Bài phát biểu của đồng chí Bí thư Thành ủy thành phố Thanh Hóa tại lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, công bố NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa

Ngày 18/12/2024 00:00:00

Sáng ngày 18/12/2024, Thành ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ thành phố Thanh Hoá đã tổ chức Lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập thành phố, 10 năm đô thị loại I và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Tại lễ kỷ niệm này, đồng chí Lê Anh Xuân – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố đã có bài diễn văn truyền thống về quá trình 220 năm hình thành, xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa. Trang thông tin điện tử thành phố xin đăng toàn văn bài diễn văn quan trọng này.

 z6141699191002_7238647f5fee1abffc06dbd604a0e603.jpg

Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố

 

DIỄN VĂN

Của đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố

tại Lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa

(Ngày 18 tháng 11 năm 2024)

-------

         

          Kính thưa đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy!

          Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn; lãnh đạo các huyện, thị, thành phố!

          Kính thưa các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân!

          Kính thưa các quý vị đai biểu, khách quý!

          Trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025); phấn khởi và tự hào sâu sắc về những thành tựu đạt được của quê hương, đất nước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển. Hôm nay trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Thanh Hóa trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập thành phố, 10 năm đô thị loại I, công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa; công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận danh hiệu huyện kiểu mẫu đối với huyện Đông Sơn. Đây là sự kiện chính trị khẳng định dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử 220 năm xây dựng và phát triển của thành phố Thanh Hóa; đồng thời ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đông Sơn trong thực hiện lời dạy Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa ngày 20/02/1947 đã căn dặn “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”.

Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa kính cẩn tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của các bậc tiền nhân và các thế hệ đi trước, các anh hùng, liệt sĩ, những người con ưu tú của quê hương, đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ quê hương, đất nước.

Tại buổi lễ trọng thể này, thay mặt Thành uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố, tôi nhiệt liệt chào mừng và trân trọng gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị, thành phố bạn; Hiệp hội Đô thị Việt Nam; thành phố Hội An và huyện Thăng Bình kết nghĩa; các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Hội đồng hương thành phố Thanh Hóa tại Hà Nội; Hội đồng hương huyện Đông Sơn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; các vị đại biểu khách quý lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Thưa các quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí!

Thành phố Thanh Hóa tọa lạc trên trên vùng đất cổ, có núi cao, ruộng đồng trù phú, sông Mã tự non cao đổ về - là nơi đất lành cho chim Hạc quy tụ.

Từ buổi bình minh nơi đây là một trong những cái nôi của người Việt cổ, vùng đất của nền văn hóa Đông Sơn rạng rỡ gắn địa danh di chỉ khảo cổ học núi Đọ và truyền thuyết Bàn Chân Tiên. Từ năm 1804 trở về trước, Lỵ sở Thanh Hóa được đặt ở nhiều vùng khác nhau như: Tư Phố, Đông Phố, trấn thành Dương Xá, Duy Tinh. Với tầm nhìn chiến lược về vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”, vùng đất thiêng, đất lành, năm 1804 từ “Lỵ sở” ở làng Dương Xá, Vua Gia Long đã thành lập Trấn Thành Thanh Hoa và dời về làng Thọ Hạc, lấy tên là Hạc Thành.

Từ buổi sơ khai, trấn thành Thanh Hoa đã trở thành đầu mối giao thương của cả tỉnh, cả vùng, nơi hội tụ của những giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần dân tộc và ý chí cách mạng tốt đẹp của người xứ Thanh, thật xứng với lời ngợi ca: “Thanh Hoá thắng địa là nơi - Rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành”.

Trải qua biến cố, thăng trầm của lịch sử, dấu tích của Hạc Thành xưa vẫn còn lưu lại gắn với các địa danh như Bến Ngự, Cửa Tả, Cửa Hữu, Hạc Thành, Thọ Hạc, Cốc Hạ… Qua 220 năm xây dựng và phát triển, lịch sử đã khẳng định thành phố Thanh Hóa không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh trong nhiều thế kỷ mà còn là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng, hào kiệt, văn nhân, võ tướng cho đất nước. Tiêu biểu là danh tướng Dương Đình Nghệ dấy quân khởi nghĩa ở Ái Châu, đánh bại quân Nam Hán, xưng Tiết Độ Sứ. Là Trần Xuân Soạn người con của làng Thọ Hạc, vị thủ lĩnh phong trào Cần Vương anh dũng chống thực dân Pháp…

Kính thưa các quý vị đại biểu và các đồng chí!

