TỔNG QUAN THÀNH PHỐ THANH HÓA
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1. Vị trí địa lý:
Thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa. Nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về phía Nam. Thành phố Thanh Hóa cách sân bay Sao Vàng 45 km về phía Tây, cách Khu kinh tế Nghi Sơn 80km về phía Nam, cách thành phố biển Sầm Sơn 16km về phía Đông..có cảng Lễ Môn. Thành phố Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, các quốc lộ 1A, 45, 47; cảng Lễ Môn và hệ thống sông ngòi dày đặc. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.
2. Địa hình:
Thành phố Thanh Hoá có địa hình bằng phẳng với tổng diện tích 147 km², nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng rộng nhất trong các đồng bằng duyên hải miền Trung, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu. Có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển. Thành phố Thanh Hóa có núi Hàm Rồng chạy từ làng Dương Xá phường Thiệu Dương, men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn, đến khúc cuối thì phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, theo tương truyền, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, trong thành phố cũng có núi Mật Sơn là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.
3. Khí hậu:
Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết rất nắng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C. Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng năm có 3 mùa gió. Gió Bắc, hay gió mùa Đông Bắc, là nguồn không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt. Gió Tây Nam, hay gió Lào, từ vịnh Bengal qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác. Gió Đông Nam, hay gió Nồm, là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ. Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 – 1980 mm.
II. LỊCH SỬ VÀ DI TÍCH:
1. Nguồn gốc Thanh Hóa.
Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa nay là xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn), gọi là Hạc Thành. Ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn).
Ngày 29 tháng 5 năm 1929, người Pháp quyết định thành lập thành phố Thanh Hóa, là một thành phố cấp 3. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, chuyển thành thị xã Thanh Hóa.
2. Thời kỳ hiện đại.
Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn và xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa sáp nhập vào thị xã. Ngày 28 tháng 8 năm 1971, 3 xã Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương sáp nhập vào thị xã. Sau năm 1975, thị xã Thanh Hóa có 7 phường: Ba Đình, Điện Biên, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn và 5 xã: Đông Hải, Đông Hương, Đông Thọ, Đông Vệ, Quảng Thắng. Lần lượt năm 1991 và 1993, thị xã Thanh Hóa được xếp vào đô thị loại IV và loại III.
Ðể phát huy và nâng cao vai trò, vị thế của trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh thuộc hàng lớn nhất cả nước, ngày 1 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố Thanh Hóa với 12 phường, xã, tổng diện tích tự nhiên 57,8 km², dân số gần 20.000 người. Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ra Nghị định số 55-CP thành lập một số phường thuộc thành phố Thanh Hóa, chuyển 2 xã Đông Thọ và Đông Vệ thành 2 phường có tên tương ứng; chia xã Đông Hải thành xã Đông Hải và phường Đông Sơn; chia phường Nam Ngạn thành 2 phường: Nam Ngạn và Trường Thi.
Ngày 6 tháng 12 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 85-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn, các xã Quảng Thành, Quảng Hưng và một phần đất của xã Quảng Thịnh (sáp nhập vào phường Đông Vệ) thuộc huyện Quảng Xương vào thành phố, nâng tổng số phường xã lên 17 phường xã. Ngày 11 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định 44/2002/NĐ-CP chia phường Phú Sơn thành 2 phường là Phú Sơn và Tân Sơn. Ngày 29 tháng 4 năm 2004, thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại II. Năm 2008, thành phố Thanh Hóa có diện tích 57,94 km², với 12 phường, gồm Ba Đình, Điện Biên, Đông Sơn, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Tân Sơn, Trường Thi và 6 xã: Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Quảng Hưng, Quảng Thắng, Quảng Thành. Dân số năm 2009 là 207.698 người.
Ngày 29 tháng 02 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị quyết 05/NQ-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập một số xã và thị trấn: Thị trấn Tào Xuyên và 5 xã Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại thuộc huyện Hoằng Hóa; thị trấn Nhồi và 4 xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh thuộc huyện Đông Sơn; 3 xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân thuộc huyện Thiệu Hóa; và 5 xã: Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát thuộc huyện Quảng Xương. Đồng thời, chuyển thị trấn Tào Xuyên thành phường Tào Xuyên và chuyển thị trấn Nhồi thành phường An Hoạch. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Thanh Hóa có 14.677,07 ha diện tích tự nhiên, dân số là 393.294 người với 37 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 phường và 23 xã.
Ngày 19 tháng 8 năm 2013, theo Nghị quyết số 99/NQ-CP của Chính phủ, quyết định thành lập các phường: Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc thành phố Thanh Hóa trên cơ sở các xã tương ứng.
