Điều kiện tự nhiên

Ngày 17/10/2018 11:08:12

Điều kiện tự nhiên

1.     Địa hình

Thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam giáp huyện Quảng Xương, phía Đông Nam giáp thị xã Sầm Sơn, phía Tây giáp huyện Đông Sơn, phía Tây Bắc giáp huyện Thiệu Hóa. Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa năm 1994. Ngày 29/4/2004, thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại 2. Tiếp đó, ngày 29/2/2012, Chính phủ ra Nghị quyết 05/NQ-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, sáp nhập 19 xã, thị trấn. Ngày 29/4/2014, thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại 1, trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, thành phố Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 146,77 km² với 30 phường và 04 xã. Thành phố là một trong những đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số, diện tích và có số đơn vị hành chính lớn nhất trong các đô thị trực thuộc tỉnh của Việt Nam.

Hệ thống đô thị Thanh Hóa hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa.

Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu.

Núi:

Hàm Rồng: Chạy từ làng Dương Xá xã Thiệu Dương, men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn, đến khúc cuối thì phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng nằm án ngữ tại cửa ngõ phía Bắc thành phố. Theo tương truyền, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

 

Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.

Sông:

Sông Mã: Theo tương truyền, nước sông chảy xiết và dũng mãnh như một con ngựa phi nước đại nên có tên là sông Mã. Sông Mã khi chảy vào địa phận thành phố trở nên hiền hòa, uốn lượn quanh núi Hàm Rồng trước khi đổ ra biển. Sông Mã đã được chọn làm trục xương sống để xây dựng một thành phố hiện đại bên bờ sông Mã trong tương lai.

Hệ thống sông đào bao gồm: sông Thọ Hạcsông Cốcsông Lai Thànhsông Nhà Lê, sông Kênh Bắc trước đây được xây dựng để cung cấp nước tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn thành phố. Cùng với những con sông đào này là những cây cầu mà người dân thành phố thường dùng tên chúng để chỉ những khu vực không mang địa danh hành chính chính thức như cầu Cốccầu Sângcầu Hạc,...

                                                                                                                                                                DJI_0285.MP4_snapshot_00.00.933.jpg

2.     Khí hậu

Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.

Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ được đẩy cao tới 39-40 độ C.

Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến cuối mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lượng mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C.

Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.

3.     Gió

-Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng năm có 3 mùa gió:

Gió Bắc (gió mùa Đông Bắc): Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.

Gió Tây Nam (gió Lào): Từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác.

Gió Đông Nam (gió Nồm): Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ.

4.     Lượng mưa

Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 - 1980 mm.

 

  

Điều kiện tự nhiên

Đăng lúc: 17/10/2018 11:08:12 (GMT+7)

Điều kiện tự nhiên

1.     Địa hình

Thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam giáp huyện Quảng Xương, phía Đông Nam giáp thị xã Sầm Sơn, phía Tây giáp huyện Đông Sơn, phía Tây Bắc giáp huyện Thiệu Hóa. Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa năm 1994. Ngày 29/4/2004, thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại 2. Tiếp đó, ngày 29/2/2012, Chính phủ ra Nghị quyết 05/NQ-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, sáp nhập 19 xã, thị trấn. Ngày 29/4/2014, thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại 1, trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, thành phố Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 146,77 km² với 30 phường và 04 xã. Thành phố là một trong những đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số, diện tích và có số đơn vị hành chính lớn nhất trong các đô thị trực thuộc tỉnh của Việt Nam.

Hệ thống đô thị Thanh Hóa hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa.

Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu.

Núi:

Hàm Rồng: Chạy từ làng Dương Xá xã Thiệu Dương, men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn, đến khúc cuối thì phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng nằm án ngữ tại cửa ngõ phía Bắc thành phố. Theo tương truyền, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

 

Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.

Sông:

Sông Mã: Theo tương truyền, nước sông chảy xiết và dũng mãnh như một con ngựa phi nước đại nên có tên là sông Mã. Sông Mã khi chảy vào địa phận thành phố trở nên hiền hòa, uốn lượn quanh núi Hàm Rồng trước khi đổ ra biển. Sông Mã đã được chọn làm trục xương sống để xây dựng một thành phố hiện đại bên bờ sông Mã trong tương lai.

Hệ thống sông đào bao gồm: sông Thọ Hạcsông Cốcsông Lai Thànhsông Nhà Lê, sông Kênh Bắc trước đây được xây dựng để cung cấp nước tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn thành phố. Cùng với những con sông đào này là những cây cầu mà người dân thành phố thường dùng tên chúng để chỉ những khu vực không mang địa danh hành chính chính thức như cầu Cốccầu Sângcầu Hạc,...

                                                                                                                                                                DJI_0285.MP4_snapshot_00.00.933.jpg

2.     Khí hậu

Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.

Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ được đẩy cao tới 39-40 độ C.

Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến cuối mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lượng mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C.

Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.

3.     Gió

-Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng năm có 3 mùa gió:

Gió Bắc (gió mùa Đông Bắc): Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.

Gió Tây Nam (gió Lào): Từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác.

Gió Đông Nam (gió Nồm): Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ.

4.     Lượng mưa

Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 - 1980 mm.