Cơ sở hạ tầng
- Về giao thông đối nội: Tổ chức theo dạng ô bàn cờ theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây gồm các tuyến tỉnh lộ, đường nội thành và ngoại thành.
- Về giao thông đối ngoại: Thành phố Thanh Hoá có Quốc lộ 1A đi qua và nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt. Ngoài ra còn một số tuyến quốc lộ chạy qua thành phố như Quốc lộ 47, 45.
+ Giao thông đường thuỷ
Hiện thành phố có cảng sông Lễ Môn, tàu 1.000 tấn có thể cập cảng; đang xúc tiến lập dự án xây dựng các bến cảng du lịch tại Hàm Rồng, Nam Ngạn…
+ Giao thông đường sắt
Thành phố có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga Thanh Hoá có năng lực vận chuyển 400 lượt hành khách, bốc dỡ 600 tấn hàng hoá/ngày đêm.
+ Đường hàng không:
Sân bay Sao Vàng cách thành phố 45km về phía Tây; đã có hướng quy hoạch sân bay dân dụng ở xã Quảng Lợi, cách thành phố 20km về phía Nam
2. Hệ thống cấp điện:
Thành phố đã hoàn thành dự án cải tạo lưới điện có số vốn 236 tỷ đồng (vốn ODA) có hệ thống cao thế 110KV và trung thế 22KV với 160 trạm biến thế, đảm bảo cấp điện ổn định với công suất 64 MW/năm. 100% số phường, xã của thành phố đã có điện, tỷ lệ số hộ dùng điện đạt 100%.
3. Hệ thống cấp thoát nước và thu gom chất thải rắn:
- Cấp nước:
Nước được cung cấp từ 2 nhà máy nước: Nhà máy nước Mật Sơn (phường Đông Vệ), công suất 30.000m3/ngày đêm và nhà máy nước Hàm Rồng, công suất thiết kế giai đoạn I là 20.000m3 nước/ngày đêm, giai đoạn II dự kiến đến năm 2020 là 35.000m3/ngày đêm.
- Thoát nước:
+ Các sông Thọ Hạc, kênh Vinh, sông Nhà Lê, sông Thống Nhất là trục tiêu chính của thành phố.
+ Hệ thống thoát nước mặt tự chảy là chính. Thành phố đang tích cực triển khai dự án cải tạo hệ thống thoát nước đô thị bằng nguồn vốn ADB.
- Hệ thống thu gom chất thải rắn và vệ sinh môi trường:
Hiện nay, rác thải được thu gom đạt 70% nhu cầu của thành phố.
4. Hệ thống bưu chính – viễn thông:
Tỷ lệ người sử dụng điện thoại bình quân là 37 máy/100 dân, số người sử dụng Internet là 64.568 người năm 2006.
5. Hạ tầng kinh tế:
- Khu công nghiệp Lễ Môn:cách trung tâm thành phố 5km về phía Đông, trên tuyến Quốc lộ 47 nối liền thành phố với thị xã Sầm Sơn. Diện tích qui hoạch của khu công nghiệp là 87ha; tổng số vốn đầu tư hạ tầng trên 700 tỷ đồng và đã có 14 doanh nghiệp đi vào hoạt động với số vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng.
+ Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư: Các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp sạch, các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao bao gồm các nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông.
- Khu công nghiệp Đình Hương - Tây ga:
+ Khu công nghiệp Đình Hương - Tây ga có diện tích 150 ha nằm ở phía Bắc thành phố, cách trung tâm thành phố 2km, cách ga Thanh Hoá 2,5km; vốn đầu tư hạ tầng 135 tỷ đồng.
+ Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, viễn thông, may mặc, bao bì, sản xuất đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống, thức ăn gia súc, gia cầm, các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ.
- Khu công nghiệp Hoàng Long: Khu công nghiệp này thuộc xã Hoằng Long. Hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và kinh doanh hiệu quả như: Công ty TNHH Hungfu Việt Nam(Doanh nghiệp Đài Loan).... , Công ty nước mắm Thiên Hương... Thành phố còn dự định xây dựng Khu công nghệ cao ở phía Nam thuộc địa bàn xã Quảng Thịnh.
6. Công trình công cộng đô thị: Thành phố có nhiều công trình công cộng thuộc các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và các công viên, vườn hoa, tượng đài tạo diện mạo kiến trúc mỹ quan đô thị.
