Lễ hội truyền thống chùa Vồm năm 2024

Ngày 22/03/2024 00:00:00

Sáng ngày 21/3, UBND phường Thiệu Khánh đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Chùa Vồm. Đến dự buổi lễ có đồng chí Hoàng Ánh Sáng - Phó Trưởng phòng Nội vụ thành phố, đại diện lãnh đạo địa phương, các vị trụ trì, sư thầy, sư cô, các tăng ni, phật tử chùa Vồm và đông đảo Nhân dân phường Thiệu Khánh.

IMG_20240322_100452.jpg
Các đại biểu dự lễ hội.

Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh Chùa Vồm - Bàn A Sơn, phường Thiệu Khánh TP.Thanh Hoá được xây dựng từ thời Hậu Lê (năm 1460). Trải qua quá trình lịch sử, Chùa Vồm đã nhiều lần được tôn tạo và tu sửa, là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của Nhân dân địa phương. Hiện chùa còn lưu giữ được di vật có niên đại cổ xưa như: Tượng Phật di Đà được tạc vào vách núi. Chùa Vồm - Bàn  A Sơn là một bảo tàng sống về đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, ở đó tích tụ vô số những phong tục tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật. Nơi đây còn in dấu chân của vua Lê Hiến Tông vào năm 1501. Chúa Trịnh Sâm, Ngô Thi Sỹ, Bùi Dị cũng đã có những dòng thơ tạc vào vách núi ca ngợi về thập cảnh Bàn A Sơn nơi này....

IMG_20240322_092329.jpg
Các đồng chí lãnh đạo thành phố, địa phương và bà con Nhân dân phường Thiệu Khánh thắp hương lễ Phật tại chùa Vồm.

Nhớ ngày hội làng, cứ vào 12 tháng 2 âm lịch hàng năm, những người con của Thiệu Khánh ở mọi miền đất nước lại về thăm quê cha đất tổ, dự lễ hội chùa Vồm. 

IMG_20240322_100509.jpg
Đồng chí Dương Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND phường Thiệu Khánh phát biểu khai mạc lễ hội.

Lễ hội truyền thống Chùa Vồm được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của Đức phật về hòa hợp, vị tha và nhân ái. Đồng thời lễ hội chùa Vồm còn là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, nơi hội tụ của mọi người dân, là dịp để con người thực hiện tính thân thiện, tìm được giá trị truyền thống, giá trị cộng đồng.

IMG_20240322_100448.jpg
Màn đánh trống hội tại buổi lễ.

Thông qua tổ chức lễ hội còn nhằm gìn giữ và phát huy mạnh mẽ những giá trị văn hóa truyền thống, cầu mong cho mùa màng tốt tươi, mọi người mạnh khỏe, nhà nhà hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

IMG_20240322_100445.jpg

IMG_20240322_100441.jpg
Một số tiết mục văn nghệ tại lễ hội.

Lễ hội được tổ chức 3 ngày từ 12 đến 14/2 âm lịch với phần lễ và phần  hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với các nghi lễ dâng hương, lễ phật. Phần hội với các trò chơi truyền thống đặc sắc như: cờ tướng, kéo co, đập niêu đất.

 

Thu Phương


 

Lễ hội truyền thống chùa Vồm năm 2024

Đăng lúc: 22/03/2024 00:00:00 (GMT+7)

Sáng ngày 21/3, UBND phường Thiệu Khánh đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Chùa Vồm. Đến dự buổi lễ có đồng chí Hoàng Ánh Sáng - Phó Trưởng phòng Nội vụ thành phố, đại diện lãnh đạo địa phương, các vị trụ trì, sư thầy, sư cô, các tăng ni, phật tử chùa Vồm và đông đảo Nhân dân phường Thiệu Khánh.

IMG_20240322_100452.jpg
Các đại biểu dự lễ hội.

Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh Chùa Vồm - Bàn A Sơn, phường Thiệu Khánh TP.Thanh Hoá được xây dựng từ thời Hậu Lê (năm 1460). Trải qua quá trình lịch sử, Chùa Vồm đã nhiều lần được tôn tạo và tu sửa, là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của Nhân dân địa phương. Hiện chùa còn lưu giữ được di vật có niên đại cổ xưa như: Tượng Phật di Đà được tạc vào vách núi. Chùa Vồm - Bàn  A Sơn là một bảo tàng sống về đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, ở đó tích tụ vô số những phong tục tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật. Nơi đây còn in dấu chân của vua Lê Hiến Tông vào năm 1501. Chúa Trịnh Sâm, Ngô Thi Sỹ, Bùi Dị cũng đã có những dòng thơ tạc vào vách núi ca ngợi về thập cảnh Bàn A Sơn nơi này....

IMG_20240322_092329.jpg
Các đồng chí lãnh đạo thành phố, địa phương và bà con Nhân dân phường Thiệu Khánh thắp hương lễ Phật tại chùa Vồm.

Nhớ ngày hội làng, cứ vào 12 tháng 2 âm lịch hàng năm, những người con của Thiệu Khánh ở mọi miền đất nước lại về thăm quê cha đất tổ, dự lễ hội chùa Vồm. 

IMG_20240322_100509.jpg
Đồng chí Dương Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND phường Thiệu Khánh phát biểu khai mạc lễ hội.

Lễ hội truyền thống Chùa Vồm được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của Đức phật về hòa hợp, vị tha và nhân ái. Đồng thời lễ hội chùa Vồm còn là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, nơi hội tụ của mọi người dân, là dịp để con người thực hiện tính thân thiện, tìm được giá trị truyền thống, giá trị cộng đồng.

IMG_20240322_100448.jpg
Màn đánh trống hội tại buổi lễ.

Thông qua tổ chức lễ hội còn nhằm gìn giữ và phát huy mạnh mẽ những giá trị văn hóa truyền thống, cầu mong cho mùa màng tốt tươi, mọi người mạnh khỏe, nhà nhà hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

IMG_20240322_100445.jpg

IMG_20240322_100441.jpg
Một số tiết mục văn nghệ tại lễ hội.

Lễ hội được tổ chức 3 ngày từ 12 đến 14/2 âm lịch với phần lễ và phần  hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với các nghi lễ dâng hương, lễ phật. Phần hội với các trò chơi truyền thống đặc sắc như: cờ tướng, kéo co, đập niêu đất.

 

Thu Phương