Phường Hàm Rồng sẵn sàng cho chương trình “Tết xưa làng cổ”
Nhằm góp phần mang đến cho nhân dân và du khách có một địa điểm du xuân, chơi Tết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão năm 2023, đến thời điểm này, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ cho chương trình “Tết xưa làng cổ”. Đây là một trong những điểm nhấn đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán năm nay nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc giữa nhịp sống hiện đại.

Trước khi vào làng cổ Đông Sơn, người dân và du khách phải đi qua cổng chào được thiết kế theo phiên bản cổng làng xưa gồm một cửa chính giữa, 2 bên là cửa phụ tạo nên một tổng thể kiến trúc thống nhất tựa như những ngôi chùa tam quan.
Sau cổng chào du khách đi dọc theo con đường 2 bên treo cờ đỏ sao vàng tung bay chào đón người dân và du khách đến với làng cổ.
Đi sâu vào đường làng, người dân và du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng sáng đầy màu sắc, hấp dẫn được treo trên những cây nêu đặt giữa các ngõ Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng.
Những chiếc đèn lồng sáng đầy màu sắc lung linh, huyền ảo khi về đêm.
2 bên tường và đầu Ngõ Nhân tràn ngập hoa Cúc mâm xôi, Cúc vạn thọ, hoa Ngũ Sắc và Lan rừng –là nơi người dân và du khách chụp ảnh kỷ niệm.
Cổng vào sân vườn thuốc nam (Cạnh chùa Đông Sơn) là không gian chợ quê truyền thống ngày Tết với 20 gian hàng được trang trí độc đáo trưng bày, giới thiệu các đặc sản vùng quê và sản phẩm OCOP của địa phương và thành phố Thanh Hóa được diễn ra từ ngày 17/1 đến 26/1/2023 (tức ngày 28/12 năm Nhâm Dần đến mùng 5 Tết Quý Mão).
Bên trong khu vực trưng bày gian hàng có sức chứa 600 người đến check in, chụp ảnh.
Gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm truyền thống gồm bánh nhãn, kẹo dồi, kẹo lạc, miến dong, bưởi của cán bộ UBND phường Hàm Rồng được các em học sinh thích thú.
Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao của thành phố Thanh Hóa cũng được trưng bày tại khu vực Chợ quê.
Món rau Má đặc sản của phường Hàm Rồng cũng được người dân bày bán.
Củ đậu có đường kính 60 cm và nặng hơn 2 kg và 1 số sản phẩm Mật ong hoa rừng, Chè Vằng, hoa quả là những sản phẩm do bà Dương Thị Thủy, phố Long Quang tự trồng.
Một số gian hàng đều thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm. Sau sự kiện, Chợ quê sẽ được tổ chức theo các phiên chợ vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Các khu vực check in trang trí độc đáo, hấp dẫn tại sân Chùa Đông Sơn hứa hẹn mang đến cho người dân và du khách bức hình đẹp nhất.
Ngoài ra, Chùa Đông Sơn còn trồng hoa cánh bướm để du khách tha hồ ngắm hoa và check in.
Thế hệ trẻ là những người kế thừa, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc.
Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, chương trình “Tết xưa làng cổ” tại phường Hàm Rồng chắc chắn sẽ đem đến một không gian vui chơi, trải nghiệm ngập tràn không khí tết xưa cổ truyền của dân tộc, giúp cho người dân và du khách hiểu thêm về những phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của Việt Nam tại Làng cổ Đông Sơn, qua đó không ngừng quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch, đồng thời từng bước xây dựng sự kiện “Tết xưa làng cổ” trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của phường Hàm Rồng nói riêng và TP Thanh Hóa nói chung.
Thanh Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa tưng bừng cờ hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
30/04/2025 00:00:00 -
Hân hoan niềm tự hào dân tộc
30/04/2025 00:00:00 -
Đêm thơ Nguyễn Duy chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
30/04/2025 00:00:00 -
Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá thăm, tặng quà gia đình người có công trên địa bàn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
28/04/2025 00:00:00
Phường Hàm Rồng sẵn sàng cho chương trình “Tết xưa làng cổ”
Nhằm góp phần mang đến cho nhân dân và du khách có một địa điểm du xuân, chơi Tết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão năm 2023, đến thời điểm này, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ cho chương trình “Tết xưa làng cổ”. Đây là một trong những điểm nhấn đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán năm nay nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc giữa nhịp sống hiện đại.

Trước khi vào làng cổ Đông Sơn, người dân và du khách phải đi qua cổng chào được thiết kế theo phiên bản cổng làng xưa gồm một cửa chính giữa, 2 bên là cửa phụ tạo nên một tổng thể kiến trúc thống nhất tựa như những ngôi chùa tam quan.
Sau cổng chào du khách đi dọc theo con đường 2 bên treo cờ đỏ sao vàng tung bay chào đón người dân và du khách đến với làng cổ.
Đi sâu vào đường làng, người dân và du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng sáng đầy màu sắc, hấp dẫn được treo trên những cây nêu đặt giữa các ngõ Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng.
Những chiếc đèn lồng sáng đầy màu sắc lung linh, huyền ảo khi về đêm.
2 bên tường và đầu Ngõ Nhân tràn ngập hoa Cúc mâm xôi, Cúc vạn thọ, hoa Ngũ Sắc và Lan rừng –là nơi người dân và du khách chụp ảnh kỷ niệm.
Cổng vào sân vườn thuốc nam (Cạnh chùa Đông Sơn) là không gian chợ quê truyền thống ngày Tết với 20 gian hàng được trang trí độc đáo trưng bày, giới thiệu các đặc sản vùng quê và sản phẩm OCOP của địa phương và thành phố Thanh Hóa được diễn ra từ ngày 17/1 đến 26/1/2023 (tức ngày 28/12 năm Nhâm Dần đến mùng 5 Tết Quý Mão).
Bên trong khu vực trưng bày gian hàng có sức chứa 600 người đến check in, chụp ảnh.
Gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm truyền thống gồm bánh nhãn, kẹo dồi, kẹo lạc, miến dong, bưởi của cán bộ UBND phường Hàm Rồng được các em học sinh thích thú.
Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao của thành phố Thanh Hóa cũng được trưng bày tại khu vực Chợ quê.
Món rau Má đặc sản của phường Hàm Rồng cũng được người dân bày bán.
Củ đậu có đường kính 60 cm và nặng hơn 2 kg và 1 số sản phẩm Mật ong hoa rừng, Chè Vằng, hoa quả là những sản phẩm do bà Dương Thị Thủy, phố Long Quang tự trồng.
Một số gian hàng đều thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm. Sau sự kiện, Chợ quê sẽ được tổ chức theo các phiên chợ vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Các khu vực check in trang trí độc đáo, hấp dẫn tại sân Chùa Đông Sơn hứa hẹn mang đến cho người dân và du khách bức hình đẹp nhất.
Ngoài ra, Chùa Đông Sơn còn trồng hoa cánh bướm để du khách tha hồ ngắm hoa và check in.
Thế hệ trẻ là những người kế thừa, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc.
Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, chương trình “Tết xưa làng cổ” tại phường Hàm Rồng chắc chắn sẽ đem đến một không gian vui chơi, trải nghiệm ngập tràn không khí tết xưa cổ truyền của dân tộc, giúp cho người dân và du khách hiểu thêm về những phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của Việt Nam tại Làng cổ Đông Sơn, qua đó không ngừng quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch, đồng thời từng bước xây dựng sự kiện “Tết xưa làng cổ” trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của phường Hàm Rồng nói riêng và TP Thanh Hóa nói chung.
Thanh Xuân