Ngày 29 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 636/QĐ-TTg công nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:
- Sáp nhập xã Đông Hưng và phường An Hoạch để thành lập phường An Hưng
- Sáp nhập xã Hoằng Lý vào phường Tào Xuyên
- Sáp nhập xã Hoằng Anh và xã Hoằng Long thành xã Long Anh.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1108/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2021). Theo đó, chuyển 10 xã: Đông Lĩnh, Đông Tân, Long Anh, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thịnh, Thiệu Dương, Thiệu Khánh thành 10 phường có tên tương ứng.
Thành phố Thanh Hóa hiện có 34 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 30 phường: An Hưng, Ba Đình, Điện Biên, Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Đông Lĩnh, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Long Anh, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Tào Xuyên, Tân Sơn, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Trường Thi và 4 xã: Đông Vinh, Hoằng Đại, Hoằng Quang, Thiệu Vân.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Thanh Hóa
Tên | Diện tích (km²) | Dân số (người) |
Phường (30) | ||
6,54 | 12.809 | |
0,7 | 12.383 | |
0,68 | 9.719 | |
6,8 | 16.800 | |
6,84 | 16.100 | |
3,37 | 19.500 | |
8,74 | 10.764 | |
0,84 | 9.622 | |
4,42 | 8.515 | |
3,64 | 13.902 | |
4,78 | 16.107 | |
4,18 | 5.022 | |
0,86 | 12.676 | |
5,79 | 11.243 | |
1,58 | 8.475 | |
0,54 | 11.183 | |
1,93 | 8.453 |
Tên | Diện tích (km²) | Dân số (người) |
6,65 | 11.505 | |
5,33 | 8.395 | |
5,73 | 7.236 | |
6,50 | 10.534 | |
3,67 | 10.230 | |
8,49 | 20.000 | |
3,55 | 5.927 | |
4,89 | 10.374 | |
5,66 | 9.933 | |
0,78 | 11.114 | |
5,71 | 13.122 | |
5,32 | 12.425 | |
0,86 | 11.926 | |
Xã (4) | ||
4,38 | 3.347 | |
4,67 | 4092 | |
6,28 | 6.098 | |
3,70 | 5.861 |
TỔNG QUAN THÀNH PHỐ THANH HÓA
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1. Vị trí địa lý:
Thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa. Nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về phía Nam. Thành phố Thanh Hóa cách sân bay Sao Vàng 45 km về phía Tây, cách Khu kinh tế Nghi Sơn 80km về phía Nam, cách thành phố biển Sầm Sơn 16km về phía Đông..có cảng Lễ Môn. Thành phố Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, các quốc lộ 1A, 45, 47; cảng Lễ Môn và hệ thống sông ngòi dày đặc. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.
2. Địa hình:
Thành phố Thanh Hoá có địa hình bằng phẳng với tổng diện tích 147 km², nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng rộng nhất trong các đồng bằng duyên hải miền Trung, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu. Có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển. Thành phố Thanh Hóa có núi Hàm Rồng chạy từ làng Dương Xá phường Thiệu Dương, men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn, đến khúc cuối thì phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, theo tương truyền, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, trong thành phố cũng có núi Mật Sơn là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.
3. Khí hậu:
Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết rất nắng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C. Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng năm có 3 mùa gió. Gió Bắc, hay gió mùa Đông Bắc, là nguồn không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt. Gió Tây Nam, hay gió Lào, từ vịnh Bengal qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác. Gió Đông Nam, hay gió Nồm, là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ. Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 – 1980 mm.
II. LỊCH SỬ VÀ DI TÍCH:
1. Nguồn gốc Thanh Hóa.
Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa nay là xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn), gọi là Hạc Thành. Ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn).
Ngày 29 tháng 5 năm 1929, người Pháp quyết định thành lập thành phố Thanh Hóa, là một thành phố cấp 3. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, chuyển thành thị xã Thanh Hóa.
2. Thời kỳ hiện đại.
Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn và xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa sáp nhập vào thị xã. Ngày 28 tháng 8 năm 1971, 3 xã Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương sáp nhập vào thị xã. Sau năm 1975, thị xã Thanh Hóa có 7 phường: Ba Đình, Điện Biên, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn và 5 xã: Đông Hải, Đông Hương, Đông Thọ, Đông Vệ, Quảng Thắng. Lần lượt năm 1991 và 1993, thị xã Thanh Hóa được xếp vào đô thị loại IV và loại III.
