Nỗ lực giúp học sinh khuyết tật hoà nhập trong môi trường giáo dục
Trẻ khuyết tật là đối tượng yếu thế luôn cần sự quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy, những năm qua, thành phố Thanh Hoá đã nỗ lực tiếp nhận các em vào học trong các nhà trường, đồng thời giáo hỗ trợ, chăm sóc, giúp các em học sinh phát triển kỹ năng sống tự lập, tiếp có thêm cơ hội hòa nhập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Hiện trường tiểu học Quảng Tâm có 4 em khuyết tật. Số học sinh này được chia 3 dạng khuyết tật khác nhau gồm: 2 học sinh khuyết tật trí tuệ, 1 học sinh khuyết tật vận động và 1 học sinh khuyết tật khác. Hàng năm nhà trường luôn quan tâm tiếp nhận những trẻ em khuyết tật vào học, có những kế hoạch giải pháp, bài giảng phù hợp để các em tiếp thu bài dễ dàng. Ngoài việc học văn hóa, các em còn được trang bị thêm các kỹ năng sống để hòa nhập cộng đồng. Em Nguyễn Thị M, khuyết tật cánh tay trái, học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Quảng Tâm, thành phố Thanh Hoá chia sẻ: "Em học tập ở đây được hơn 2 năm rồi, em rất vui vì ở môi trường mới các cô giáo dạy em làm Toán, làm tiếng Việt, các cô còn rất quan tâm chăm sóc, động viên tinh thần và tặng quà để em vươn lên trong học tập".
Mặc dù được cô giáo chỉ bài nhưng Em Lê Minh Thư học sinh lớp 1B trường Tiểu học Quảng Tâm vẫn bấu vào tay cô giáo.
Cô giáo Mai Thị Thoa chủ nhiệm lớp 1B trường Tiểu học Quảng Tâm đang trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ trẻ khuyết tật Lê Minh Thư cho biết: “Em Minh Thư là học sinh đa khuyết tật. Trong quá trình cho em Minh Thư hòa nhập tại lớp đã gặp rất nhiều khó khăn về công tác trật tự nề nếp lớp và năng lực tiếp thu bài của Thư còn hạn chế nhưng vì tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, lương tâm của nhà giáo đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi nhận em vào học. Tôi thường căn dặn, động viên các bạn trong lớp giúp đỡ và không trêu trọc Thư, sắp xếp Thư những chỗ ngồi phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn trong lớp.”
Trường THCS Quảng Cát, phường Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa.
Tại trường THCS Quảng Cát có 6 học sinh khuyết tật. Để giúp các em hòa nhập trong môi trường học đường và cộng đồng, thời gian qua tùy vào tình hình cụ thể, nhà trường có những giải pháp cụ thể, thực tế, đó là thường xuyên tuyên truyền các giáo viên dạy đủ, dạy đúng chương trình theo quy định; khuyến khích các giáo viên bằng tâm huyết, trách nhiệm, tận tâm dạy dỗ các em khuyết tật giống như câu khẩu hiệu nhà trường tuyên truyền là, đó là “Thầy dạy bằng cả trái tim, trò học bằng cả khát vọng” và ghi nhận những kết quả học tập của từng em trên cơ sở đó có biện pháp uốn nắn, dạy dỗ kịp thời; tuyên truyền, nhắc nhở các em học sinh trong lớp giúp đỡ học sinh khuyết tật với phương châm là “học sinh thương bạn như thương mình” qua đó lan tỏa những hành động, việc làm đẹp của mỗi thầy cô giáo và học sinh cùng với mỗi gia đình thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh hòa nhập cộng đồng.
Em Hoàng Thị Thu Thủy lớp 6C trường THCS Quảng Cát được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các động tác tập thể dục.
Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, hiện trên địa bàn thành phố có gần 330 em học sinh khuyết tật được học tập tại các trường học công lập, sơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Thực tế cho thấy, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, bằng những cố gắng của ngành giáo dục trong những năm qua, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Nhiều thầy giáo, cô giáo không quản khó khăn vất vả, dành tâm huyết, tình thương yêu cho các học sinh bị thiệt thòi. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện; phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng.
Các em khuyết tật trường THCS Quảng Cát đọc sách trong sân trường.
Giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng không những để các em được hưởng quyền bình đẳng như các bạn cùng trang lứa mà còn tạo cơ hội để các em phát huy tối đa khả năng của bản thân. Với các hoạt động hòa nhập cộng đồng, cùng sự tích cực vận động, giúp đỡ của cán bộ, giáo viên các nhà trường trường, nhiều trẻ khuyết tật được thể hiện nhiều hoạt động tại cộng đồng để các em có thêm niềm vui, dần bỏ bớt mặc cảm, tự ti, hòa nhập học tập và cuộc sống.