Trong suốt quá trình đấu tranh giành chính quyền giai đoạn 1930 - 1945, thị xã Thanh Hóa là một trong những địa bàn hoạt động sôi nổi và mạnh mẽ của các tổ chức cách mạng, nơi liên hệ, bắt mối với Trung ương và các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Ngay khi được thành lập, Đảng bộ đã tập hợp lực lượng, lãnh đạo quân và dân thị xã khắc phục khó khăn, gian khổ, hăng hái thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Thanh Hóa đã tuyên dương “Thị trấn Thanh Hóa khá về xây dựng các đoàn xe đạp các xe điển hình”. Nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được tặng thưởng Huân huy chương và Huy hiệu Hồ Chủ tịch.

Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam; Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thị xã vừa sản xuất, vừa chiến đấu, với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, đã đóng góp nhiều sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Trong những năm gian khó ấy, nhiều tên đất, tên làng, nhiều chiến công của cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân thị xã Thanh Hóa trong chiến đấu, lao động, sản xuất đã đi vào lịch sử trở thành khúc tráng ca bất tử mà tiêu biểu là sự kiện chiến thắng Hàm Rồng vào các ngày 03, 04/4/1965 làm nức lòng quân dân cả nước, trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ghi nhận những đóng góp, hy sinh to lớn của Đảng bộ, Nhân dân và lực lượng vũ trang thị xã Thanh Hóa, Đảng, Nhà nước đã phong tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha anh và các thế hệ đi trước, trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, trải qua từng giai đoạn lịch sử, bằng tinh thần lao động cần cù và sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã bám sát sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các địa phương bạn, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, ra sức thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khơi dậy tiềm năng, lợi thế, sức sáng tạo trong Nhân dân, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt đô thị.

Đi lên từ muôn vàn gian khó, từ một thị xã nghèo nàn, nhỏ bé, bị tổn thất nặng nề bởi hai cuộc chiến tranh, đến nay thành phố Thanh Hóa có bước phát triển vượt bậc. Qua 05 lần mở rộng địa giới hành chính, dân số thành phố đã tăng lên trên 615.000 người, đứng 02/19 các đô thị loại I về quy mô dân số, diện tích nhiên là 228,22 km2, đứng thứ 09/19 đô thị loại I cả nướcKinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng như: Thu ngân sách, huy động vốn đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, tổng mức bán lẻ hàng hóa, thành lập doanh nghiệp mới... đóng góp lớn vào sự phát triển chung của cả tỉnh. Trong đó năm 2024, tổng giá trị sản xuất đạt 81.220 tỷ đồng, xếp thứ 02 toàn tỉnh. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 10,25%, xếp thức 04 toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người đạt 91,17 triệu đồng, tăng 21 triệu đồng so với năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, các thành phần kinh tế phát triển đa dạng, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô và cơ cấu ngành nghề hoạt động.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị được chú trọng. Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội ban hành Nghị quyết về sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại. Giai đoạn 2021-2024 thành phố đã triển khai 142 dự án với tổng mức đầu tư trên 38 nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, dịch vụ thương mại quy mô lớn, hiện đại được đầu tư xây dựng, trở thành những điểm nhấn đẹp về kiến trúc và cảnh quan đô thị của thành phố. Văn hóa - xã hội có chuyển biến tiến bộ, các chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, thể thao thành tích cao tiếp tục trong nhóm các đơn vị dẫn đầu cả tỉnh. Cuộc vận động “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tăng cường. Phương thức lãnh đạo Đảng có nhiều đổi mới trên các lĩnh vực. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hướng mạnh về cơ sở với nhiều việc làm có ý nghĩa thiết thực.

  Những thành tựu mà thành phố Thanh Hóa có được hôm nay đều in đậm dấu ấn lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị, thành phố bạn. Tại diễn đàn trọng thể này, tôi trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những tình cảm cao quý và sự giúp đỡ to lớn đó.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Sự kiện huyện Đông Sơn nhập về thành phố Thanh Hóa, là dấu ấn quan trọng mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của thành phố. Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn có nhiều nét tương đồng về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng. Nhiều phường của thành phố hiện nay như Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải, Đông Cương, Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Vinh, An Hưng trước đây thuộc huyện Đông Sơn. Cả hai địa phương đều có bề dày lịch sử, cách mạng, giàu trầm tích văn hóa với nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; đều là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt, danh thần, võ tướng nổi tiếng; là nơi Chi bộ Hàm Hạ - Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Thanh Hóa được thành lập.

