Việc sử dụng pháo hoa theo quy định hiện nay và các quy định về xử lý hành chính, hình sự các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo
Cứ mỗi dịp Tết đến là các lực lượng chức năng phải “căng” mình kiểm soát các hành vi vi phạm về việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh, đốt pháo. Thời gian gần đây, khi Nghị định số 137 ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021 (thay thế Nghị định số 36/2009 của Chính phủ). Trong đó, cho phép người dân được quyền sử dụng pháo hoa trong một số sự kiện như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Tuy nhiên, nếu không hiểu đúng như thế nào là pháo hoa và pháo hoa nổ? người dân chỉ được mua pháo hoa ở đâu? tổ chức, doanh nghiệp nào được phép kinh doanh pháo hoa? thì có thể dẫn đến nhầm lẫn và có nguy cơ vi phạm pháp luật. Sau đây là một số nội dung cần lưu ý về việc sử dụng pháo hoa theo quy định của pháp luật và các quy định về xử lý hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo:
Cần hiểu đúng quy định về sử dụng pháo hoa (Theo quy định tại Nghị định số 137 ngày 27/11/2020 của Chính phủ)
1. Cần phân biệt rõ: Pháo nổ, pháo hoa nổ và pháo hoa
Tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 137 của Chính phủ quy định như sau: Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa:
– Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
– Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
– Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, pháo hoa được sử dụng phải không gây ra tiếng nổ, tránh nhầm lẫn với pháo hoa nổ như quy định trên.
Đồng thời, người dân cần biết rằng: Pháo nổ nghiêm cấm sử dụng trong mọi trường hợp. Pháo hoa nổ cơ bản cấm như pháo nổ, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp được pháp luật cho phép.
2. Điều kiện được sử dụng pháo hoa và các sự kiện được sử dụng pháo hoa
Tại Điều 17, Nghị định 137 của Chính phủ quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng pháo hoa cần phải thoả mãn các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
– Việc sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.
3. Có thể mua pháo hoa ở đâu?
Điều 14, Nghị định 137 của Chính phủ quy định: Chỉ những tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Như vậy, cơ quan, tổ chức hay người dân lưu ý là: Chỉ mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh pháo hoa.
4. Khi sử dụng pháo hoa, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Điều 4, Nghị định 137 của Chính phủ quy định:
– Việc sử dụng pháo hoa phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định và bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường;
– Trường hợp pháo hoa bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
– Trong trường hợp pháo hoa hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân không còn nhu cầu sử dụng thì phải thực hiện tiêu hủy theo quy định.
5. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 5 Nghị định 137 của Chính phủ quy định các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo”.
Quy định về xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo.
1. Xử lý hành chính:
Các hành vi vi phạm về pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 167 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống TNXH; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Mức tiền phạt thấp nhất là 500 ngàn đồng (năm trăm nghìn đồng), mức tối đa là 40.000.000đ (bốn mươi triệu đồng). Cụ thể một số hành vi:
– Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm d, khoản 1, Điều 10);
– Sử dụng các loại pháo mà không được phép thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (Điểm b, khoản 2, Điều 10);
– Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Điểm d, khoản 4, Điều 10);
– Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm b, khoản 6, Điều 10).
Bên cạnh bị phạt tiền, toàn bộ số pháo là tang vật sẽ bị tịch thu theo quy định.
2. Xử lý hình sự:
Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định việc xử lý như sau:
– Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190): Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nổ từ 06 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
– Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191): Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 06 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.
– Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318): Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Ngoài ra, nếu buôn bán hoặc vận chuyển trái phép pháo qua biên giới sẽ phải chịu trách nhiệm về tội buôn lậu (Điều 188) hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189). Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.
Trên đây là một số quy định về việc sử dụng pháo hoa theo quy định hiện hành tại Nghị định số 137 ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo và các quy định về xử lý hành chính, xử lý hình sự các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo, xin trao đổi để các tổ chức, cá nhân và nhân dân biết, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, vui Tết, đón xuân an toàn, văn minh.
