Kỷ niệm 56 năm ngày Hàm Rồng chiến thắng
Sáng ngày 2/4/2021, UBND phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa tổ chức lễ tọa đàm Kỷ niệm 56 năm Ngày chiến thắng Hàm Rồng lịch sử (3,4/4/1965 – 3,4/4/2021). Dự lễ kỷ niệm có Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Ngô Thị Tuyển; đại diện lãnh đạo thành phố, lãnh đạo phường Hàm Rồng và 37 đồng chí là dân quân, bộ đội đã từng tham gia chiến đấu tại vùng đất chiến khu Hàm Rồng, Nam Ngạn.
Toàn cảnh lễ tọa đàm
Tại lễ kỷ niệm, các chứng nhân lịch sử đã ôn lại chiến thắng hào hùng ở trận địa Hàm Rồng ngày 3 và 4/4/1965.
Anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Thị Tuyển chia sẻ những kỷ niệm khi tham gia chiến đấu trận địa Hàm Rồng, Nam Ngạn
Nằm vắt ngang dòng sông Mã, giữa hai ngọn núi Rồng và núi Ngọc, cầu Hàm Rồng được xác định là “điểm tắc lý tưởng”, là “đầu mút của khu vực cán xoong”. Không quân Mỹ coi cầu Hàm Rồng là điểm tấn công quyết định, là mục tiêu “ưu tiên” nhằm khóa chặt tuyến giao thông huyết mạch, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Trong 2 ngày, mùng 3 và 4 tháng 4 năm 1965, đế quốc Mỹ huy động số lượng lớn máy bay phản lực và bom đạn, hướng vào mục tiêu nhỏ hẹp là cầu Hầm Rồng. Chỉ trong phút chốc, Hàm Rồng trở thành “chảo lửa” chiến tranh. Bầu trời và mặt đất rung chuyển bởi hàng trăm máy bay phản lực của Hoa Kỳ kéo vào oanh tạc cầu Hàm Rồng. Mỗi ngọn núi, dòng sông, công trường, nhà máy đều trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của địch và gánh chịu những đau thương, mất mát lớn lao. Song, với lòng yêu nước nồng nàn, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã đoàn kết một lòng, phối hợp cùng với lực lượng Phòng không không quân, Hải quân nhân dân hiệp đồng tác chiến chặt chẽ. Phát huy tuyệt đối ưu thế địa hình từ đồi Yên Ngựa, Đồi C1, Đồi Quyết Thắng..., quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã bố trí trận địa đánh trả lưới lửa nhiều tầng của kẻ thù. Trước sức mạnh của không lực Hoa Kỳ chưa mấy ai hình dung nổi, quân dân ta đã đánh thắng ngay trận đầu và thắng một cách oanh liệt.
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 56 năm ngày Hàm Rồng chiến thắng
Đúng 17 giờ, trận chiến đấu vô cùng ác liệt kết thúc, quân dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã bắn rơi 30 máy bay Mỹ. Chỉ trong hai ngày 3 và 4/4/1965, Mỹ đã huy động 454 lượt máy bay ồ ạt ném hàng nghìn tấn bom đạn xuống mảnh đất nhỏ bé chưa đầy 1 km2. Thế nhưng, cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững, hiên ngang, trong khi đó 47 máy bay Mỹ phải bỏ xác nơi đây. Đó là 2 ngày “đen tối” của không lực Hoa Kỳ, còn với quân và dân ta, đó là 2 ngày xác lập kỷ lục cho trận chiến chưa có trong tiền lệ để bảo vệ một cây cầu khiến dư luận nước Mỹ xôn xao, bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới khâm phục.
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục
-
Tạo thuận lợi cho người dùng khi cập nhật sinh trắc học
22/12/2024 00:00:00 -
Chuẩn bị đại hội Đảng các cấp bảo đảm chất lượng, tiến độ
21/12/2024 00:00:00 -
Thường trực HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 18
20/12/2024 00:00:00 -
Hội nghị cập nhật chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
20/12/2024 00:00:00
Kỷ niệm 56 năm ngày Hàm Rồng chiến thắng
Sáng ngày 2/4/2021, UBND phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa tổ chức lễ tọa đàm Kỷ niệm 56 năm Ngày chiến thắng Hàm Rồng lịch sử (3,4/4/1965 – 3,4/4/2021). Dự lễ kỷ niệm có Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Ngô Thị Tuyển; đại diện lãnh đạo thành phố, lãnh đạo phường Hàm Rồng và 37 đồng chí là dân quân, bộ đội đã từng tham gia chiến đấu tại vùng đất chiến khu Hàm Rồng, Nam Ngạn.
Toàn cảnh lễ tọa đàm
Tại lễ kỷ niệm, các chứng nhân lịch sử đã ôn lại chiến thắng hào hùng ở trận địa Hàm Rồng ngày 3 và 4/4/1965.
Anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Thị Tuyển chia sẻ những kỷ niệm khi tham gia chiến đấu trận địa Hàm Rồng, Nam Ngạn
Nằm vắt ngang dòng sông Mã, giữa hai ngọn núi Rồng và núi Ngọc, cầu Hàm Rồng được xác định là “điểm tắc lý tưởng”, là “đầu mút của khu vực cán xoong”. Không quân Mỹ coi cầu Hàm Rồng là điểm tấn công quyết định, là mục tiêu “ưu tiên” nhằm khóa chặt tuyến giao thông huyết mạch, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Trong 2 ngày, mùng 3 và 4 tháng 4 năm 1965, đế quốc Mỹ huy động số lượng lớn máy bay phản lực và bom đạn, hướng vào mục tiêu nhỏ hẹp là cầu Hầm Rồng. Chỉ trong phút chốc, Hàm Rồng trở thành “chảo lửa” chiến tranh. Bầu trời và mặt đất rung chuyển bởi hàng trăm máy bay phản lực của Hoa Kỳ kéo vào oanh tạc cầu Hàm Rồng. Mỗi ngọn núi, dòng sông, công trường, nhà máy đều trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của địch và gánh chịu những đau thương, mất mát lớn lao. Song, với lòng yêu nước nồng nàn, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã đoàn kết một lòng, phối hợp cùng với lực lượng Phòng không không quân, Hải quân nhân dân hiệp đồng tác chiến chặt chẽ. Phát huy tuyệt đối ưu thế địa hình từ đồi Yên Ngựa, Đồi C1, Đồi Quyết Thắng..., quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã bố trí trận địa đánh trả lưới lửa nhiều tầng của kẻ thù. Trước sức mạnh của không lực Hoa Kỳ chưa mấy ai hình dung nổi, quân dân ta đã đánh thắng ngay trận đầu và thắng một cách oanh liệt.
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 56 năm ngày Hàm Rồng chiến thắng
Đúng 17 giờ, trận chiến đấu vô cùng ác liệt kết thúc, quân dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã bắn rơi 30 máy bay Mỹ. Chỉ trong hai ngày 3 và 4/4/1965, Mỹ đã huy động 454 lượt máy bay ồ ạt ném hàng nghìn tấn bom đạn xuống mảnh đất nhỏ bé chưa đầy 1 km2. Thế nhưng, cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững, hiên ngang, trong khi đó 47 máy bay Mỹ phải bỏ xác nơi đây. Đó là 2 ngày “đen tối” của không lực Hoa Kỳ, còn với quân và dân ta, đó là 2 ngày xác lập kỷ lục cho trận chiến chưa có trong tiền lệ để bảo vệ một cây cầu khiến dư luận nước Mỹ xôn xao, bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới khâm phục.
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa