Nâng cao văn hoá đọc trong trường học
Rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh, giúp các em nâng cao sự hiểu biết và phát triển kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng được nhiều trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hoá chú trọng. Qua đó, vừa phát huy tối đa vai trò của thư viện trường học, vừa phát triển văn hóa đọc trong học đường.

Các bé ở bậc học mầm non của trường Liên cấp Newton TH đang làm quen với sách thông qua hình ảnh, màu sắc của những trang truyện tranh
Dù chưa nhận diện được mặt chữ, nhưng giờ tham quan thư viện vẫn được đưa vào trong chương trình giáo dục cho các bé từ 3 – 4 tuổi lớp mầm non trường Liên cấp Newton TH. Qua đó, giúp các em được làm quen với sách thông qua hình ảnh, màu sắc; dần hình thành thói quen, gắn bó với sách cho các bé. Nhờ có sự đầu tư cả cơ sở vật chất lẫn số đầu sách, chủng loại sách nên thư viện của nhà trường đã thu hút được rất nhiều học sinh ở nhiều lứa tuổi hào hứng, thích thú với sách. Bà Doãn Thị Cúc - Phó Hiệu trưởng trường Liên cấp Newton TH, thành phố Thanh Hoá cho biết: Nhận thức được vai trò của sách, hàng năm nhà trường đã đầu tư hàng trăm đầu sách. Cả 2 cơ sở của trường Liên cấp Newton TH đều có thư viện rất rộng rãi, khang trang, thoáng mát. Sau mỗi giờ học các con có thể ở lại đọc sách. Trong hệ thống giáo dục cũng cho học sinh mầm non tiếp cận với sách. Nhà trường bố trí 1 lớp có 1 tiết trong tuần.
Thư viện của trường THCS Điện Biên, thành phố Thanh Hóa
Nhận thức được tầm quan trọng của thư viện nhà trường đối với phát triển văn hoá đọc, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã khuyến khích học sinh thường xuyên đến thư viện đọc, tìm hiểu kiến thức qua sách, báo; xây dựng các thư viện xanh, thư viện thân thiện, thư viện lớp học... Các trường chú trọng đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống thư viện phù hợp với hoạt động của học sinh; làm giàu sách trong thư viện bằng nhiều nguồn như huy động xã hội hoá, tổ chức chương trình “Góp 1 cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách hay”… Qua đó truyền cảm hứng cho học sinh đam mê với sách, đồng thời phát hiện được những tấm gương sáng lan toả văn hoá đọc trong học đường…
Một góc đọc sách được trường THCS Điện Biên bố trí bên ngoài lớp học
Em Cao Vân Phương, học sinh lớp 7B, trường THCS Điện Biên, thành phố Thanh Hoá đã đạt giải Nhì Đại sứ Văn hoá đọc cấp tỉnh năm 2021 đã bày tỏ suy nghĩ của mình: Từ nhỏ em đã rất thích đọc sách và người truyền cảm hứng cho em đó chính là mẹ em. Mẹ thường đọc những câu chuyện cổ tích cho em nghe từ khi em còn rất nhỏ. Do đó mà em thấy thích thú và muốn tìm hiểu để đọc. Mỗi ngày, ngoài thời gian học và làm việc nhà giúp bố mẹ, em vẫn dành thời gian ít nhất là 30 phút để đọc sách. Em nghĩ việc đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân em và những người khác nếu yêu thích và say mê đọc sách. Ngày nay do xu hướng phát triển của xã hội nên mọi người được tiếp cận với rất nhiều phương tiện truyền thông để tiếp nhận thông tin, do đó mà việc đọc sách được ít người quan tâm hơn. Để việc đọc sách được phổ biến rộng rãi trong học sinh các trường học, em nghĩ có rất nhiều cách để lan tỏa. Đó là nhà trường có thể mở thư viện nhỏ cho các bạn được đọc sách, tổ chức các cuộc thi để các bạn nói lên cảm nhận về sách, hoặc như em có thể lan truyền đến các bạn trong lớp, trong trường về lợi ích của việc đọc sách.
Học sinh của trường Liên cấp Newton TH hào hứng đọc sách trong không gian rộng rãi, khang trang của thư viện nhà trường
Việc phát triển văn hóa đọc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học sinh, giúp các em hình thành lối sống lành mppạnh, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử có hại cho sức khỏe và mạng xã hội thiếu kiểm soát ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý. Tuy nhiên, để phát triển, nâng cao văn hóa đọc hơn nữa, ngoài sự quan tâm đầu tư của các trường học, rất cần có sự chung tay đóng góp của cộng đồng và phụ huynh học sinh, đưa các thư viện, câu lạc bộ sách vào hoạt động hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều học sinh đến đọc sách, báo, phát huy hiệu quả công tác dạy và học trong các nhà trường./.
