Thanh Hóa - Nơi đất lành chim đậu

Ngày 19/04/2025 00:00:00

Mảnh đất lịch sử xứ Thanh, với tinh thần yêu nước nồng nàn, sự quật cường đã được thể hiện rõ từ cuộc khởi nghĩa của Chu Đạt (156-260), thời Bà Triệu cưỡi voi trắng dẹp tan quân Ngô cướp nước đến thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) xưng vương, thống nhất giang sơn. Đây cũng là nơi xưng vương của các triều đại như Hồ Quý Ly, vua Lê Lợi và cuối cùng là triều đình nhà Nguyễn.

Không phải ngẫu nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Thanh Hóa sau ngày toàn quốc kháng chiến trước khi Người lên Việt Bắc. Với tầm nhìn chiến lược sắc sảo, rộng lớn, Người muốn chọn lựa một căn cứ đứng chân thứ hai cho các cơ quan của Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến phòng khi căn cứ địa Việt Bắc bị kẻ thù chiếm đóng. Thanh Hóa chính là nơi được Người nghĩ tới vì đây là nơi hội đủ và đáp ứng được các yêu cầu của một hậu phương, căn cứ địa cho cả nước.

Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu sự đóng góp lớn nhất của hậu phương Thanh Hóa. Số dân công huy động cả ngắn ngày và dài ngày lên tới 178.924/262.000 người của toàn chiến dịch (chiếm gần 70%); số lương thực đóng góp là 9.000/25.200 tấn (gần 40%); xe đạp thồ gần 11.000 chiếc; 1.126 chiếc thuyền; 1.300 con bò; 2.000 con lợn; 150 tấn đậu, 450 tấn cá khô; 250.000 quả trứng; 20.000 chai nước mắm; hàng trăm tấn rau, củ quả...

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngoài việc cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, quân và dân Thanh Hóa còn làm nên nhiều chiến thắng oanh liệt như Chiến thắng Hàm Rồng- Nam Ngạn, các cụ lão dân quân Hoằng Trường, Đội dân quân nữ Hoa Lộc đã anh dũng bắn rơi nhiều máy bay Mỹ...

Theo sử sách, Hạc Thành chính là địa danh vua Gia Long đặt để chỉ nơi đóng sở lỵ mới của trấn Thanh Hoa mênh mông. Chính sử bảng lãng trong dã sử cùng là huyền thoại, sau khi xưng Vương (1802), năm 1804 Gia Long đã có cuộc tuần du gấp ra Bắc Hà với mục đích chiêm bái mảnh đất phát tích của nhà Nguyễn là Gia Miêu Ngoại trang cùng dâng hương trước phần mộ viễn tổ Nguyễn Kim (nay là huyện Hà Trung, Thanh Hóa).

Không ít lần người dân xứ Thanh đã chứng kiến hồng hạc đậu trên các mỏm núi chênh vênh, như một biểu trưng cho một mảnh đất lành, chim về làm tổ. Hình ảnh chim hạc luôn luôn được khắc họa trên mặt trống đồng Đông Sơn, trên những lư hương để biểu hiện cho sự trang nghiêm, vừa gần gũi, thân quen... Hay là biểu trưng cho công trình hồng hạc hướng thiên để thể hiện ý chí muôn đời chinh phục bầu trời, bất chấp giông tố thử thách...

“Thiên thời, địa lợi và nhân hòa” là những gì ai cũng có thể nhìn thấy được ở Thanh Hóa lúc này. Xét về góc độ phát triển, Thanh Hóa đang vươn mình mạnh mẽ dựa trên tiềm lực kinh tế vững chắc bởi tứ Sơn: Nghi Sơn- Bỉm Sơn- Lam Sơn và Sầm Sơn mà hạt nhân là TP Thanh Hóa.

Thành phố Thanh Hóa có một lợi thế rất quan trọng đó là trung tâm đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa và là trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Với vị thế đó những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân  thành phố đã và đang quyết  tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng, lợi thế để xây dựng thành phố theo hướng văn minh, hiện đại và trở thành một đô thị trẻ năng động bên bờ sông Mã.

