Điện lực thành phố Thanh Hóa chuyển đổi số để tiết kiệm điện

Ngày 10/11/2022 00:00:00

Cùng với nâng cao ý thức tiết kiệm điện cho người dân và doanh nghiệp, hiện nay Điện lực thành phố Thanh Hóa đang tích cực áp dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động các trạm điện, từ đó góp phần đảm bảo an toàn lưới điện, bảo vệ môi trường và cung ứng đủ điện cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân. Để cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Thu Hiền có cuộc phỏng vấn ông Bùi Đức Thuận – Giám đốc Điện lực thành phố Thanh Hóa.

 

IMG-6423.jpg
Ông
 Bùi Đức Thuận – Giám đốc Điện lực thành phố Thanh Hóa.

PV: Trước tiên xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông cho biết những lợi ích của việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại và áp dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số của điện lực thành phố được triển khai thực hiện như thế nào?

Ông Bùi Đức Thuận: Tích hợp công nghệ số vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị với mục tiêu là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao hiệu quả và làm hài lòng khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Những năm qua, Công ty Điện lực Thanh Hóa, Điện lực thành phố Thanh Hóa đã không ngừng ứng dụng các công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Qua đó, từng bước hiện đại hóa lĩnh vực này, tạo sự công khai, minh bạch và giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện trên môi trường số. Hiện Điện lực đã ứng dụng ký số điện tử, hóa đơn điện tử, số hóa hợp đồng mua bán điện, thanh toán điện tử, cung cấp dịch vụ điện trực tuyến các App chăm sóc khách hàng,  tổng đài chăm sóc khách hàng. Với các nền tảng này, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi chỉ cần vài cú click chuột hoặc thao tác trên điện thoại di động.

Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ trong công tác dịch vụ khách hàng. Trong công tác quản lý vận hành áp dụng các công nghệ hiện đại để thực hiện các công việc trên lưới điện nhằm tố ưu hóa sản xuất. Áp dụng công nghệ hotline để thực hiện các công việc trên lưới điện, thực hiện thao tác đóng cắt điều khiển xa, thu thập dữ liệu quản lý vận hành qua hệ thống đo xa. Áp dụng các thiết bị chuyên dụng hiện đại như camera nhiệt, fly cam, các bộ đo phóng điện cục bộ (PD)....Trong công tác quản trị điều hành 97% các văn bản đều được xử lý trên môi trường số. Các cuộc họp sản xuất giữa Tổng công ty, Công ty và Điện lực đều thực hiện trực tuyến.

Kết quả đạt được: thời gian mất điện của khách hàng giảm 30% so với năm 2021, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đạt 100% thu qua các app ngân hàng và các tổ chức trung gian, tỷ lệ trích nợ tự động đạt 35%, 100% dịch vụ cấp điện đảm bảo thời gian theo quy định, tổn thất điện năng giảm so với kế hoạch giao và giảm 0,45% so với năm 2021.                      

PV: Việc đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị máy móc, đường dây truyền tải điện là cách hữu hiệu để giảm tổn thất điện năng. Vậy tại Điện lực thành phố Thanh Hóa con số này được cụ thể hóa như thế nào thưa ông?

Ông Bùi Đức Thuận: Công tác giảm tổn thất điện năng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong công tác kinh doanh bán điện của Điện lực thành phố Thanh Hóa. Xác định việc đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị, nâng cấp khả năng truyền tải của đường dây là biện pháp quan trọng để thực hiện công tác này. Hàng năm bằng các nguồn vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên đã thực hiện cải tạo nâng cấp lưới điện.

