Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 3)
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Trang thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung tuyên truyền nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, tháng 3/1957, Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (mở rộng) ra Nghị quyết về vấn đề xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, Nghị quyết chỉ rõ: "Phương châm xây dựng quân đội của chúng ta là tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh tiến dần từng bước đến chính quy hóa và hiện đại hoá".
Ở miền Bắc, Quân đội đã tích cực tham gia công tác tiếp quản các thành phố, thị xã và các vùng do quân Pháp chiếm đóng trước đây. Thực hiện tốt nhiệm vụ quân quản, phối hợp với các lực lượng công an nhanh chóng thiết lập trật tự, trị an, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đấu tranh chống địch bắt người, cướp của, phá hoại tài sản công cộng.
Ở miền Nam, trong những năm 1954 - 1960, Mỹ - Diệm thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I (1/1959) nêu lên hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng. Chấp hành nghị quyết của Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa công cuộc xây dựng Quân đội. Việc chuẩn bị cho bộ đội ta vào miền Nam chiến đầu cũng được xúc tiến. Theo đó, Sư đoàn 338 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc đã được tập trung huấn luyện trước khi lên đường vào Nam chiến đấu. Ngày 19/5/1959, Đoàn 559 được thành lập với nhiệm vụ mở đường dọc dãy Trường Sơn bảo đảm cho lực lượng ta vào Nam chiến đấu và vận chuyển lương thực, súng đạn từ miền Bắc vào miền Nam. Tiếp đó, Đoàn 759 cũng được thành lập với nhiệm vụ vận chuyển, tiếp từ miền Bắc vào miền Nam theo đường biển.
Từ năm 1961, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" Được cố vấn Mỹ chỉ huy và dựa vào hỏa lực Mỹ chi viện, ngụy quân Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh phá vùng giải phóng, gom dân lập "ấp chiến lược". Quân và dân ta đã liên tục chiến đấu, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng. Trong đó, tiêu biêu là chiến thắng Ấp Bắc (1/1963) mở đầu cho sự thất bại của chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận" của quân ngụy Sài Gòn; đồng thời mở ra phong trào "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" sôi nổi khắp miền Nam.
Trên cơ sở những thắng lợi trong năm 1963 và đầu năm 1964, tháng 10/1964, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho các lực lượng vũ trang miền Nam mở đợt hoạt động Đông Xuân 1964- 1965, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy, mở rộng vùng giải phóng; Sau các chiến dịch Bình Giã, Ba Gia, Đông Xoài của ta giành thắng lợi, chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ hoàn toàn bị phá sản.
Mùa khô 1965 - 1966, đế quốc Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất trên chiến trường miền Nam. Qua nửa năm chiến đấu gian khổ, quyết liệt, quân và dân miền Nam đã đánh bại cuộc phản công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn tên địch. Tháng 10/1966, đế quốc Mỹ quyết định mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai nhằm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân phát triển cao, lực lượng vũ trang tại chỗ của ta đã trụ bám trận địa, tiến công rộng khắp, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực Quân Giải phóng mở các cuộc tiến công, gây cho địch nhiều thiệt hại về sinh lực và phương tiện chiến tranh, buộc quân Mỹ phải chấm dứt cuộc phản công chiến lược lần thứ hai mùa khô 1966 - 1967.
Sau những thắng lợi quan trọng của cách mạng miền Nam, tháng 1/1968, Hội nghị Trung ương lần thứ 14 thông qua Nghị quyết của Bộ Chính trị (12/1967), quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Để sớm kết thúc chiến tranh, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn: Quân đoàn 1 (10/1973), Quân đoàn 2 (5/1974), Quân đoàn 4 (7/1974), Quân đoàn 3 (3/1975) và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn, 2/1975). Việc thành lập các quân đoàn chủ lực đã đánh dấu bước phát triển mới của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong hai năm 1973 - 1974, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi quan trọng, làm cho cục diện chiến trường tiếp tục thay đổi có lợi cho ta. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và đầu năm 1975 đã chỉ rõ sự xuất hiện thời cơ lịch sử và nêu quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Sau nhiều trận chiến đấu quyết liệt đánh chiếm vòng ngoài thắng lợi, sáng 30/4, quân ta tổng công kích vào nội thành Sài Gòn, nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu then chốt; 10 giờ 45 phút, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 đánh chiếm Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 1 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ của Quân Giải phóng được cắm trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 5)
11/12/2024 00:00:00 -
Đảng ủy phường Hàm Rồng triển khai, quán triệt Nghị quyết và ra mắt Mô hình Quản lý, giáo dục giúp đỡ người nghiện, người sau cai nghiện trên địa bàn
11/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hoá tổng kết công tác quốc phòng - an ninh năm 2024
10/12/2024 00:00:00 -
Long trọng toạ đàm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
09/12/2024 00:00:00
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 3)
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Trang thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung tuyên truyền nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, tháng 3/1957, Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (mở rộng) ra Nghị quyết về vấn đề xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, Nghị quyết chỉ rõ: "Phương châm xây dựng quân đội của chúng ta là tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh tiến dần từng bước đến chính quy hóa và hiện đại hoá".
