Tuần văn hóa Thành phố Thanh Hóa – Thành phố Hội An: Son sắt – thuỷ chung (Tập 1)
Xứ Thanh và Xứ Quảng từ xa xưa vốn đã có cơ duyên, mối kết giao lịch sử đặc biệt, khi những người con xứ Thanh tiến về phương nam mở cõi đã mang những nét văn hóa quê Thanh đến với miền Thuận Quảng. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hai miền đất giàu di sản và truyền thống cách mạng ấy đã kết nghĩa một nhà, nguyện một lòng sắt son, sát cánh cùng nhân dân cả nước chiến đấu chống kẻ thù chung, giành độc lập, bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Hơn nửa thế kỷ qua, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn cam go, ác liệt. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 12/3/1960, Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban Thống nhất Trung ương, đoàn đại biểu của tỉnh Quảng Nam cùng hàng vạn chiến sĩ, đồng bào Thanh Hóa đã trọng thể tổ chức Lễ kết nghĩa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam. Sau hai tỉnh, năm 1961, thị xã Hội An – thị xã Thanh Hóa; huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và huyện Đông Sơn nay là thành phố Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ kết nghĩa. Đây không chỉ là sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc, mà còn là minh chứng cụ thể cho chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, là sợi dây nối liền tình đồng chí, anh em, cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi giữa Đảng bộ, quân và dân các địa phương thị xã Thanh Hóa - thị xã Hội An; huyện Thăng Bình – huyện Đông Sơn.
Lễ kết nghĩa thị xã Thanh Hoá – thị xã Hội An nay là thành phố Thanh Hoá – thành phố Hội An.
Trong kháng chiến chống Mỹ với khẩu hiệu “Miền Nam gọi - Miền Bắc trả lời” biết bao người con Thanh Hóa đã lên đường “Nam tiến” hòa cùng Nhân dân Hội An, Thăng Bình đánh giặc, bảo vệ quê hương. Thời kỳ này, Thanh Hóa đã phát động các phong trào “tay búa tay súng”, “tay cày, tay súng”, “đảm bảo giao thông thông suốt”, các phong trào thi đua vì Miền Nam, vì Hội An, vì Thăng Bình ruột thịt như: "Điện Biên- Thanh Hóa- Quảng Nam quyết thắng", "lập công cao nhất vì Quảng Nam", "Học tập tư tưởng cách mạng tiến công của quân và dân Quảng Nam"…Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng “Những bức thư sâu nặng nghĩa tình”, từ Thanh Hóa gửi vào, mỗi kỷ vật chiến tranh từ Hội An, Thăng Bình gửi ra là niềm tin, là cả tấm lòng, là nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ và thực sự đã trở thành sức mạnh vật chất to lớn để Đảng bộ, quân và dân các địa phương cùng tiếp thêm nghị lực ra sức lao động, học tập, chiến đấu và chiến thắng quân thù. Những vùng đất rất đỗi anh hùng của quê hương Thanh Hóa như Hàm Rồng, Phú Sơn, Nam Ngạn, Đông Hương, Đông Thọ... luôn kề vai sát cánh cùng Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Hà, Cẩm Hải, Cẩm Châu, Cẩm Kim, Cẩm Nam...nhiều trận làm khiếp vía quân thù. Nhiều công trình ý nghĩa mang tên Hội An đã được xây dựng tại Thanh Hóa ngay trong những năm tháng chiến tranh như rạp chiếu phim, công viên, thư viện...
Với khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam” các phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu giỏi được đẩy mạnh tiêu biểu như các hợp tác xã: Cơ khí Nam Kỳ 40, Thành Công, Minh Thành, Phương Nam, thủy tinh Thống Nhất, xí nghiệp mộc xẻ Bến Cốc, Nhà máy điện, Đồn công an vũ trang Hàm Rồng...Đáp lại tình cảm của Đảng bộ và Nhân dân thị xã Thanh Hóa, quân dân Hội An đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc, giải phóng Hội An ngày 28/3/1975, giải phóng huyện Thăng Bình ngày 26/3/1975 góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đối với huyện Thăng Bình sau chiến tranh Thăng Bình có trên 10.000 người đã anh dũng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, gần 2.000 thương binh, bệnh binh, 39 tập thể và cá nhân được phong tặng và truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hơn 10.000 Mẹ Việt Nam anh hùng và nhiều huân, huy chương cũng như các phần thưởng cao quý khác.