Ðể phát huy và nâng cao vai trò, vị thế của trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh thuộc hàng lớn nhất cả nước, ngày 1 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố Thanh Hóa với 12 phường, xã, tổng diện tích tự nhiên 57,8 km², dân số gần 20.000 người. Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ra Nghị định số 55-CP thành lập một số phường thuộc thành phố Thanh Hóa, chuyển 2 xã Đông Thọ và Đông Vệ thành 2 phường có tên tương ứng; chia xã Đông Hải thành xã Đông Hải và phường Đông Sơn; chia phường Nam Ngạn thành 2 phường: Nam Ngạn và Trường Thi.
Ngày 6 tháng 12 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 85-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn, các xã Quảng Thành, Quảng Hưng và một phần đất của xã Quảng Thịnh (sáp nhập vào phường Đông Vệ) thuộc huyện Quảng Xương vào thành phố, nâng tổng số phường xã lên 17 phường xã. Ngày 11 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định 44/2002/NĐ-CP chia phường Phú Sơn thành 2 phường là Phú Sơn và Tân Sơn. Ngày 29 tháng 4 năm 2004, thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại II. Năm 2008, thành phố Thanh Hóa có diện tích 57,94 km², với 12 phường, gồm Ba Đình, Điện Biên, Đông Sơn, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Tân Sơn, Trường Thi và 6 xã: Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Quảng Hưng, Quảng Thắng, Quảng Thành. Dân số năm 2009 là 207.698 người.
Ngày 29 tháng 02 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị quyết 05/NQ-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập một số xã và thị trấn: Thị trấn Tào Xuyên và 5 xã Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại thuộc huyện Hoằng Hóa; thị trấn Nhồi và 4 xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh thuộc huyện Đông Sơn; 3 xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân thuộc huyện Thiệu Hóa; và 5 xã: Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát thuộc huyện Quảng Xương. Đồng thời, chuyển thị trấn Tào Xuyên thành phường Tào Xuyên và chuyển thị trấn Nhồi thành phường An Hoạch. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Thanh Hóa có 14.677,07 ha diện tích tự nhiên, dân số là 393.294 người với 37 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 phường và 23 xã.
Ngày 19 tháng 8 năm 2013, theo Nghị quyết số 99/NQ-CP của Chính phủ, quyết định thành lập các phường: Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc thành phố Thanh Hóa trên cơ sở các xã tương ứng.
Ngày 29 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 636/QĐ-TTg công nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:
- Sáp nhập xã Đông Hưng và phường An Hoạch để thành lập phường An Hưng
- Sáp nhập xã Hoằng Lý vào phường Tào Xuyên
- Sáp nhập xã Hoằng Anh và xã Hoằng Long thành xã Long Anh.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1108/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2021). Theo đó, chuyển 10 xã: Đông Lĩnh, Đông Tân, Long Anh, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thịnh, Thiệu Dương, Thiệu Khánh thành 10 phường có tên tương ứng.
Thành phố Thanh Hóa hiện có 34 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 30 phường: An Hưng, Ba Đình, Điện Biên, Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Đông Lĩnh, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Long Anh, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Tào Xuyên, Tân Sơn, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Trường Thi và 4 xã: Đông Vinh, Hoằng Đại, Hoằng Quang, Thiệu Vân.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Thanh Hóa
Tên | Diện tích (km²) | Dân số (người) |
Phường (30) | ||
6,54 | 12.809 | |
0,7 | 12.383 | |
0,68 | 9.719 | |
6,8 | 16.800 | |
6,84 | 16.100 | |
3,37 | 19.500 | |
8,74 | 10.764 | |
0,84 | 9.622 | |
4,42 | 8.515 | |
3,64 | 13.902 | |
4,78 | 16.107 | |
4,18 | 5.022 | |
0,86 | 12.676 | |
5,79 | 11.243 | |
1,58 | 8.475 | |
0,54 | 11.183 | |
1,93 | 8.453 |
Tên | Diện tích (km²) | Dân số (người) |
6,65 | 11.505 | |
5,33 | 8.395 | |
5,73 | 7.236 | |
6,50 | 10.534 | |
3,67 | 10.230 | |
8,49 | 20.000 | |
3,55 | 5.927 | |
4,89 | 10.374 | |
5,66 | 9.933 | |
0,78 | 11.114 | |
5,71 | 13.122 | |
5,32 | 12.425 | |
0,86 | 11.926 | |
Xã (4) | ||
4,38 | 3.347 | |
4,67 | 4092 | |
6,28 | 6.098 | |
3,70 | 5.861 |