Đậm nét Hội An trên đất Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An là hai địa phương có mối quan hệ gắn bó, thủy chung son sắt và nghĩa tình. Điều này đã được minh chứng từ trong lịch sử đến hiện tại. Những năm tháng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai thành phố đã đoàn kết, đồng lòng, nhường cơm sẻ áo, chia sẻ khó khăn với nhau. Và trong giai đoạn hiện nay, hai thành phố luôn đoàn kết, thường xuyên hỗ trợ nhau thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ. Mối quan hệ đặc biệt ấy được khẳng định, ghi dấu trong tâm tưởng của mỗi người dân thành phố Thanh Hóa.

Nằm ngay giữa lòng TP Thanh Hóa, Công viên Hội An được biết đến là một công trình ghi dấu cho mối quan hệ gắn bó, nghĩa tình của hai thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An. Công viên Hội An nằm ngay tại trung tâm thành phố, có diện tích khoảng 22ha được quy hoạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí của người dân.
Trụ biểu khắc dòng chữ “TP Thanh Hóa - TP Hội An - Tình sâu nghĩa nặng, son sắt thủy chung” được làm bằng đất từ làng gốm Thanh Hà nổi tiếng xứ Quảng.
Năm 2016 nhân dịp kỷ niệm 55 năm kết nghĩa giữa Thanh Hóa và Hội An, 2 thành phố đã tiếp tục đầu tư một số công trình lớn trong khuôn viên công viên như: Chùa Cầu – một biểu trưng của thành phố Hội An ngay giữa lòng thành phố Thanh Hóa; nhà lưu niệm – nơi trưng bày những hiện vật của 2 thành phố và trụ biểu khắc dòng chữ “TP Thanh Hóa - TP Hội An - Tình sâu nghĩa nặng, son sắt thủy chung” được làm bằng đất từ làng gốm Thanh Hà nổi tiếng xứ Quảng.
Phiên bản Chùa Cầu trong công viên Hội An.
Năm 2021, để chào mừng 60 năm ngày kết nghĩa thành phố Thanh Hóa - Hội An, thành phố Hội An đã khởi công xây dựng Phiên bản dãy phố cổ Hội An tại Công viên Hội An. Phiên bản chùa Cầu - dãy phố cổ Hội An được xây dựng với diện tích gần 1.000m2, bao gồm 15 căn nhà gỗ, trong đó có 9 căn nhà 1 tầng và 6 căn nhà hai tầng – là vũng lõi đặc trưng của khu phố cổ Hội An – Di sản văn hóa thế giới (công trình của Đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố Hội An tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa; thành phố Thanh Hóa khánh thành phòng truyền thống thành phố Thanh Hóa - Thành phố Hội An (tại tòa nhà Trung tâm Hành chính thành phố Thanh Hóa).
Phiên bản dãy phố cổ Hội An trong công viên Hội An.
Để tiếp tục phát huy và gìn giữ những giá trị văn hóa trong công viên Hội An. Ngày 19/5/2024, công viên Hội An được khởi công nâng cấp, cải tạo. Đây là một trong 4 dự án trọng điểm của thành phố Thanh Hóa theo cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thanh Hoá tại Nghị quyết số 303 ngày 13/7/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 155,6 tỷ đồng với quy mô đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong công viên có diện tích gần 19,4ha. Dự án được phân thành 5 khu vực chính trong đó có khu D và cổng chính tại Đại lộ Lê Lợi gồm các công trình Chùa cầu, phiên bản phố cổ Hội An…Sau 9 tháng thi công, ngày 19/1/2025, thành phố Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành dự án dự án này. Công viên Hội An trở thành một trong những "công trình xanh" lớn nhất thành phố Thanh Hóa và gắn liền với dấu ấn kết nghĩa son sắt, thủy chung giữa thành phố Thanh Hóa và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Từ khi được hình thành đến nay, Công viên Hội An đã trở thành địa điểm tổ chức tuần lễ văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An cũng như nhiều sự kiện văn hóa, giải trí, du lịch của địa phương. Các hoạt động tại Công viên Hội An đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Với nhiều người dân Thanh Hóa, Công viên Hội An là một điểm đến hấp dẫn, nhắc nhớ và giáo dục thế hệ trẻ về mối lương duyên đặc biệt của hai tỉnh, hai thành phố, về lịch sử, truyền thống hào hùng của hai địa phương.
Đặc biệt phiên bản Chùa Cầu Hội An ở Thanh Hóa được bắc qua một hồ nước nhỏ thơ mộng nằm trong công viên, tạo thêm một nét tương đồng với chùa Cầu Hội An, bắc qua lạch nước chạy ra sông Thu Bồn (Quảng Nam). Điều này đã khiến phiên bản chùa Cầu - dãy phố cổ Hội An trở nên ấn tượng, chân thực, hấp dẫn người dân.
