Phong phú thị trường hàng mã cúng ông Công ông Táo
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp), tại làng nghề hoa giấy Mật Sơn, phường Đông Vệ và tại các cửa hàng vàng mã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã bày nhiều hàng mã phục vụ người dân mua sắm cúng ông Công, ông Táo.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, làng nghề hoa giấy Mật Sơn đã có từ những năm 90 của thế kỷ trước. Trước đây, cả làng nghề có hàng chục hộ làm hoa giấy, tuy nhiên đến nay, tại đây chỉ còn vài hộ duy trì nghề này. Mỗi năm các hộ cung ứng ra thị trường hàng chục vạn sản phẩm các loại, đặc biệt nhiều nhất là dịp trước ngày ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán hàng năm.
Hàng mã phục vụ ngày Tết ông Công, ông Táo bày bán nhiều trên các tuyến phố của thành phố Thanh Hóa.
Còn tại các tuyến phố và các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, thời điểm này, hàng hoá phục vụ ngày ông Táo về trời rất phong phú, đa dạng, giá các sản phẩm không tăng so với năm trước. Theo những người bán hàng, mặt hàng mã được nhập cách đây 1 tháng. So với năm trước, năm nay đồ lễ cúng ông Công, ông Táo khá đẹp và mẫu mã phong phú. Vì là đồ hàng mã không sợ hỏng nên chưa đến Rằm tháng Chạp những nhiều người đi chợ tiện mua luôn. Bởi nhiều người cho rằng, càng đến sát ngày Tết ông Công, ông Táo, số lượng người mua đồ sắm lễ chắc chắn sẽ tăng cao hơn.
Thị trường hàng mã phong phú, đa dạng.
Ghi nhận tại các cửa hàng bán vàng mã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, được biết, giá bộ mũ, hài cúng ông Công, ông Táo và thần linh ở mức từ 50.000 đồng đến hơn 200.000 đồng, tùy loại to, nhỏ và chất giấy; tiền vàng, thỏi vàng thần tài có giá 10.000-50.000 đồng/lễ…Theo những người bán vàng mã, so với các năm trước, năm nay, mặt hàng này được làm đẹp hơn với mẫu mã phong phú hơn.
Theo phong tục của người Việt, ngày 23 tháng Chạp, ông Công và ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời, vì vậy hàng năm vào ngày này, người dân khắp cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng đều chuẩn bị lễ với các vật phẩm gồm bộ mũ cáo, cá chép sống, gà luộc, xôi trắng, tiền vằng, trầu cau, nước, rượu, trà, hoa quả… để tiễn ông Táo về trời, hay còn được gọi là "Tết ông Công ông Táo".
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Chi cục thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn hướng dẫn kê khai, nộp thuế năm 2025 đối với cá nhân kinh doanh
18/11/2024 00:00:00 -
Phường Trường Thi khánh thành bàn giao nhà cho hộ gia đình khó khăn về nhà ở theo chỉ thị 22
16/11/2024 00:00:00 -
Tự hào Đảng bộ thành phố Thanh Hóa 79 mùa xuân
15/11/2024 00:00:00 -
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh thăm và làm việc tại thành phố Thanh Hóa
15/11/2024 00:00:00
Phong phú thị trường hàng mã cúng ông Công ông Táo
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp), tại làng nghề hoa giấy Mật Sơn, phường Đông Vệ và tại các cửa hàng vàng mã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã bày nhiều hàng mã phục vụ người dân mua sắm cúng ông Công, ông Táo.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, làng nghề hoa giấy Mật Sơn đã có từ những năm 90 của thế kỷ trước. Trước đây, cả làng nghề có hàng chục hộ làm hoa giấy, tuy nhiên đến nay, tại đây chỉ còn vài hộ duy trì nghề này. Mỗi năm các hộ cung ứng ra thị trường hàng chục vạn sản phẩm các loại, đặc biệt nhiều nhất là dịp trước ngày ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán hàng năm.
Hàng mã phục vụ ngày Tết ông Công, ông Táo bày bán nhiều trên các tuyến phố của thành phố Thanh Hóa.
Còn tại các tuyến phố và các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, thời điểm này, hàng hoá phục vụ ngày ông Táo về trời rất phong phú, đa dạng, giá các sản phẩm không tăng so với năm trước. Theo những người bán hàng, mặt hàng mã được nhập cách đây 1 tháng. So với năm trước, năm nay đồ lễ cúng ông Công, ông Táo khá đẹp và mẫu mã phong phú. Vì là đồ hàng mã không sợ hỏng nên chưa đến Rằm tháng Chạp những nhiều người đi chợ tiện mua luôn. Bởi nhiều người cho rằng, càng đến sát ngày Tết ông Công, ông Táo, số lượng người mua đồ sắm lễ chắc chắn sẽ tăng cao hơn.
Thị trường hàng mã phong phú, đa dạng.
Ghi nhận tại các cửa hàng bán vàng mã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, được biết, giá bộ mũ, hài cúng ông Công, ông Táo và thần linh ở mức từ 50.000 đồng đến hơn 200.000 đồng, tùy loại to, nhỏ và chất giấy; tiền vàng, thỏi vàng thần tài có giá 10.000-50.000 đồng/lễ…Theo những người bán vàng mã, so với các năm trước, năm nay, mặt hàng này được làm đẹp hơn với mẫu mã phong phú hơn.
Theo phong tục của người Việt, ngày 23 tháng Chạp, ông Công và ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời, vì vậy hàng năm vào ngày này, người dân khắp cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng đều chuẩn bị lễ với các vật phẩm gồm bộ mũ cáo, cá chép sống, gà luộc, xôi trắng, tiền vằng, trầu cau, nước, rượu, trà, hoa quả… để tiễn ông Táo về trời, hay còn được gọi là "Tết ông Công ông Táo".
Thu Hiền