Nhân dân hai địa phương có truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo và giàu khát vọng. Nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa sẽ tạo ra lợi thế lớn cho kết nối giao thương và mở rộng không gian phát triển đô thị của thành phố, tạo tiền đề để thành phố Thanh Hóa vươn mình phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới.

Kính thưa các quý vị đại biểu và các đồng chí!

Trấn thành xưa và thành phố Thanh Hóa hôm nay sẽ mãi là niềm tự hào của Xứ Thanh, của người dân thành phố Thanh Hóa trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Nhìn lại chặng đường 220 của đã qua, chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống hào hùng và luôn trân trọng, nâng niu và gìn giữ những thành quả đã đạt được. Càng tự hào, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân thành phố càng xác định rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố để xứng đáng với sự tin tưởng, mong đợi của Trung ương, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 Bước sang giai đoạn phát triển mới, thành phố Thanh Hóa có nhiều thời cơ, thuận lợi. Để phát huy tiềm năng lợi thế đô thị tỉnh lỵ, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, vươn mình mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới, Đảng bộ, chính quyền thành phố sẽ tăng cường củng cố, giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc và Đại hội Đảng bộ thành phố lần nhiệm kỳ 2025-2030. Ổn định bộ máy sau sáp nhập và vận hành có hiệu quả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đảm bảo hoạt động thông suốt. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040; Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông gắn với triển khai có hiệu các công trình trọng điểm theo Nghị quyết 38/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tổ chức triển khai thực hiện thiết thực, có hiệu quả Chương trình xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện; trọng tâm là Cuộc vận động người dân thành phố Thanh Hóa, nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện. Củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường bình yên cho Nhân dân. Xây dựng thành phố sáng, xanh, sạch đẹp, thành phố đáng sống.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu quả quản lý điều hành của UBND các cấp, hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức thành phố có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Phát huy những thành quả đã đạt được, với truyền thống vẻ vang 220 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ chính, quyền và các tầng lớp Nhân dân thành phố sẽ đồng sức, đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 22, nhiệm kỳ 2025-2030, nỗ lực vươn mình mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới, xây dựng thành phố đến năm 2030 trở thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, thành phố đáng sống, góp phần cùng cả tỉnh, cả nước “Bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. 

Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

Lê Thảo BT


 

Bài phát biểu của đồng chí Bí thư Thành ủy thành phố Thanh Hóa tại lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, công bố NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa

Đăng lúc: 18/12/2024 00:00:00 (GMT+7)

Sáng ngày 18/12/2024, Thành ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ thành phố Thanh Hoá đã tổ chức Lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập thành phố, 10 năm đô thị loại I và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Tại lễ kỷ niệm này, đồng chí Lê Anh Xuân – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố đã có bài diễn văn truyền thống về quá trình 220 năm hình thành, xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa. Trang thông tin điện tử thành phố xin đăng toàn văn bài diễn văn quan trọng này.

 z6141699191002_7238647f5fee1abffc06dbd604a0e603.jpg

Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố

 

DIỄN VĂN

Của đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố

tại Lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa

(Ngày 18 tháng 11 năm 2024)

-------

         

          Kính thưa đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy!

          Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn; lãnh đạo các huyện, thị, thành phố!

          Kính thưa các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân!

          Kính thưa các quý vị đai biểu, khách quý!

          Trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025); phấn khởi và tự hào sâu sắc về những thành tựu đạt được của quê hương, đất nước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển. Hôm nay trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Thanh Hóa trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập thành phố, 10 năm đô thị loại I, công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa; công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận danh hiệu huyện kiểu mẫu đối với huyện Đông Sơn. Đây là sự kiện chính trị khẳng định dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử 220 năm xây dựng và phát triển của thành phố Thanh Hóa; đồng thời ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đông Sơn trong thực hiện lời dạy Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa ngày 20/02/1947 đã căn dặn “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”.

Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa kính cẩn tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của các bậc tiền nhân và các thế hệ đi trước, các anh hùng, liệt sĩ, những người con ưu tú của quê hương, đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ quê hương, đất nước.

Tại buổi lễ trọng thể này, thay mặt Thành uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố, tôi nhiệt liệt chào mừng và trân trọng gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị, thành phố bạn; Hiệp hội Đô thị Việt Nam; thành phố Hội An và huyện Thăng Bình kết nghĩa; các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Hội đồng hương thành phố Thanh Hóa tại Hà Nội; Hội đồng hương huyện Đông Sơn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; các vị đại biểu khách quý lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Thưa các quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí!