Có thể khẳng định, các công trình như những “chứng nhân” khẳng định mối quan hệ nghĩa tình, gắn bó Thanh Hóa - Quảng Nam nói chung và 2 thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An trong lịch sử, hiện tại và mai sau.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Khúc nhạc mùa hè”
08/05/2025 00:00:00 -
Chương trình âm nhạc “Khát vọng vươn mình”
02/05/2025 00:00:00 -
Đêm thơ Nguyễn Duy chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
30/04/2025 00:00:00 -
Bước nhảy sôi động với chủ đề mùa hè của bé
30/04/2025 00:00:00
Đậm nét Hội An trên đất Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An là hai địa phương có mối quan hệ gắn bó, thủy chung son sắt và nghĩa tình. Điều này đã được minh chứng từ trong lịch sử đến hiện tại. Những năm tháng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai thành phố đã đoàn kết, đồng lòng, nhường cơm sẻ áo, chia sẻ khó khăn với nhau. Và trong giai đoạn hiện nay, hai thành phố luôn đoàn kết, thường xuyên hỗ trợ nhau thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ. Mối quan hệ đặc biệt ấy được khẳng định, ghi dấu trong tâm tưởng của mỗi người dân thành phố Thanh Hóa.

Nằm ngay giữa lòng TP Thanh Hóa, Công viên Hội An được biết đến là một công trình ghi dấu cho mối quan hệ gắn bó, nghĩa tình của hai thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An. Công viên Hội An nằm ngay tại trung tâm thành phố, có diện tích khoảng 22ha được quy hoạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí của người dân.
Trụ biểu khắc dòng chữ “TP Thanh Hóa - TP Hội An - Tình sâu nghĩa nặng, son sắt thủy chung” được làm bằng đất từ làng gốm Thanh Hà nổi tiếng xứ Quảng.
Năm 2016 nhân dịp kỷ niệm 55 năm kết nghĩa giữa Thanh Hóa và Hội An, 2 thành phố đã tiếp tục đầu tư một số công trình lớn trong khuôn viên công viên như: Chùa Cầu – một biểu trưng của thành phố Hội An ngay giữa lòng thành phố Thanh Hóa; nhà lưu niệm – nơi trưng bày những hiện vật của 2 thành phố và trụ biểu khắc dòng chữ “TP Thanh Hóa - TP Hội An - Tình sâu nghĩa nặng, son sắt thủy chung” được làm bằng đất từ làng gốm Thanh Hà nổi tiếng xứ Quảng.
Phiên bản Chùa Cầu trong công viên Hội An.
Năm 2021, để chào mừng 60 năm ngày kết nghĩa thành phố Thanh Hóa - Hội An, thành phố Hội An đã khởi công xây dựng Phiên bản dãy phố cổ Hội An tại Công viên Hội An. Phiên bản chùa Cầu - dãy phố cổ Hội An được xây dựng với diện tích gần 1.000m2, bao gồm 15 căn nhà gỗ, trong đó có 9 căn nhà 1 tầng và 6 căn nhà hai tầng – là vũng lõi đặc trưng của khu phố cổ Hội An – Di sản văn hóa thế giới (công trình của Đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố Hội An tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa; thành phố Thanh Hóa khánh thành phòng truyền thống thành phố Thanh Hóa - Thành phố Hội An (tại tòa nhà Trung tâm Hành chính thành phố Thanh Hóa).
Phiên bản dãy phố cổ Hội An trong công viên Hội An.
Để tiếp tục phát huy và gìn giữ những giá trị văn hóa trong công viên Hội An. Ngày 19/5/2024, công viên Hội An được khởi công nâng cấp, cải tạo. Đây là một trong 4 dự án trọng điểm của thành phố Thanh Hóa theo cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thanh Hoá tại Nghị quyết số 303 ngày 13/7/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 155,6 tỷ đồng với quy mô đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong công viên có diện tích gần 19,4ha. Dự án được phân thành 5 khu vực chính trong đó có khu D và cổng chính tại Đại lộ Lê Lợi gồm các công trình Chùa cầu, phiên bản phố cổ Hội An…Sau 9 tháng thi công, ngày 19/1/2025, thành phố Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành dự án dự án này. Công viên Hội An trở thành một trong những "công trình xanh" lớn nhất thành phố Thanh Hóa và gắn liền với dấu ấn kết nghĩa son sắt, thủy chung giữa thành phố Thanh Hóa và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Từ khi được hình thành đến nay, Công viên Hội An đã trở thành địa điểm tổ chức tuần lễ văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An cũng như nhiều sự kiện văn hóa, giải trí, du lịch của địa phương. Các hoạt động tại Công viên Hội An đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Với nhiều người dân Thanh Hóa, Công viên Hội An là một điểm đến hấp dẫn, nhắc nhớ và giáo dục thế hệ trẻ về mối lương duyên đặc biệt của hai tỉnh, hai thành phố, về lịch sử, truyền thống hào hùng của hai địa phương.
Đặc biệt phiên bản Chùa Cầu Hội An ở Thanh Hóa được bắc qua một hồ nước nhỏ thơ mộng nằm trong công viên, tạo thêm một nét tương đồng với chùa Cầu Hội An, bắc qua lạch nước chạy ra sông Thu Bồn (Quảng Nam). Điều này đã khiến phiên bản chùa Cầu - dãy phố cổ Hội An trở nên ấn tượng, chân thực, hấp dẫn người dân.
Có thể khẳng định, các công trình như những “chứng nhân” khẳng định mối quan hệ nghĩa tình, gắn bó Thanh Hóa - Quảng Nam nói chung và 2 thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An trong lịch sử, hiện tại và mai sau.
Thu Hiền