Chiến tranh qua đi, Bắc - Nam sum họp, mối thân tình lịch sử Thanh Hóa – Hội An; huyện Thăng Bình – huyện Đông Sơn nay là thành phố Thanh Hóa ngày càng keo sơn, gắn bó, Đảng bộ, nhân dân các địa phương tiếp tục đồng cam cộng khổ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau khôi phục sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Thanh Hóa tiếp tục giúp Hội An chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều cơ sở thủ công mỹ nghệ, chi viện nhiều cán bộ, giáo viên, tặng sách cho thư viện Hội An để góp phần tạo nguồn tri thức, cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội…Đông Sơn cử cán bộ vào giúp đỡ Thăng Bình xây dựng thành công HTX NN Bình Lãnh, xí nghiệp gốm Quảng Thanh…Đó là tài sản vô cùng quý báu trong buổi đầu Hội An, Thăng Bình đang ổn định đời sống nhân dân, kiến thiết, xây dựng quê hương với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn do chiến tranh để lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca bất diệt”
23/04/2025 00:00:00 -
Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chuẩn bị cho Lễ khai mạc “Tuần văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An” năm 2025
23/04/2025 00:00:00 -
Tuần văn hóa Thành phố Thanh Hóa – Thành phố Hội An: Son sắt – thuỷ chung (Tập 1)
22/04/2025 00:00:00 -
Tuần văn hóa thành phố Thanh Hoá – Thành phố Hội An: Trọn nghĩa – vẹn tình (Tập 2)
22/04/2025 00:00:00
Tuần văn hóa Thành phố Thanh Hóa – Thành phố Hội An: Son sắt – thuỷ chung (Tập 1)
Xứ Thanh và Xứ Quảng từ xa xưa vốn đã có cơ duyên, mối kết giao lịch sử đặc biệt, khi những người con xứ Thanh tiến về phương nam mở cõi đã mang những nét văn hóa quê Thanh đến với miền Thuận Quảng. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hai miền đất giàu di sản và truyền thống cách mạng ấy đã kết nghĩa một nhà, nguyện một lòng sắt son, sát cánh cùng nhân dân cả nước chiến đấu chống kẻ thù chung, giành độc lập, bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Hơn nửa thế kỷ qua, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn cam go, ác liệt. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 12/3/1960, Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban Thống nhất Trung ương, đoàn đại biểu của tỉnh Quảng Nam cùng hàng vạn chiến sĩ, đồng bào Thanh Hóa đã trọng thể tổ chức Lễ kết nghĩa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam. Sau hai tỉnh, năm 1961, thị xã Hội An – thị xã Thanh Hóa; huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và huyện Đông Sơn nay là thành phố Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ kết nghĩa. Đây không chỉ là sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc, mà còn là minh chứng cụ thể cho chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, là sợi dây nối liền tình đồng chí, anh em, cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi giữa Đảng bộ, quân và dân các địa phương thị xã Thanh Hóa - thị xã Hội An; huyện Thăng Bình – huyện Đông Sơn.
Lễ kết nghĩa thị xã Thanh Hoá – thị xã Hội An nay là thành phố Thanh Hoá – thành phố Hội An.
Trong kháng chiến chống Mỹ với khẩu hiệu “Miền Nam gọi - Miền Bắc trả lời” biết bao người con Thanh Hóa đã lên đường “Nam tiến” hòa cùng Nhân dân Hội An, Thăng Bình đánh giặc, bảo vệ quê hương. Thời kỳ này, Thanh Hóa đã phát động các phong trào “tay búa tay súng”, “tay cày, tay súng”, “đảm bảo giao thông thông suốt”, các phong trào thi đua vì Miền Nam, vì Hội An, vì Thăng Bình ruột thịt như: "Điện Biên- Thanh Hóa- Quảng Nam quyết thắng", "lập công cao nhất vì Quảng Nam", "Học tập tư tưởng cách mạng tiến công của quân và dân Quảng Nam"…Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng “Những bức thư sâu nặng nghĩa tình”, từ Thanh Hóa gửi vào, mỗi kỷ vật chiến tranh từ Hội An, Thăng Bình gửi ra là niềm tin, là cả tấm lòng, là nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ và thực sự đã trở thành sức mạnh vật chất to lớn để Đảng bộ, quân và dân các địa phương cùng tiếp thêm nghị lực ra sức lao động, học tập, chiến đấu và chiến thắng quân thù. Những vùng đất rất đỗi anh hùng của quê hương Thanh Hóa như Hàm Rồng, Phú Sơn, Nam Ngạn, Đông Hương, Đông Thọ... luôn kề vai sát cánh cùng Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Hà, Cẩm Hải, Cẩm Châu, Cẩm Kim, Cẩm Nam...nhiều trận làm khiếp vía quân thù. Nhiều công trình ý nghĩa mang tên Hội An đã được xây dựng tại Thanh Hóa ngay trong những năm tháng chiến tranh như rạp chiếu phim, công viên, thư viện...
Với khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam” các phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu giỏi được đẩy mạnh tiêu biểu như các hợp tác xã: Cơ khí Nam Kỳ 40, Thành Công, Minh Thành, Phương Nam, thủy tinh Thống Nhất, xí nghiệp mộc xẻ Bến Cốc, Nhà máy điện, Đồn công an vũ trang Hàm Rồng...Đáp lại tình cảm của Đảng bộ và Nhân dân thị xã Thanh Hóa, quân dân Hội An đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc, giải phóng Hội An ngày 28/3/1975, giải phóng huyện Thăng Bình ngày 26/3/1975 góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đối với huyện Thăng Bình sau chiến tranh Thăng Bình có trên 10.000 người đã anh dũng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, gần 2.000 thương binh, bệnh binh, 39 tập thể và cá nhân được phong tặng và truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hơn 10.000 Mẹ Việt Nam anh hùng và nhiều huân, huy chương cũng như các phần thưởng cao quý khác.
Chiến tranh qua đi, Bắc - Nam sum họp, mối thân tình lịch sử Thanh Hóa – Hội An; huyện Thăng Bình – huyện Đông Sơn nay là thành phố Thanh Hóa ngày càng keo sơn, gắn bó, Đảng bộ, nhân dân các địa phương tiếp tục đồng cam cộng khổ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau khôi phục sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Thanh Hóa tiếp tục giúp Hội An chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều cơ sở thủ công mỹ nghệ, chi viện nhiều cán bộ, giáo viên, tặng sách cho thư viện Hội An để góp phần tạo nguồn tri thức, cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội…Đông Sơn cử cán bộ vào giúp đỡ Thăng Bình xây dựng thành công HTX NN Bình Lãnh, xí nghiệp gốm Quảng Thanh…Đó là tài sản vô cùng quý báu trong buổi đầu Hội An, Thăng Bình đang ổn định đời sống nhân dân, kiến thiết, xây dựng quê hương với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn do chiến tranh để lại.