Thành phố Thanh Hóa tọa lạc trên trên vùng đất cổ, có núi cao, ruộng đồng trù phú, sông Mã tự non cao đổ về - là nơi đất lành cho chim Hạc quy tụ.

Từ buổi bình minh nơi đây là một trong những cái nôi của người Việt cổ, vùng đất của nền văn hóa Đông Sơn rạng rỡ gắn địa danh di chỉ khảo cổ học núi Đọ và truyền thuyết Bàn Chân Tiên. Từ năm 1804 trở về trước, Lỵ sở Thanh Hóa được đặt ở nhiều vùng khác nhau như: Tư Phố, Đông Phố, trấn thành Dương Xá, Duy Tinh. Với tầm nhìn chiến lược về vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”, vùng đất thiêng, đất lành, năm 1804 từ “Lỵ sở” ở làng Dương Xá, Vua Gia Long đã thành lập Trấn Thành Thanh Hoa và dời về làng Thọ Hạc, lấy tên là Hạc Thành.

Từ buổi sơ khai, trấn thành Thanh Hoa đã trở thành đầu mối giao thương của cả tỉnh, cả vùng, nơi hội tụ của những giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần dân tộc và ý chí cách mạng tốt đẹp của người xứ Thanh, thật xứng với lời ngợi ca: “Thanh Hoá thắng địa là nơi - Rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành”.

Trải qua biến cố, thăng trầm của lịch sử, dấu tích của Hạc Thành xưa vẫn còn lưu lại gắn với các địa danh như Bến Ngự, Cửa Tả, Cửa Hữu, Hạc Thành, Thọ Hạc, Cốc Hạ… Qua 220 năm xây dựng và phát triển, lịch sử đã khẳng định thành phố Thanh Hóa không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh trong nhiều thế kỷ mà còn là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng, hào kiệt, văn nhân, võ tướng cho đất nước. Tiêu biểu là danh tướng Dương Đình Nghệ dấy quân khởi nghĩa ở Ái Châu, đánh bại quân Nam Hán, xưng Tiết Độ Sứ. Là Trần Xuân Soạn người con của làng Thọ Hạc, vị thủ lĩnh phong trào Cần Vương anh dũng chống thực dân Pháp…

Kính thưa các quý vị đại biểu và các đồng chí!

Trong suốt quá trình đấu tranh giành chính quyền giai đoạn 1930 - 1945, thị xã Thanh Hóa là một trong những địa bàn hoạt động sôi nổi và mạnh mẽ của các tổ chức cách mạng, nơi liên hệ, bắt mối với Trung ương và các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Ngay khi được thành lập, Đảng bộ đã tập hợp lực lượng, lãnh đạo quân và dân thị xã khắc phục khó khăn, gian khổ, hăng hái thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Thanh Hóa đã tuyên dương “Thị trấn Thanh Hóa khá về xây dựng các đoàn xe đạp các xe điển hình”. Nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được tặng thưởng Huân huy chương và Huy hiệu Hồ Chủ tịch.

Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam; Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thị xã vừa sản xuất, vừa chiến đấu, với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, đã đóng góp nhiều sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Trong những năm gian khó ấy, nhiều tên đất, tên làng, nhiều chiến công của cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân thị xã Thanh Hóa trong chiến đấu, lao động, sản xuất đã đi vào lịch sử trở thành khúc tráng ca bất tử mà tiêu biểu là sự kiện chiến thắng Hàm Rồng vào các ngày 03, 04/4/1965 làm nức lòng quân dân cả nước, trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ghi nhận những đóng góp, hy sinh to lớn của Đảng bộ, Nhân dân và lực lượng vũ trang thị xã Thanh Hóa, Đảng, Nhà nước đã phong tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha anh và các thế hệ đi trước, trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, trải qua từng giai đoạn lịch sử, bằng tinh thần lao động cần cù và sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã bám sát sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các địa phương bạn, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, ra sức thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khơi dậy tiềm năng, lợi thế, sức sáng tạo trong Nhân dân, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt đô thị.

