Lễ cầu siêu tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã năm 1972

Ngày 20/07/2024 00:00:00

Hoà chung không khí cả nước tổ chức các hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tối 19/7/2024, tại Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 trên công trường đắp đê sông Mã, phường Nam Ngạn phối hợp với Ban quản lý di tích lịch sử, văn hóa Hàm Rồng, Ban trị sự Phật giáo TP Thanh Hóa tổ chức lễ cầu siêu cho các Anh hùng liệt sỹ; các giáo viên, học sinh Trường y, Trường sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã anh dũng hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.

  z5649937386392_f12f66c7508e1b714760598cbad795e3.jpg

Lễ cầu siêu cho các Anh hùng liệt sỹ; các giáo viên, học sinh Trường y, Trường sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã anh dũng hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.

Dự lễ cầu siêu có lãnh đạo TP Thanh Hóa, Ban quản lý di tích lịch sử, văn hóa Hàm Rồng; lãnh đạo 2 phường Nam Ngạn và Hàm Rồng; Ban trị sự Phật giáo thành phố cùng cùng đông đảo cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn thành phố.

z5649937312568_05d928a8ef602d5138b37cbacf14244b.jpg
Đại biểu và bà con nhân dân dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, các giáo viên học sinh, hi sinh trên công trường đắp đê sông Mã

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cầu Hàm Rồng - sông Mã có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, được coi là một yết hầu giao thông và trở thành mục tiêu tấn công của Không quân Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Đồng thời, hòng cứu vãn sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Mùa mưa năm 1972, nước sông Mã dâng cao, trong khi trước đó mấy tháng, Mỹ đã bắn phá cầu Hàm Rồng, làm đê sông Mã bị tàn phá nghiêm trọng. Nguy cơ gây vỡ đê, ngập lụt khắp Thanh Hóa và vùng phụ cận là rất lớn. Để bảo đảm tuyến giao thông huyết mạch phục vụ cho chiến trường miền Nam, phòng, chống lũ lụt, ngay trong thời điểm máy bay Mỹ đánh phá dữ dội, tỉnh Thanh Hóa huy động lực lượng khẩn cấp bồi đắp đoạn đê sông Mã xung yếu từ Nam Ngạn đến Hàm Rồng.

z5649937322667_fdd1007f41cf99e737adfd09d558e8f7.jpg
Các đại biểu và bà con nhân dân dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng, liệt sỹ, các giáo viên, học sinh hi sinh trên công trường đắp đế sông Mã

Thời khắc định mệnh, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 14/6/1972, máy bay Mỹ bất ngờ, dồn dập và điên cuồng, từ cửa biển lao thẳng về phía cầu Hàm Rồng, dội bom xuống đầu gần 2.000 người đang làm nhiệm vụ đắp các đê sông Mã bị hư hỏng, trong đó có giáo viên, học sinh Trường Y sỹ, Trường Sư phạm 7+3. Trong khói bụi mù mịt và hoang tàn của bom đạn, 64 thầy giáo, cô giáo và học sinh của Trường Y sỹ và trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã ngã xuống. Đó là những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi, mang trong mình một bầu nhiệt huyết, những hoài bão, ước mơ chưa thực hiện đã nằm xuống mãi mãi với thời gian. Các thầy giáo, cô giáo và học sinh của Trường Y sỹ và trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, dòng máu đỏ chảy tràn trong khóe mắt như tô đậm thêm sắc cờ của Tổ quốc.

z5649937453563_a83fdf3b3b6e158ac8e269524a851790.jpg

 z5649937350040_035aa6842457964edc3eaf65adbe5161.jpg

Các nghi thức lễ cầu siêu

Tại lễ cầu siêu, trong niềm xúc động, các đại biểu cùng đông đảo học sinh, sinh viên và Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã dâng hương, dâng hoa bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn, tri ân công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, các giáo viên, học sinh Trường Y sỹ, Trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã anh dũng hy sinh tuổi thanh xuân vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự trường tồn của dân tộc.