Thu Hiền BT
Tin cùng chuyên mục
-
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00 -
Công an thành phố Thanh Hóa ra quân thực hiện Mệnh lệnh số 01
15/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 6)
15/12/2024 00:00:00 -
Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc
13/12/2024 00:00:00
Việc sử dụng pháo hoa theo quy định hiện nay và các quy định về xử lý hành chính, hình sự các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo
Cứ mỗi dịp Tết đến là các lực lượng chức năng phải “căng” mình kiểm soát các hành vi vi phạm về việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh, đốt pháo. Thời gian gần đây, khi Nghị định số 137 ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021 (thay thế Nghị định số 36/2009 của Chính phủ). Trong đó, cho phép người dân được quyền sử dụng pháo hoa trong một số sự kiện như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Tuy nhiên, nếu không hiểu đúng như thế nào là pháo hoa và pháo hoa nổ? người dân chỉ được mua pháo hoa ở đâu? tổ chức, doanh nghiệp nào được phép kinh doanh pháo hoa? thì có thể dẫn đến nhầm lẫn và có nguy cơ vi phạm pháp luật. Sau đây là một số nội dung cần lưu ý về việc sử dụng pháo hoa theo quy định của pháp luật và các quy định về xử lý hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo:
Cần hiểu đúng quy định về sử dụng pháo hoa (Theo quy định tại Nghị định số 137 ngày 27/11/2020 của Chính phủ)
1. Cần phân biệt rõ: Pháo nổ, pháo hoa nổ và pháo hoa
Tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 137 của Chính phủ quy định như sau: Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa:
– Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
– Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
– Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, pháo hoa được sử dụng phải không gây ra tiếng nổ, tránh nhầm lẫn với pháo hoa nổ như quy định trên.
Đồng thời, người dân cần biết rằng: Pháo nổ nghiêm cấm sử dụng trong mọi trường hợp. Pháo hoa nổ cơ bản cấm như pháo nổ, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp được pháp luật cho phép.
2. Điều kiện được sử dụng pháo hoa và các sự kiện được sử dụng pháo hoa
Tại Điều 17, Nghị định 137 của Chính phủ quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng pháo hoa cần phải thoả mãn các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
– Việc sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.
3. Có thể mua pháo hoa ở đâu?
Điều 14, Nghị định 137 của Chính phủ quy định: Chỉ những tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Như vậy, cơ quan, tổ chức hay người dân lưu ý là: Chỉ mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh pháo hoa.
4. Khi sử dụng pháo hoa, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Điều 4, Nghị định 137 của Chính phủ quy định:
– Việc sử dụng pháo hoa phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định và bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường;
– Trường hợp pháo hoa bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
– Trong trường hợp pháo hoa hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân không còn nhu cầu sử dụng thì phải thực hiện tiêu hủy theo quy định.
5. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 5 Nghị định 137 của Chính phủ quy định các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo”.
Quy định về xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo.
1. Xử lý hành chính:
Các hành vi vi phạm về pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 167 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống TNXH; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Mức tiền phạt thấp nhất là 500 ngàn đồng (năm trăm nghìn đồng), mức tối đa là 40.000.000đ (bốn mươi triệu đồng). Cụ thể một số hành vi:
– Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm d, khoản 1, Điều 10);
– Sử dụng các loại pháo mà không được phép thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (Điểm b, khoản 2, Điều 10);
– Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Điểm d, khoản 4, Điều 10);
– Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm b, khoản 6, Điều 10).
Bên cạnh bị phạt tiền, toàn bộ số pháo là tang vật sẽ bị tịch thu theo quy định.
2. Xử lý hình sự:
Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định việc xử lý như sau:
– Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190): Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nổ từ 06 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
– Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191): Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 06 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.
– Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318): Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Ngoài ra, nếu buôn bán hoặc vận chuyển trái phép pháo qua biên giới sẽ phải chịu trách nhiệm về tội buôn lậu (Điều 188) hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189). Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.
Trên đây là một số quy định về việc sử dụng pháo hoa theo quy định hiện hành tại Nghị định số 137 ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo và các quy định về xử lý hành chính, xử lý hình sự các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo, xin trao đổi để các tổ chức, cá nhân và nhân dân biết, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, vui Tết, đón xuân an toàn, văn minh.
Thu Hiền BT