Ở miền Bắc, Quân đội đã tích cực tham gia công tác tiếp quản các thành phố, thị xã và các vùng do quân Pháp chiếm đóng trước đây. Thực hiện tốt nhiệm vụ quân quản, phối hợp với các lực lượng công an nhanh chóng thiết lập trật tự, trị an, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đấu tranh chống địch bắt người, cướp của, phá hoại tài sản công cộng.
Ở miền Nam, trong những năm 1954 - 1960, Mỹ - Diệm thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I (1/1959) nêu lên hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng. Chấp hành nghị quyết của Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa công cuộc xây dựng Quân đội. Việc chuẩn bị cho bộ đội ta vào miền Nam chiến đầu cũng được xúc tiến. Theo đó, Sư đoàn 338 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc đã được tập trung huấn luyện trước khi lên đường vào Nam chiến đấu. Ngày 19/5/1959, Đoàn 559 được thành lập với nhiệm vụ mở đường dọc dãy Trường Sơn bảo đảm cho lực lượng ta vào Nam chiến đấu và vận chuyển lương thực, súng đạn từ miền Bắc vào miền Nam. Tiếp đó, Đoàn 759 cũng được thành lập với nhiệm vụ vận chuyển, tiếp từ miền Bắc vào miền Nam theo đường biển.
Từ năm 1961, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" Được cố vấn Mỹ chỉ huy và dựa vào hỏa lực Mỹ chi viện, ngụy quân Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh phá vùng giải phóng, gom dân lập "ấp chiến lược". Quân và dân ta đã liên tục chiến đấu, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng. Trong đó, tiêu biêu là chiến thắng Ấp Bắc (1/1963) mở đầu cho sự thất bại của chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận" của quân ngụy Sài Gòn; đồng thời mở ra phong trào "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" sôi nổi khắp miền Nam.
Trên cơ sở những thắng lợi trong năm 1963 và đầu năm 1964, tháng 10/1964, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho các lực lượng vũ trang miền Nam mở đợt hoạt động Đông Xuân 1964- 1965, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy, mở rộng vùng giải phóng; Sau các chiến dịch Bình Giã, Ba Gia, Đông Xoài của ta giành thắng lợi, chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ hoàn toàn bị phá sản.
Mùa khô 1965 - 1966, đế quốc Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất trên chiến trường miền Nam. Qua nửa năm chiến đấu gian khổ, quyết liệt, quân và dân miền Nam đã đánh bại cuộc phản công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn tên địch. Tháng 10/1966, đế quốc Mỹ quyết định mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai nhằm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân phát triển cao, lực lượng vũ trang tại chỗ của ta đã trụ bám trận địa, tiến công rộng khắp, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực Quân Giải phóng mở các cuộc tiến công, gây cho địch nhiều thiệt hại về sinh lực và phương tiện chiến tranh, buộc quân Mỹ phải chấm dứt cuộc phản công chiến lược lần thứ hai mùa khô 1966 - 1967.
Sau những thắng lợi quan trọng của cách mạng miền Nam, tháng 1/1968, Hội nghị Trung ương lần thứ 14 thông qua Nghị quyết của Bộ Chính trị (12/1967), quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Để sớm kết thúc chiến tranh, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn: Quân đoàn 1 (10/1973), Quân đoàn 2 (5/1974), Quân đoàn 4 (7/1974), Quân đoàn 3 (3/1975) và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn, 2/1975). Việc thành lập các quân đoàn chủ lực đã đánh dấu bước phát triển mới của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong hai năm 1973 - 1974, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi quan trọng, làm cho cục diện chiến trường tiếp tục thay đổi có lợi cho ta. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và đầu năm 1975 đã chỉ rõ sự xuất hiện thời cơ lịch sử và nêu quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Sau nhiều trận chiến đấu quyết liệt đánh chiếm vòng ngoài thắng lợi, sáng 30/4, quân ta tổng công kích vào nội thành Sài Gòn, nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu then chốt; 10 giờ 45 phút, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 đánh chiếm Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 1 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ của Quân Giải phóng được cắm trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thu Hiền