Trong những năm qua, thông qua các chương trình, dự án, tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị toàn thành phố lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Trong đó, có những dự án (DA), công trình trọng điểm như: DA đại lộ Nam sông Mã, DA đại lộ Đông - Tây, đường tránh quốc lộ 1A, đường vành đai  phía Tây, Khu trung tâm hành chính mới thành phố, các khu đô thị mới nam TP, đô thị mới phường Điện Biên, khu đô thị mới Đông Hương, Đông Hải, khu đô thị Núi Long… Bên cạnh đó, thành phố cũng tập trung các nguồn lực đầu tư, chỉnh trang đô thị, kết hợp với xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ làm thay đổi bộ mặt đô thị, các công trình thuộc dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố; xây dựng nhiều công trình trọng điểm tạo điểm nhấn về kiến trúc đô thị như: Quảng trường trung tâm thành phố, cầu Nguyệt Viên, đại lộ Nguyễn Hoàng, Nhà hát Lam Sơn, thư viện tỉnhvà nhiều khu vực vui chơi, giải trí khác...Các công trình này đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện  cho thành phố, góp phần đưa thành phố xứng tầm với quy mô, tầm vóc của một đô thị loại I.

z6518283097907_5e6e63a476bd0567a51b6d30c199a642.jpg
Cầu Hàm Rồng lịch sử  in mình trên dòng sông Mã anh hùng.

Thành phố Thanh Hóa còn sở hữu nhiều danh thắng nổi tiếng như:  Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, làng cổ Đông Sơn; di chỉ khảo cổ Núi Đọ với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng; cụm di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh núi An Hoạch...Thành phố Thanh Hóa trải dọc hai bên bờ sông Mã oai hùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với nhiều di tích văn hóa, lịch sử có giá trị. TP Thanh Hóa là nơi hội tụ 232 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 94 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. TP Thanh Hóa cũng được biết đến với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống, các làn điệu dân ca độc đáo mang nét đặc trưng của người dân xứ Thanh như hò sông Mã, hát bội, hát ghẹo cùng hơn 100 lễ hội truyền thống được tổ chức mỗi năm. Đó là điều kiện thuận lợi, là tiềm năng để TP Thanh Hóa phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Nhiều công trình đưa vào hoạt động đã tạo điểm nhấn cho thành phố như Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi, Khu văn hóa tưởng niệm Bác Hồ, quảng trường Lam Sơn, quảng trường Hàm Rồng, Đền thờ các Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, công viên Hội An, Khu tưởng niệm các giáo viên và nữ sinh Hàm Rồng, di tích Đồi C4 anh hùng, kè đê sông Mã... Cùng với đó, nhiều di tích đang được trùng tu, tôn tạo khang trang như Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, Thái miếu nhà Hậu Lê, chùa Chanh, chùa Tăng Phúc, đền thờ Tống Duy Tân, cụm di tích núi Voi..., góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân và khách du lịch. Để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút ngày càng đông du khách đến với xứ Thanh, thành phố đã công bố 16 tour du lịch tham quan TP Thanh Hóa, kết nối các trọng điểm du lịch lân cận trong tỉnh và tuyến du lịch Thanh Hóa – Hội An.

Trong tương lai, thành phố Thanh Hóa sẽ phát triển đô thị và du lịch dọc 2 bờ sông Mã; đồng thời quy hoạch và đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, thể thao, các dịch vụ bổ trợ đi kèm để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch; bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống phục vụ du lịch; xây dựng và hình thành một số tuyến phố ẩm thực, phố đi bộ, phố mua sắm; tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh vốn có.  Những năm qua, thành phố đã xây dựng được sản phẩm theo các chuyên đề, như: du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề. Đặc biệt, môi trường đầu tư du lịch thành phố được cải thiện. Nhiều nhà đầu tư đã tìm hiểu và bắt đầu thực hiện các dự án như tập đoàn Sun Group, Vin Group, FLC Group.

Có thể khẳng định những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Thanh Hóa  đạt được trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quy hoạch phát triển đô thị cũng như xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh là thành quả của sức mạnh đoàn kết trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, là động lực để Đảng bộ và nhân dân thành phố tiếp tục vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn lại chặng đường phát triển của thành phố có thể thấy, thành phố Thanh Hóa hôm nay đang đổi thay từng ngày, một đô thị văn minh, hiện đại đang hiện hữu và đầy hứa hẹn.

