Tết độc lập nhớ Bác
Cách đây 78 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng vào ngày này mùa thu năm 1969, Bác đã đi xa, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Với người dân thành phố Thanh Hóa những ngày này cũng là dịp hướng về cội nguồn, không quên công lao của Bác đối với nền độc lập của dân tộc.


Nằm giữa trung tâm thành phố Thanh Hóa, khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là điểm đến hút người dân thành phố và du khách thập phương. Nơi đây lưu giữ, trưng bày những hiện vật, hình ảnh, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những lần Người về thăm và làm việc tại Thanh Hóa. Đây là một công trình văn hóa của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thanh vừa có ý nghĩa chính trị, tư tưởng; vừa thể hiện tình cảm sâu sắc, tri ân và lòng thành kính đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu. Bên cạnh đó, Khu tưởng niệm còn là địa chỉ đỏ giáo dục cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về lịch sử dân tộc, về thân thế, sự nghiệp vĩ đại của Người.
Khu văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đặc biệt không gian thiêng liêng của Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là những hình ảnh, tư liệu sống mãi với thời gian trong lần đầu tiên Bác về thăm Thanh Hóa vào ngày 20-2-1947. Bác làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tại Rừng Thông (Đông Sơn), với hai nội dung thiết thực: “Cán bộ” và “Kháng chiến”. Hình ảnh Bác về thăm thị xã Thanh Hóa, Bác đã gặp gỡ và nói chuyện với đông đảo Nhân dân tại nhà Bác Cổ, lúc ấy là Nhà thông tin (nay là Công ty CP Phát hành sách Thanh Hóa). Đặc biệt, trong chuyến thăm ấy, Bác mong muốn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu... Tôi kêu gọi đồng bào trong tỉnh xắn tay áo làm đi, lần sau về đây, tôi sẽ thấy mỗi người là một người kiểu mẫu”.
Khắc ghi lời dạy của Bác, những năm qua Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Thanh Hóa nói riêng đã luôn trung thành với Đảng, đoàn kết một lòng để cùng đưa địa phương phát triển vững chắc trên mọi mặt đời sống xã hội. Những hành động chân chất, mộc mạc nhưng đầy nghĩa tình của người dân thành phố Thanh Hóa là minh chứng cho tình cảm và tấm lòng người dân dành cho Bác kính yêu.
Hòa cùng niềm vui của Nhân dân cả nước, đông đảo người dân đã đến khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh để viếng Bác Hồ, tham quan khu trưng bày hiện vật, tranh ảnh để tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu và tri ân các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú đã không tiếc xương máu bảo vệ nền hòa bình, độc lập của đất nước để có ngày Tết độc lập hôm nay.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Thanh Hóa phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên toàn tỉnh
08/05/2025 00:00:00 -
Kết quả trúng tuyển viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa năm 2025
06/05/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa tưng bừng cờ hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
30/04/2025 00:00:00 -
Hân hoan niềm tự hào dân tộc
30/04/2025 00:00:00
Tết độc lập nhớ Bác
Cách đây 78 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng vào ngày này mùa thu năm 1969, Bác đã đi xa, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Với người dân thành phố Thanh Hóa những ngày này cũng là dịp hướng về cội nguồn, không quên công lao của Bác đối với nền độc lập của dân tộc.


Nằm giữa trung tâm thành phố Thanh Hóa, khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là điểm đến hút người dân thành phố và du khách thập phương. Nơi đây lưu giữ, trưng bày những hiện vật, hình ảnh, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những lần Người về thăm và làm việc tại Thanh Hóa. Đây là một công trình văn hóa của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thanh vừa có ý nghĩa chính trị, tư tưởng; vừa thể hiện tình cảm sâu sắc, tri ân và lòng thành kính đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu. Bên cạnh đó, Khu tưởng niệm còn là địa chỉ đỏ giáo dục cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về lịch sử dân tộc, về thân thế, sự nghiệp vĩ đại của Người.
Khu văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đặc biệt không gian thiêng liêng của Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là những hình ảnh, tư liệu sống mãi với thời gian trong lần đầu tiên Bác về thăm Thanh Hóa vào ngày 20-2-1947. Bác làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tại Rừng Thông (Đông Sơn), với hai nội dung thiết thực: “Cán bộ” và “Kháng chiến”. Hình ảnh Bác về thăm thị xã Thanh Hóa, Bác đã gặp gỡ và nói chuyện với đông đảo Nhân dân tại nhà Bác Cổ, lúc ấy là Nhà thông tin (nay là Công ty CP Phát hành sách Thanh Hóa). Đặc biệt, trong chuyến thăm ấy, Bác mong muốn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu... Tôi kêu gọi đồng bào trong tỉnh xắn tay áo làm đi, lần sau về đây, tôi sẽ thấy mỗi người là một người kiểu mẫu”.
Khắc ghi lời dạy của Bác, những năm qua Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Thanh Hóa nói riêng đã luôn trung thành với Đảng, đoàn kết một lòng để cùng đưa địa phương phát triển vững chắc trên mọi mặt đời sống xã hội. Những hành động chân chất, mộc mạc nhưng đầy nghĩa tình của người dân thành phố Thanh Hóa là minh chứng cho tình cảm và tấm lòng người dân dành cho Bác kính yêu.
Hòa cùng niềm vui của Nhân dân cả nước, đông đảo người dân đã đến khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh để viếng Bác Hồ, tham quan khu trưng bày hiện vật, tranh ảnh để tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu và tri ân các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú đã không tiếc xương máu bảo vệ nền hòa bình, độc lập của đất nước để có ngày Tết độc lập hôm nay.
Thu Hiền