Dâng hương, dâng hoa nhân kỷ niệm 51 năm ngày các giáo viên và nữ sinh đã hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã
Sáng ngày 14/6/2023, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Thanh Hóa do đồng chí Lê Anh Xuân – UV BTV tỉnh ủy, Bí Thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm 51 năm ngày các giáo viên, học sinh trường Y sỹ và Trường sư phạm 7+3 Thanh Hóa hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã (14/6/1972 - 14/6/2022).

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cầu Hàm Rồng - Sông Mã là vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, được coi như “yết hầu” giao thông và trở thành một mục tiêu tấn công của không quân Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn sự chi viện của quân và dân miền Bắc cho đồng bào miền Nam ruột thịt, Mỹ điên cuồng ném bom xuống cầu Hàm Rồng và đê sông Mã, hòng phá hoại tuyến đê trọng yếu này. Trước tình hình đó Bộ Thủy lợi chỉ định Thanh Hóa phải mở rộng 3 vị trí đê, trọng điểm số 1 là đê Nam cầu Hàm Rồng. Thực hiện chủ trương trên, tỉnh Thanh Hóa quyết định điều động bộ phận cơ giới và 5.000 dân công thuộc 3 huyện, thị xã cùng học sinh 5 trường tại địa phương. Vị trí đắp đê là bờ hữu sông Mã cách cầu Hàm Rồng 1 km.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 14/6/1972, (tức ngày 4/5 năm Nhâm Tý) máy bay Mỹ bất ngờ, dồn dập và điên cuồng từ cửa biển lao thẳng về phía cầu Hàm Rồng, dội bom xuống gần 2.000 giáo viên, học sinh Trường Y sỹ, Trường Sư phạm 7 +3, thị xã Thanh Hoá và dân công các huyện Đông Sơn, Hoằng Hoá đang đắp đê cách chân cầu Hàm Rồng chừng 1km. 24 loạt bom trải dài cả cây số, như một trận cuồng phong, khiến nhiều người hy sinh tại chỗ, nhiều người vào được hầm trú ẩn cũng hy sinh vì bom rơi trúng hầm hoặc bị thương do sức ép của bom đạn. Trong thời khắc định mệnh đó có 64 thầy giáo, cô giáo và các học sinh của Trường Y sĩ và trường Sư phạm 7 + 3 Thanh Hoá đã hy sinh. Đó là những chàng trai, cô giá lúc ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn ở tuổi đôi mươi mang trong mình bầu nhiệt huyết, hoài bão, ước mơ và lý tưởng cao đẹp của mình cống hiến cho sự nghiệp cứu người, trồng người như tâm nguyện. Các anh, các chị ngã xuống như bài ca bất tử, mãi mãi tuổi thanh xuân, cùng với máu xương của hàng vạn liệt sỹ, thương binh, bệnh binh đã góp phần tô thắm thêm màu cờ của Tổ quốc.
Trong không khí thành kính, thiêng liêng, các đồng chí lãnh đạo thành phố Thanh Hóa đã kính cẩn đặt vòng hoa, dâng nén tâm nhang tỏ lòng biết ơn đối với các giáo viên, học sinh, sinh viên đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nguyện đoàn kết phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, quyết tâm phấn đấu xây dựng thành phố Thanh Hóa nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung sớm trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại.
51 năm đã trôi qua, những thế hệ hôm nay vẫn mãi khắc ghi những chiến công mà các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trên công trường sông Mã năm xưa. Đây là việc làm thiết thực, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là dịp để mỗi chúng ta thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến công ơn các anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc, vì độc lập dân tộc.
Thu Hà
Tin cùng chuyên mục
-
TP Thanh Hóa tổ chức đối thoại với người dân xã Đông Nam về công tác xử lý môi trường tại bãi rác Đông Nam
14/05/2025 00:00:00 -
Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
12/05/2025 00:00:00 -
Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa kiểm tra cơ sở vật chất chuẩn bị vận hành chính quyền hai cấp
10/05/2025 00:00:00 -
Thanh Hóa phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên toàn tỉnh
08/05/2025 00:00:00
Dâng hương, dâng hoa nhân kỷ niệm 51 năm ngày các giáo viên và nữ sinh đã hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã
Sáng ngày 14/6/2023, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Thanh Hóa do đồng chí Lê Anh Xuân – UV BTV tỉnh ủy, Bí Thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm 51 năm ngày các giáo viên, học sinh trường Y sỹ và Trường sư phạm 7+3 Thanh Hóa hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã (14/6/1972 - 14/6/2022).

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cầu Hàm Rồng - Sông Mã là vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, được coi như “yết hầu” giao thông và trở thành một mục tiêu tấn công của không quân Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn sự chi viện của quân và dân miền Bắc cho đồng bào miền Nam ruột thịt, Mỹ điên cuồng ném bom xuống cầu Hàm Rồng và đê sông Mã, hòng phá hoại tuyến đê trọng yếu này. Trước tình hình đó Bộ Thủy lợi chỉ định Thanh Hóa phải mở rộng 3 vị trí đê, trọng điểm số 1 là đê Nam cầu Hàm Rồng. Thực hiện chủ trương trên, tỉnh Thanh Hóa quyết định điều động bộ phận cơ giới và 5.000 dân công thuộc 3 huyện, thị xã cùng học sinh 5 trường tại địa phương. Vị trí đắp đê là bờ hữu sông Mã cách cầu Hàm Rồng 1 km.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 14/6/1972, (tức ngày 4/5 năm Nhâm Tý) máy bay Mỹ bất ngờ, dồn dập và điên cuồng từ cửa biển lao thẳng về phía cầu Hàm Rồng, dội bom xuống gần 2.000 giáo viên, học sinh Trường Y sỹ, Trường Sư phạm 7 +3, thị xã Thanh Hoá và dân công các huyện Đông Sơn, Hoằng Hoá đang đắp đê cách chân cầu Hàm Rồng chừng 1km. 24 loạt bom trải dài cả cây số, như một trận cuồng phong, khiến nhiều người hy sinh tại chỗ, nhiều người vào được hầm trú ẩn cũng hy sinh vì bom rơi trúng hầm hoặc bị thương do sức ép của bom đạn. Trong thời khắc định mệnh đó có 64 thầy giáo, cô giáo và các học sinh của Trường Y sĩ và trường Sư phạm 7 + 3 Thanh Hoá đã hy sinh. Đó là những chàng trai, cô giá lúc ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn ở tuổi đôi mươi mang trong mình bầu nhiệt huyết, hoài bão, ước mơ và lý tưởng cao đẹp của mình cống hiến cho sự nghiệp cứu người, trồng người như tâm nguyện. Các anh, các chị ngã xuống như bài ca bất tử, mãi mãi tuổi thanh xuân, cùng với máu xương của hàng vạn liệt sỹ, thương binh, bệnh binh đã góp phần tô thắm thêm màu cờ của Tổ quốc.
Trong không khí thành kính, thiêng liêng, các đồng chí lãnh đạo thành phố Thanh Hóa đã kính cẩn đặt vòng hoa, dâng nén tâm nhang tỏ lòng biết ơn đối với các giáo viên, học sinh, sinh viên đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nguyện đoàn kết phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, quyết tâm phấn đấu xây dựng thành phố Thanh Hóa nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung sớm trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại.
51 năm đã trôi qua, những thế hệ hôm nay vẫn mãi khắc ghi những chiến công mà các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trên công trường sông Mã năm xưa. Đây là việc làm thiết thực, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là dịp để mỗi chúng ta thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến công ơn các anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc, vì độc lập dân tộc.
Thu Hà