Tin cùng chuyên mục
-
TP Thanh Hóa tổ chức đối thoại với người dân xã Đông Nam về công tác xử lý môi trường tại bãi rác Đông Nam
14/05/2025 00:00:00 -
Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
12/05/2025 00:00:00 -
Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa kiểm tra cơ sở vật chất chuẩn bị vận hành chính quyền hai cấp
10/05/2025 00:00:00 -
Thanh Hóa phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên toàn tỉnh
08/05/2025 00:00:00
Nâng cao văn hoá đọc trong trường học
Rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh, giúp các em nâng cao sự hiểu biết và phát triển kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng được nhiều trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hoá chú trọng. Qua đó, vừa phát huy tối đa vai trò của thư viện trường học, vừa phát triển văn hóa đọc trong học đường.

Các bé ở bậc học mầm non của trường Liên cấp Newton TH đang làm quen với sách thông qua hình ảnh, màu sắc của những trang truyện tranh
Dù chưa nhận diện được mặt chữ, nhưng giờ tham quan thư viện vẫn được đưa vào trong chương trình giáo dục cho các bé từ 3 – 4 tuổi lớp mầm non trường Liên cấp Newton TH. Qua đó, giúp các em được làm quen với sách thông qua hình ảnh, màu sắc; dần hình thành thói quen, gắn bó với sách cho các bé. Nhờ có sự đầu tư cả cơ sở vật chất lẫn số đầu sách, chủng loại sách nên thư viện của nhà trường đã thu hút được rất nhiều học sinh ở nhiều lứa tuổi hào hứng, thích thú với sách. Bà Doãn Thị Cúc - Phó Hiệu trưởng trường Liên cấp Newton TH, thành phố Thanh Hoá cho biết: Nhận thức được vai trò của sách, hàng năm nhà trường đã đầu tư hàng trăm đầu sách. Cả 2 cơ sở của trường Liên cấp Newton TH đều có thư viện rất rộng rãi, khang trang, thoáng mát. Sau mỗi giờ học các con có thể ở lại đọc sách. Trong hệ thống giáo dục cũng cho học sinh mầm non tiếp cận với sách. Nhà trường bố trí 1 lớp có 1 tiết trong tuần.
Thư viện của trường THCS Điện Biên, thành phố Thanh Hóa
Nhận thức được tầm quan trọng của thư viện nhà trường đối với phát triển văn hoá đọc, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã khuyến khích học sinh thường xuyên đến thư viện đọc, tìm hiểu kiến thức qua sách, báo; xây dựng các thư viện xanh, thư viện thân thiện, thư viện lớp học... Các trường chú trọng đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống thư viện phù hợp với hoạt động của học sinh; làm giàu sách trong thư viện bằng nhiều nguồn như huy động xã hội hoá, tổ chức chương trình “Góp 1 cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách hay”… Qua đó truyền cảm hứng cho học sinh đam mê với sách, đồng thời phát hiện được những tấm gương sáng lan toả văn hoá đọc trong học đường…
Một góc đọc sách được trường THCS Điện Biên bố trí bên ngoài lớp học
Em Cao Vân Phương, học sinh lớp 7B, trường THCS Điện Biên, thành phố Thanh Hoá đã đạt giải Nhì Đại sứ Văn hoá đọc cấp tỉnh năm 2021 đã bày tỏ suy nghĩ của mình: Từ nhỏ em đã rất thích đọc sách và người truyền cảm hứng cho em đó chính là mẹ em. Mẹ thường đọc những câu chuyện cổ tích cho em nghe từ khi em còn rất nhỏ. Do đó mà em thấy thích thú và muốn tìm hiểu để đọc. Mỗi ngày, ngoài thời gian học và làm việc nhà giúp bố mẹ, em vẫn dành thời gian ít nhất là 30 phút để đọc sách. Em nghĩ việc đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân em và những người khác nếu yêu thích và say mê đọc sách. Ngày nay do xu hướng phát triển của xã hội nên mọi người được tiếp cận với rất nhiều phương tiện truyền thông để tiếp nhận thông tin, do đó mà việc đọc sách được ít người quan tâm hơn. Để việc đọc sách được phổ biến rộng rãi trong học sinh các trường học, em nghĩ có rất nhiều cách để lan tỏa. Đó là nhà trường có thể mở thư viện nhỏ cho các bạn được đọc sách, tổ chức các cuộc thi để các bạn nói lên cảm nhận về sách, hoặc như em có thể lan truyền đến các bạn trong lớp, trong trường về lợi ích của việc đọc sách.
Học sinh của trường Liên cấp Newton TH hào hứng đọc sách trong không gian rộng rãi, khang trang của thư viện nhà trường
Việc phát triển văn hóa đọc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học sinh, giúp các em hình thành lối sống lành mppạnh, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử có hại cho sức khỏe và mạng xã hội thiếu kiểm soát ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý. Tuy nhiên, để phát triển, nâng cao văn hóa đọc hơn nữa, ngoài sự quan tâm đầu tư của các trường học, rất cần có sự chung tay đóng góp của cộng đồng và phụ huynh học sinh, đưa các thư viện, câu lạc bộ sách vào hoạt động hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều học sinh đến đọc sách, báo, phát huy hiệu quả công tác dạy và học trong các nhà trường./.