 

 

Thu Hà

  
 

Lễ cầu siêu tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã năm 1972

Đăng lúc: 20/07/2024 00:00:00 (GMT+7)

Hoà chung không khí cả nước tổ chức các hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tối 19/7/2024, tại Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 trên công trường đắp đê sông Mã, phường Nam Ngạn phối hợp với Ban quản lý di tích lịch sử, văn hóa Hàm Rồng, Ban trị sự Phật giáo TP Thanh Hóa tổ chức lễ cầu siêu cho các Anh hùng liệt sỹ; các giáo viên, học sinh Trường y, Trường sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã anh dũng hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.

  z5649937386392_f12f66c7508e1b714760598cbad795e3.jpg

Lễ cầu siêu cho các Anh hùng liệt sỹ; các giáo viên, học sinh Trường y, Trường sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã anh dũng hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.

Dự lễ cầu siêu có lãnh đạo TP Thanh Hóa, Ban quản lý di tích lịch sử, văn hóa Hàm Rồng; lãnh đạo 2 phường Nam Ngạn và Hàm Rồng; Ban trị sự Phật giáo thành phố cùng cùng đông đảo cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn thành phố.

z5649937312568_05d928a8ef602d5138b37cbacf14244b.jpg
Đại biểu và bà con nhân dân dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, các giáo viên học sinh, hi sinh trên công trường đắp đê sông Mã

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cầu Hàm Rồng - sông Mã có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, được coi là một yết hầu giao thông và trở thành mục tiêu tấn công của Không quân Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Đồng thời, hòng cứu vãn sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Mùa mưa năm 1972, nước sông Mã dâng cao, trong khi trước đó mấy tháng, Mỹ đã bắn phá cầu Hàm Rồng, làm đê sông Mã bị tàn phá nghiêm trọng. Nguy cơ gây vỡ đê, ngập lụt khắp Thanh Hóa và vùng phụ cận là rất lớn. Để bảo đảm tuyến giao thông huyết mạch phục vụ cho chiến trường miền Nam, phòng, chống lũ lụt, ngay trong thời điểm máy bay Mỹ đánh phá dữ dội, tỉnh Thanh Hóa huy động lực lượng khẩn cấp bồi đắp đoạn đê sông Mã xung yếu từ Nam Ngạn đến Hàm Rồng.

z5649937322667_fdd1007f41cf99e737adfd09d558e8f7.jpg
Các đại biểu và bà con nhân dân dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng, liệt sỹ, các giáo viên, học sinh hi sinh trên công trường đắp đế sông Mã

Thời khắc định mệnh, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 14/6/1972, máy bay Mỹ bất ngờ, dồn dập và điên cuồng, từ cửa biển lao thẳng về phía cầu Hàm Rồng, dội bom xuống đầu gần 2.000 người đang làm nhiệm vụ đắp các đê sông Mã bị hư hỏng, trong đó có giáo viên, học sinh Trường Y sỹ, Trường Sư phạm 7+3. Trong khói bụi mù mịt và hoang tàn của bom đạn, 64 thầy giáo, cô giáo và học sinh của Trường Y sỹ và trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã ngã xuống. Đó là những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi, mang trong mình một bầu nhiệt huyết, những hoài bão, ước mơ chưa thực hiện đã nằm xuống mãi mãi với thời gian. Các thầy giáo, cô giáo và học sinh của Trường Y sỹ và trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, dòng máu đỏ chảy tràn trong khóe mắt như tô đậm thêm sắc cờ của Tổ quốc.

z5649937453563_a83fdf3b3b6e158ac8e269524a851790.jpg

 z5649937350040_035aa6842457964edc3eaf65adbe5161.jpg

Các nghi thức lễ cầu siêu

Tại lễ cầu siêu, trong niềm xúc động, các đại biểu cùng đông đảo học sinh, sinh viên và Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã dâng hương, dâng hoa bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn, tri ân công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, các giáo viên, học sinh Trường Y sỹ, Trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã anh dũng hy sinh tuổi thanh xuân vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự trường tồn của dân tộc.

 

 

Thu Hà