 

Thu Hiền

 


 

Thanh Hóa - Nơi đất lành chim đậu

Đăng lúc: 19/04/2025 00:00:00 (GMT+7)

Mảnh đất lịch sử xứ Thanh, với tinh thần yêu nước nồng nàn, sự quật cường đã được thể hiện rõ từ cuộc khởi nghĩa của Chu Đạt (156-260), thời Bà Triệu cưỡi voi trắng dẹp tan quân Ngô cướp nước đến thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) xưng vương, thống nhất giang sơn. Đây cũng là nơi xưng vương của các triều đại như Hồ Quý Ly, vua Lê Lợi và cuối cùng là triều đình nhà Nguyễn.

Không phải ngẫu nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Thanh Hóa sau ngày toàn quốc kháng chiến trước khi Người lên Việt Bắc. Với tầm nhìn chiến lược sắc sảo, rộng lớn, Người muốn chọn lựa một căn cứ đứng chân thứ hai cho các cơ quan của Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến phòng khi căn cứ địa Việt Bắc bị kẻ thù chiếm đóng. Thanh Hóa chính là nơi được Người nghĩ tới vì đây là nơi hội đủ và đáp ứng được các yêu cầu của một hậu phương, căn cứ địa cho cả nước.

Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu sự đóng góp lớn nhất của hậu phương Thanh Hóa. Số dân công huy động cả ngắn ngày và dài ngày lên tới 178.924/262.000 người của toàn chiến dịch (chiếm gần 70%); số lương thực đóng góp là 9.000/25.200 tấn (gần 40%); xe đạp thồ gần 11.000 chiếc; 1.126 chiếc thuyền; 1.300 con bò; 2.000 con lợn; 150 tấn đậu, 450 tấn cá khô; 250.000 quả trứng; 20.000 chai nước mắm; hàng trăm tấn rau, củ quả...

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngoài việc cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, quân và dân Thanh Hóa còn làm nên nhiều chiến thắng oanh liệt như Chiến thắng Hàm Rồng- Nam Ngạn, các cụ lão dân quân Hoằng Trường, Đội dân quân nữ Hoa Lộc đã anh dũng bắn rơi nhiều máy bay Mỹ...

Theo sử sách, Hạc Thành chính là địa danh vua Gia Long đặt để chỉ nơi đóng sở lỵ mới của trấn Thanh Hoa mênh mông. Chính sử bảng lãng trong dã sử cùng là huyền thoại, sau khi xưng Vương (1802), năm 1804 Gia Long đã có cuộc tuần du gấp ra Bắc Hà với mục đích chiêm bái mảnh đất phát tích của nhà Nguyễn là Gia Miêu Ngoại trang cùng dâng hương trước phần mộ viễn tổ Nguyễn Kim (nay là huyện Hà Trung, Thanh Hóa).

Không ít lần người dân xứ Thanh đã chứng kiến hồng hạc đậu trên các mỏm núi chênh vênh, như một biểu trưng cho một mảnh đất lành, chim về làm tổ. Hình ảnh chim hạc luôn luôn được khắc họa trên mặt trống đồng Đông Sơn, trên những lư hương để biểu hiện cho sự trang nghiêm, vừa gần gũi, thân quen... Hay là biểu trưng cho công trình hồng hạc hướng thiên để thể hiện ý chí muôn đời chinh phục bầu trời, bất chấp giông tố thử thách...

“Thiên thời, địa lợi và nhân hòa” là những gì ai cũng có thể nhìn thấy được ở Thanh Hóa lúc này. Xét về góc độ phát triển, Thanh Hóa đang vươn mình mạnh mẽ dựa trên tiềm lực kinh tế vững chắc bởi tứ Sơn: Nghi Sơn- Bỉm Sơn- Lam Sơn và Sầm Sơn mà hạt nhân là TP Thanh Hóa.

Thành phố Thanh Hóa có một lợi thế rất quan trọng đó là trung tâm đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa và là trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Với vị thế đó những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân  thành phố đã và đang quyết  tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng, lợi thế để xây dựng thành phố theo hướng văn minh, hiện đại và trở thành một đô thị trẻ năng động bên bờ sông Mã.