Đi lên từ muôn vàn gian khó, từ một thị xã nghèo nàn, nhỏ bé, bị tổn thất nặng nề bởi hai cuộc chiến tranh, đến nay thành phố Thanh Hóa có bước phát triển vượt bậc. Qua 05 lần mở rộng địa giới hành chính, dân số thành phố đã tăng lên trên 615.000 người, đứng 02/19 các đô thị loại I về quy mô dân số, diện tích nhiên là 228,22 km2, đứng thứ 09/19 đô thị loại I cả nướcKinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng như: Thu ngân sách, huy động vốn đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, tổng mức bán lẻ hàng hóa, thành lập doanh nghiệp mới... đóng góp lớn vào sự phát triển chung của cả tỉnh. Trong đó năm 2024, tổng giá trị sản xuất đạt 81.220 tỷ đồng, xếp thứ 02 toàn tỉnh. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 10,25%, xếp thức 04 toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người đạt 91,17 triệu đồng, tăng 21 triệu đồng so với năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, các thành phần kinh tế phát triển đa dạng, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô và cơ cấu ngành nghề hoạt động.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị được chú trọng. Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội ban hành Nghị quyết về sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại. Giai đoạn 2021-2024 thành phố đã triển khai 142 dự án với tổng mức đầu tư trên 38 nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, dịch vụ thương mại quy mô lớn, hiện đại được đầu tư xây dựng, trở thành những điểm nhấn đẹp về kiến trúc và cảnh quan đô thị của thành phố. Văn hóa - xã hội có chuyển biến tiến bộ, các chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, thể thao thành tích cao tiếp tục trong nhóm các đơn vị dẫn đầu cả tỉnh. Cuộc vận động “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tăng cường. Phương thức lãnh đạo Đảng có nhiều đổi mới trên các lĩnh vực. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hướng mạnh về cơ sở với nhiều việc làm có ý nghĩa thiết thực.

  Những thành tựu mà thành phố Thanh Hóa có được hôm nay đều in đậm dấu ấn lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị, thành phố bạn. Tại diễn đàn trọng thể này, tôi trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những tình cảm cao quý và sự giúp đỡ to lớn đó.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Sự kiện huyện Đông Sơn nhập về thành phố Thanh Hóa, là dấu ấn quan trọng mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của thành phố. Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn có nhiều nét tương đồng về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng. Nhiều phường của thành phố hiện nay như Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải, Đông Cương, Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Vinh, An Hưng trước đây thuộc huyện Đông Sơn. Cả hai địa phương đều có bề dày lịch sử, cách mạng, giàu trầm tích văn hóa với nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; đều là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt, danh thần, võ tướng nổi tiếng; là nơi Chi bộ Hàm Hạ - Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Thanh Hóa được thành lập.

Nhân dân hai địa phương có truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo và giàu khát vọng. Nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa sẽ tạo ra lợi thế lớn cho kết nối giao thương và mở rộng không gian phát triển đô thị của thành phố, tạo tiền đề để thành phố Thanh Hóa vươn mình phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới.

Kính thưa các quý vị đại biểu và các đồng chí!

Trấn thành xưa và thành phố Thanh Hóa hôm nay sẽ mãi là niềm tự hào của Xứ Thanh, của người dân thành phố Thanh Hóa trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Nhìn lại chặng đường 220 của đã qua, chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống hào hùng và luôn trân trọng, nâng niu và gìn giữ những thành quả đã đạt được. Càng tự hào, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân thành phố càng xác định rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố để xứng đáng với sự tin tưởng, mong đợi của Trung ương, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 Bước sang giai đoạn phát triển mới, thành phố Thanh Hóa có nhiều thời cơ, thuận lợi. Để phát huy tiềm năng lợi thế đô thị tỉnh lỵ, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, vươn mình mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới, Đảng bộ, chính quyền thành phố sẽ tăng cường củng cố, giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc và Đại hội Đảng bộ thành phố lần nhiệm kỳ 2025-2030. Ổn định bộ máy sau sáp nhập và vận hành có hiệu quả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đảm bảo hoạt động thông suốt. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040; Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông gắn với triển khai có hiệu các công trình trọng điểm theo Nghị quyết 38/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tổ chức triển khai thực hiện thiết thực, có hiệu quả Chương trình xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện; trọng tâm là Cuộc vận động người dân thành phố Thanh Hóa, nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện. Củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường bình yên cho Nhân dân. Xây dựng thành phố sáng, xanh, sạch đẹp, thành phố đáng sống.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu quả quản lý điều hành của UBND các cấp, hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức thành phố có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Phát huy những thành quả đã đạt được, với truyền thống vẻ vang 220 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ chính, quyền và các tầng lớp Nhân dân thành phố sẽ đồng sức, đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 22, nhiệm kỳ 2025-2030, nỗ lực vươn mình mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới, xây dựng thành phố đến năm 2030 trở thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, thành phố đáng sống, góp phần cùng cả tỉnh, cả nước “Bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. 

Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

Lê Thảo BT