Thanh Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa có 7 phường, xã sau sắp xếp
24/04/2025 00:00:00 -
Kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố thông qua nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
23/04/2025 00:00:00 -
Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND xã, phường, thành phố về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn
20/04/2025 00:00:00 -
Thanh Hóa - Nơi đất lành chim đậu
19/04/2025 00:00:00
Nỗ lực giúp học sinh khuyết tật hoà nhập trong môi trường giáo dục
Trẻ khuyết tật là đối tượng yếu thế luôn cần sự quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy, những năm qua, thành phố Thanh Hoá đã nỗ lực tiếp nhận các em vào học trong các nhà trường, đồng thời giáo hỗ trợ, chăm sóc, giúp các em học sinh phát triển kỹ năng sống tự lập, tiếp có thêm cơ hội hòa nhập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Hiện trường tiểu học Quảng Tâm có 4 em khuyết tật. Số học sinh này được chia 3 dạng khuyết tật khác nhau gồm: 2 học sinh khuyết tật trí tuệ, 1 học sinh khuyết tật vận động và 1 học sinh khuyết tật khác. Hàng năm nhà trường luôn quan tâm tiếp nhận những trẻ em khuyết tật vào học, có những kế hoạch giải pháp, bài giảng phù hợp để các em tiếp thu bài dễ dàng. Ngoài việc học văn hóa, các em còn được trang bị thêm các kỹ năng sống để hòa nhập cộng đồng. Em Nguyễn Thị M, khuyết tật cánh tay trái, học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Quảng Tâm, thành phố Thanh Hoá chia sẻ: "Em học tập ở đây được hơn 2 năm rồi, em rất vui vì ở môi trường mới các cô giáo dạy em làm Toán, làm tiếng Việt, các cô còn rất quan tâm chăm sóc, động viên tinh thần và tặng quà để em vươn lên trong học tập".
Mặc dù được cô giáo chỉ bài nhưng Em Lê Minh Thư học sinh lớp 1B trường Tiểu học Quảng Tâm vẫn bấu vào tay cô giáo.
Cô giáo Mai Thị Thoa chủ nhiệm lớp 1B trường Tiểu học Quảng Tâm đang trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ trẻ khuyết tật Lê Minh Thư cho biết: “Em Minh Thư là học sinh đa khuyết tật. Trong quá trình cho em Minh Thư hòa nhập tại lớp đã gặp rất nhiều khó khăn về công tác trật tự nề nếp lớp và năng lực tiếp thu bài của Thư còn hạn chế nhưng vì tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, lương tâm của nhà giáo đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi nhận em vào học. Tôi thường căn dặn, động viên các bạn trong lớp giúp đỡ và không trêu trọc Thư, sắp xếp Thư những chỗ ngồi phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn trong lớp.”
Trường THCS Quảng Cát, phường Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa.
Tại trường THCS Quảng Cát có 6 học sinh khuyết tật. Để giúp các em hòa nhập trong môi trường học đường và cộng đồng, thời gian qua tùy vào tình hình cụ thể, nhà trường có những giải pháp cụ thể, thực tế, đó là thường xuyên tuyên truyền các giáo viên dạy đủ, dạy đúng chương trình theo quy định; khuyến khích các giáo viên bằng tâm huyết, trách nhiệm, tận tâm dạy dỗ các em khuyết tật giống như câu khẩu hiệu nhà trường tuyên truyền là, đó là “Thầy dạy bằng cả trái tim, trò học bằng cả khát vọng” và ghi nhận những kết quả học tập của từng em trên cơ sở đó có biện pháp uốn nắn, dạy dỗ kịp thời; tuyên truyền, nhắc nhở các em học sinh trong lớp giúp đỡ học sinh khuyết tật với phương châm là “học sinh thương bạn như thương mình” qua đó lan tỏa những hành động, việc làm đẹp của mỗi thầy cô giáo và học sinh cùng với mỗi gia đình thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh hòa nhập cộng đồng.
Em Hoàng Thị Thu Thủy lớp 6C trường THCS Quảng Cát được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các động tác tập thể dục.
Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, hiện trên địa bàn thành phố có gần 330 em học sinh khuyết tật được học tập tại các trường học công lập, sơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Thực tế cho thấy, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, bằng những cố gắng của ngành giáo dục trong những năm qua, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Nhiều thầy giáo, cô giáo không quản khó khăn vất vả, dành tâm huyết, tình thương yêu cho các học sinh bị thiệt thòi. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện; phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng.
Các em khuyết tật trường THCS Quảng Cát đọc sách trong sân trường.
Giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng không những để các em được hưởng quyền bình đẳng như các bạn cùng trang lứa mà còn tạo cơ hội để các em phát huy tối đa khả năng của bản thân. Với các hoạt động hòa nhập cộng đồng, cùng sự tích cực vận động, giúp đỡ của cán bộ, giáo viên các nhà trường trường, nhiều trẻ khuyết tật được thể hiện nhiều hoạt động tại cộng đồng để các em có thêm niềm vui, dần bỏ bớt mặc cảm, tự ti, hòa nhập học tập và cuộc sống.
Thanh Xuân