Trong những năm qua, thông qua các chương trình, dự án, tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị toàn thành phố lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Trong đó, có những dự án (DA), công trình trọng điểm như: DA đại lộ Nam sông Mã, DA đại lộ Đông - Tây, đường tránh quốc lộ 1A, đường vành đai  phía Tây, Khu trung tâm hành chính mới thành phố, các khu đô thị mới nam TP, đô thị mới phường Điện Biên, khu đô thị mới Đông Hương, Đông Hải, khu đô thị Núi Long… Bên cạnh đó, thành phố cũng tập trung các nguồn lực đầu tư, chỉnh trang đô thị, kết hợp với xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ làm thay đổi bộ mặt đô thị, các công trình thuộc dự án phát triển toàn diện kinh tế xã hội thành phố; xây dựng nhiều công trình trọng điểm tạo điểm nhấn về kiến trúc đô thị như: Quảng trường trung tâm thành phố, cầu Nguyệt Viên, đại lộ Nguyễn Hoàng, Nhà hát Lam Sơn, thư viện tỉnhvà nhiều khu vực vui chơi, giải trí khác...Các công trình này đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện  cho thành phố, góp phần đưa thành phố xứng tầm với quy mô, tầm vóc của một đô thị loại I.

z6518283097907_5e6e63a476bd0567a51b6d30c199a642.jpg
Cầu Hàm Rồng lịch sử  in mình trên dòng sông Mã anh hùng.

Thành phố Thanh Hóa còn sở hữu nhiều danh thắng nổi tiếng như:  Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, làng cổ Đông Sơn; di chỉ khảo cổ Núi Đọ với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng; cụm di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh núi An Hoạch...Thành phố Thanh Hóa trải dọc hai bên bờ sông Mã oai hùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với nhiều di tích văn hóa, lịch sử có giá trị. TP Thanh Hóa là nơi hội tụ 232 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 94 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. TP Thanh Hóa cũng được biết đến với nhiều trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống, các làn điệu dân ca độc đáo mang nét đặc trưng của người dân xứ Thanh như hò sông Mã, hát bội, hát ghẹo cùng hơn 100 lễ hội truyền thống được tổ chức mỗi năm. Đó là điều kiện thuận lợi, là tiềm năng để TP Thanh Hóa phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Nhiều công trình đưa vào hoạt động đã tạo điểm nhấn cho thành phố như Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi, Khu văn hóa tưởng niệm Bác Hồ, quảng trường Lam Sơn, quảng trường Hàm Rồng, Đền thờ các Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, công viên Hội An, Khu tưởng niệm các giáo viên và nữ sinh Hàm Rồng, di tích Đồi C4 anh hùng, kè đê sông Mã... Cùng với đó, nhiều di tích đang được trùng tu, tôn tạo khang trang như Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, Thái miếu nhà Hậu Lê, chùa Chanh, chùa Tăng Phúc, đền thờ Tống Duy Tân, cụm di tích núi Voi..., góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân và khách du lịch. Để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút ngày càng đông du khách đến với xứ Thanh, thành phố đã công bố 16 tour du lịch tham quan TP Thanh Hóa, kết nối các trọng điểm du lịch lân cận trong tỉnh và tuyến du lịch Thanh Hóa – Hội An.

Trong tương lai, thành phố Thanh Hóa sẽ phát triển đô thị và du lịch dọc 2 bờ sông Mã; đồng thời quy hoạch và đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, thể thao, các dịch vụ bổ trợ đi kèm để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch; bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống phục vụ du lịch; xây dựng và hình thành một số tuyến phố ẩm thực, phố đi bộ, phố mua sắm; tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh vốn có.  Những năm qua, thành phố đã xây dựng được sản phẩm theo các chuyên đề, như: du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề. Đặc biệt, môi trường đầu tư du lịch thành phố được cải thiện. Nhiều nhà đầu tư đã tìm hiểu và bắt đầu thực hiện các dự án như tập đoàn Sun Group, Vin Group, FLC Group.

Có thể khẳng định những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Thanh Hóa  đạt được trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quy hoạch phát triển đô thị cũng như xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh là thành quả của sức mạnh đoàn kết trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, là động lực để Đảng bộ và nhân dân thành phố tiếp tục vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn lại chặng đường phát triển của thành phố có thể thấy, thành phố Thanh Hóa hôm nay đang đổi thay từng ngày, một đô thị văn minh, hiện đại đang hiện hữu và đầy hứa hẹn.

 

Thu Hiền