Cơ sở hạ tầng
- Về giao thông đối nội: Tổ chức theo dạng ô bàn cờ theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây gồm các tuyến tỉnh lộ, đường nội thành và ngoại thành.
- Về giao thông đối ngoại: Thành phố Thanh Hoá có Quốc lộ 1A đi qua và nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt. Ngoài ra còn một số tuyến quốc lộ chạy qua thành phố như Quốc lộ 47, 45.
+ Giao thông đường thuỷ
Hiện thành phố có cảng sông Lễ Môn, tàu 1.000 tấn có thể cập cảng; đang xúc tiến lập dự án xây dựng các bến cảng du lịch tại Hàm Rồng, Nam Ngạn…
+ Giao thông đường sắt
Thành phố có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga Thanh Hoá có năng lực vận chuyển 400 lượt hành khách, bốc dỡ 600 tấn hàng hoá/ngày đêm.
+ Đường hàng không:
Sân bay Sao Vàng cách thành phố 45km về phía Tây; đã có hướng quy hoạch sân bay dân dụng ở xã Quảng Lợi, cách thành phố 20km về phía Nam
2. Hệ thống cấp điện:
Thành phố đã hoàn thành dự án cải tạo lưới điện có số vốn 236 tỷ đồng (vốn ODA) có hệ thống cao thế 110KV và trung thế 22KV với 160 trạm biến thế, đảm bảo cấp điện ổn định với công suất 64 MW/năm. 100% số phường, xã của thành phố đã có điện, tỷ lệ số hộ dùng điện đạt 100%.
3. Hệ thống cấp thoát nước và thu gom chất thải rắn:
- Cấp nước:
Nước được cung cấp từ 2 nhà máy nước: Nhà máy nước Mật Sơn (phường Đông Vệ), công suất 30.000m3/ngày đêm và nhà máy nước Hàm Rồng, công suất thiết kế giai đoạn I là 20.000m3 nước/ngày đêm, giai đoạn II dự kiến đến năm 2020 là 35.000m3/ngày đêm.
- Thoát nước:
+ Các sông Thọ Hạc, kênh Vinh, sông Nhà Lê, sông Thống Nhất là trục tiêu chính của thành phố.
+ Hệ thống thoát nước mặt tự chảy là chính. Thành phố đang tích cực triển khai dự án cải tạo hệ thống thoát nước đô thị bằng nguồn vốn ADB.
- Hệ thống thu gom chất thải rắn và vệ sinh môi trường:
Hiện nay, rác thải được thu gom đạt 70% nhu cầu của thành phố.
4. Hệ thống bưu chính – viễn thông:
Tỷ lệ người sử dụng điện thoại bình quân là 37 máy/100 dân, số người sử dụng Internet là 64.568 người năm 2006.
5. Hạ tầng kinh tế:
- Khu công nghiệp Lễ Môn:cách trung tâm thành phố 5km về phía Đông, trên tuyến Quốc lộ 47 nối liền thành phố với thị xã Sầm Sơn. Diện tích qui hoạch của khu công nghiệp là 87ha; tổng số vốn đầu tư hạ tầng trên 700 tỷ đồng và đã có 14 doanh nghiệp đi vào hoạt động với số vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng.
+ Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư: Các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp sạch, các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao bao gồm các nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông.
- Khu công nghiệp Đình Hương - Tây ga:
+ Khu công nghiệp Đình Hương - Tây ga có diện tích 150 ha nằm ở phía Bắc thành phố, cách trung tâm thành phố 2km, cách ga Thanh Hoá 2,5km; vốn đầu tư hạ tầng 135 tỷ đồng.
+ Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, viễn thông, may mặc, bao bì, sản xuất đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống, thức ăn gia súc, gia cầm, các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ.
- Khu công nghiệp Hoàng Long: Khu công nghiệp này thuộc xã Hoằng Long. Hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và kinh doanh hiệu quả như: Công ty TNHH Hungfu Việt Nam(Doanh nghiệp Đài Loan).... , Công ty nước mắm Thiên Hương... Thành phố còn dự định xây dựng Khu công nghệ cao ở phía Nam thuộc địa bàn xã Quảng Thịnh.
6. Công trình công cộng đô thị: Thành phố có nhiều công trình công cộng thuộc các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và các công viên, vườn hoa, tượng đài tạo diện mạo kiến trúc mỹ quan đô thị.