùng đoàn công tác Thành ủy dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Hàm Rồng
Từ đó ngày 27 tháng 7 hàng năm, Bác Hồ đều gửi thư thăm hỏi, động viên các thương binh, gia đình liệt sĩ và nhắc nhở mọi người phải "biết ơn và hết lòng giúp đỡ" thương binh, gia đình liệt sĩ. Từ năm 1947, ngày Thương binh được tổ chức thường kỳ hàng năm. Và từ năm 1955, ngày 27 tháng 7 hàng năm được đổi thành ngày Thương binh Liệt sĩ.
Bí Thư Thành ủy Lê Anh Xuân cùng đoàn công tác thăm tặng quà các gia đình, thương bệnh binh, gia đình người có công với cách mạng nhân kỉ niệm 76 năm ngày thương binh, liệt sĩ.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa luôn chú trọng làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công luôn được thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, chính xác. Trong dịp kỷ niệm 76 năm ngày thương binh liệt sĩ năm nay, các cấp các ngành, các phường, xã đã thành lập nhiều đoàn đến thăm hỏi tặng quà các mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh, gia đình chính sách, Cựu chiến binh, người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố; tổ chức thăm, viếng, dâng hương, dâng hóa, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang và các khu tưởng niệm…vv.
Đồng chí Phạm Thị Việt Nga – UV BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Thanh Hóa cùng đoàn công tác UBND thành phố thăm tặng quà các thương bệnh binh, gia đình người có công với cách mạng nhân kỉ niệm 76 năm ngày thương binh liệt sĩ.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương của nó còn âm ỉ, day dứt và ảnh hưởng lâu dài, vì thế ghi nhớ và tri ân sự cống hiến của các thế hệ đi trước đã đổ máu vì nền độc lập tự do của dân tộc là việc làm cần thiết và phải được duy trì thường xuyên, liên tục. Ngoài các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, khám chữa bệnh, xây, sửa chữa nhà ở, giúp tạo việc làm, nâng thu nhập và mức sống… thì các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm giải quyết chế độ ưu đãi và những kiến nghị chính đáng của các đối tượng chính sách; chăm lo tốt hơn nữa đời sống tinh thần của thân nhân liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công để không ai bị bỏ lại phía sau, coi đó là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người được sống trong cuộc sống hòa bình, no ấm ngày nay. Bên cạnh đó cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nhất là thế hệ trẻ về truyền thống anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quật cường và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Thu Hà
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa tưng bừng cờ hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
30/04/2025 00:00:00 -
Hân hoan niềm tự hào dân tộc
30/04/2025 00:00:00 -
Đêm thơ Nguyễn Duy chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
30/04/2025 00:00:00 -
Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá thăm, tặng quà gia đình người có công trên địa bàn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
28/04/2025 00:00:00
Lịch sử, ý nghĩa của ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7
Cách đây 76 năm, để chỉ đạo công tác thương binh tử sĩ trong cả nước, Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục, Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Đầu tháng 7 năm 1947, Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập. Cùng thời gian này, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã dự một cuộc họp do Chính trị Cục Quân đội Quốc gia Việt Nam tổ chức.

Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Tại cuộc họp này, theo đề nghị của đại diện Chính trị Cục Quân đội Quốc gia Việt Nam, sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 hàng năm, là ngày Thương binh toàn quốc là dịp để dân chúng tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh. Trong thư gửi cho Ban Thường trực của Ban Tổ chức ngày thương binh toàn quốc, Người viết: Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra liệt sĩ, thương binh... những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu, hi sinh....Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy.
Bí thư Thành ủy thành phố Thanh Hóa Lê Anh Xuân cùng đoàn công tác Thành ủy dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Hàm Rồng
Từ đó ngày 27 tháng 7 hàng năm, Bác Hồ đều gửi thư thăm hỏi, động viên các thương binh, gia đình liệt sĩ và nhắc nhở mọi người phải "biết ơn và hết lòng giúp đỡ" thương binh, gia đình liệt sĩ. Từ năm 1947, ngày Thương binh được tổ chức thường kỳ hàng năm. Và từ năm 1955, ngày 27 tháng 7 hàng năm được đổi thành ngày Thương binh Liệt sĩ.
Bí Thư Thành ủy Lê Anh Xuân cùng đoàn công tác thăm tặng quà các gia đình, thương bệnh binh, gia đình người có công với cách mạng nhân kỉ niệm 76 năm ngày thương binh, liệt sĩ.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa luôn chú trọng làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công luôn được thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, chính xác. Trong dịp kỷ niệm 76 năm ngày thương binh liệt sĩ năm nay, các cấp các ngành, các phường, xã đã thành lập nhiều đoàn đến thăm hỏi tặng quà các mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh, gia đình chính sách, Cựu chiến binh, người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố; tổ chức thăm, viếng, dâng hương, dâng hóa, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang và các khu tưởng niệm…vv.
Đồng chí Phạm Thị Việt Nga – UV BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Thanh Hóa cùng đoàn công tác UBND thành phố thăm tặng quà các thương bệnh binh, gia đình người có công với cách mạng nhân kỉ niệm 76 năm ngày thương binh liệt sĩ.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương của nó còn âm ỉ, day dứt và ảnh hưởng lâu dài, vì thế ghi nhớ và tri ân sự cống hiến của các thế hệ đi trước đã đổ máu vì nền độc lập tự do của dân tộc là việc làm cần thiết và phải được duy trì thường xuyên, liên tục. Ngoài các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, khám chữa bệnh, xây, sửa chữa nhà ở, giúp tạo việc làm, nâng thu nhập và mức sống… thì các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm giải quyết chế độ ưu đãi và những kiến nghị chính đáng của các đối tượng chính sách; chăm lo tốt hơn nữa đời sống tinh thần của thân nhân liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công để không ai bị bỏ lại phía sau, coi đó là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người được sống trong cuộc sống hòa bình, no ấm ngày nay. Bên cạnh đó cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nhất là thế hệ trẻ về truyền thống anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quật cường và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Thu Hà