Đã thực hiện xóa bỏ hoàn toàn các trạm biến áp trung gian. Nâng cấp lưới điện các lộ đường dây đang vận hành 6kV, 10kV lên vận hành 22kV. Đầu tư các xuất tuyến 22kV mới từ các trạm biến áp 110kV để san tải, kết dây vận hành kinh tế. Đầu tư các trạm biến áp mới chống quá tải lưới điệnThay thế hoàn toàn các thiết bị kém chất lượng, lạc hậu bằng các thiết bị mới đảm bảo kết nối điều khiển xa. Thực hiện lắp đặt đo xa 100% tại các trạm biến áp công cộng và chuyên dùng. Các thông số từng thời điểm được cập nhật, phân tích và nhận dạng tổn thất kịp thời. Thay thế hoàn toàn công tơ cơ không có chức năng đo xa bằng công tơ điện tử đo xa                

PV: Mục tiêu của Điện lực thành phố trong công cuộc chuyển đổi số là gì thưa ông?

Ông Bùi Đức Thuận: Với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh lộ trình ứng dụng khoa học công nghệ; tích hợp công nghệ kỹ thuật số và mô hình quản trị phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng khách hàng. Các mục tiêu cụ thể như sau:

“Số hóa dữ liệu” với mục tiêu “Một hạ tầng, Một cơ sở dữ liệu”, thống nhất trong toàn Tập đoàn 01 nền tảng  chung, đồng nhất về công nghệ, về giải pháp kỹ thuật và quản trị cơ sở dữ liệu dùng chung. Chuẩn hóa, làm giàu cơ sở dữ liệu; đẩy mạnh thu thập, khai thác, phân tích dữ liệu từ hiện trường, kết nối với các hệ thống điều khiển/giám sát/vận hành để nâng cao giá trị dữ liệu của EVN, đáp ứng mục tiêu của chuyển đổi số.

 “Số hóa khách hàng”, lấy khách hàng là trung tâm, phân tích hành vi để cung cấp các dịch vụ gia tăng, đảm bảo khách hàng có khả năng tương tác “mọi lúc, mọi nơi” trên không gian số, không ngừng nâng cao mức độ hài lòng cho khách hàng.

“Số hóa quy trình nghiệp vụ”, đẩy mạnh cải cách quy trình nghiệp vụ phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong Tập đoàn, khuyến khích đổi mới, sáng tạo. Trong công tác quản trị nội bộ lấy người lao động làm trung tâm để xây dựng các ứng dụng số, cải tiến công việc bằng giải pháp mới cho việc sàng lọc, tìm kiếm và chia sẻ thông tin, hỗ trợ tốt nhất cho công việc và tiết kiệm thời gian, sức lao động.
Điện lực thành phố Thanh Hóa phấn đấu đến hết năm 2025, theo chỉ đạo của Công ty Điện lực thanh Hóa. Điện lực thành phố Thanh Hóa chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số.                 

PV: Một lần nữa xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc phỏng vấn của chúng tôi.

 

Thu Hiền thực hiện

 


Điện lực thành phố Thanh Hóa chuyển đổi số để tiết kiệm điện

Đăng lúc: 10/11/2022 00:00:00 (GMT+7)

Cùng với nâng cao ý thức tiết kiệm điện cho người dân và doanh nghiệp, hiện nay Điện lực thành phố Thanh Hóa đang tích cực áp dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động các trạm điện, từ đó góp phần đảm bảo an toàn lưới điện, bảo vệ môi trường và cung ứng đủ điện cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân. Để cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Thu Hiền có cuộc phỏng vấn ông Bùi Đức Thuận – Giám đốc Điện lực thành phố Thanh Hóa.

 

IMG-6423.jpg
Ông
 Bùi Đức Thuận – Giám đốc Điện lực thành phố Thanh Hóa.

PV: Trước tiên xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông cho biết những lợi ích của việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại và áp dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số của điện lực thành phố được triển khai thực hiện như thế nào?

Ông Bùi Đức Thuận: Tích hợp công nghệ số vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị với mục tiêu là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao hiệu quả và làm hài lòng khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Những năm qua, Công ty Điện lực Thanh Hóa, Điện lực thành phố Thanh Hóa đã không ngừng ứng dụng các công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Qua đó, từng bước hiện đại hóa lĩnh vực này, tạo sự công khai, minh bạch và giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện trên môi trường số. Hiện Điện lực đã ứng dụng ký số điện tử, hóa đơn điện tử, số hóa hợp đồng mua bán điện, thanh toán điện tử, cung cấp dịch vụ điện trực tuyến các App chăm sóc khách hàng,  tổng đài chăm sóc khách hàng. Với các nền tảng này, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi chỉ cần vài cú click chuột hoặc thao tác trên điện thoại di động.

Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ trong công tác dịch vụ khách hàng. Trong công tác quản lý vận hành áp dụng các công nghệ hiện đại để thực hiện các công việc trên lưới điện nhằm tố ưu hóa sản xuất. Áp dụng công nghệ hotline để thực hiện các công việc trên lưới điện, thực hiện thao tác đóng cắt điều khiển xa, thu thập dữ liệu quản lý vận hành qua hệ thống đo xa. Áp dụng các thiết bị chuyên dụng hiện đại như camera nhiệt, fly cam, các bộ đo phóng điện cục bộ (PD)....Trong công tác quản trị điều hành 97% các văn bản đều được xử lý trên môi trường số. Các cuộc họp sản xuất giữa Tổng công ty, Công ty và Điện lực đều thực hiện trực tuyến.

Kết quả đạt được: thời gian mất điện của khách hàng giảm 30% so với năm 2021, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đạt 100% thu qua các app ngân hàng và các tổ chức trung gian, tỷ lệ trích nợ tự động đạt 35%, 100% dịch vụ cấp điện đảm bảo thời gian theo quy định, tổn thất điện năng giảm so với kế hoạch giao và giảm 0,45% so với năm 2021.                      

PV: Việc đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị máy móc, đường dây truyền tải điện là cách hữu hiệu để giảm tổn thất điện năng. Vậy tại Điện lực thành phố Thanh Hóa con số này được cụ thể hóa như thế nào thưa ông?

Ông Bùi Đức Thuận: Công tác giảm tổn thất điện năng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong công tác kinh doanh bán điện của Điện lực thành phố Thanh Hóa. Xác định việc đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị, nâng cấp khả năng truyền tải của đường dây là biện pháp quan trọng để thực hiện công tác này. Hàng năm bằng các nguồn vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên đã thực hiện cải tạo nâng cấp lưới điện.

Đã thực hiện xóa bỏ hoàn toàn các trạm biến áp trung gian. Nâng cấp lưới điện các lộ đường dây đang vận hành 6kV, 10kV lên vận hành 22kV. Đầu tư các xuất tuyến 22kV mới từ các trạm biến áp 110kV để san tải, kết dây vận hành kinh tế. Đầu tư các trạm biến áp mới chống quá tải lưới điệnThay thế hoàn toàn các thiết bị kém chất lượng, lạc hậu bằng các thiết bị mới đảm bảo kết nối điều khiển xa. Thực hiện lắp đặt đo xa 100% tại các trạm biến áp công cộng và chuyên dùng. Các thông số từng thời điểm được cập nhật, phân tích và nhận dạng tổn thất kịp thời. Thay thế hoàn toàn công tơ cơ không có chức năng đo xa bằng công tơ điện tử đo xa                

PV: Mục tiêu của Điện lực thành phố trong công cuộc chuyển đổi số là gì thưa ông?

Ông Bùi Đức Thuận: Với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh lộ trình ứng dụng khoa học công nghệ; tích hợp công nghệ kỹ thuật số và mô hình quản trị phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng khách hàng. Các mục tiêu cụ thể như sau:

“Số hóa dữ liệu” với mục tiêu “Một hạ tầng, Một cơ sở dữ liệu”, thống nhất trong toàn Tập đoàn 01 nền tảng  chung, đồng nhất về công nghệ, về giải pháp kỹ thuật và quản trị cơ sở dữ liệu dùng chung. Chuẩn hóa, làm giàu cơ sở dữ liệu; đẩy mạnh thu thập, khai thác, phân tích dữ liệu từ hiện trường, kết nối với các hệ thống điều khiển/giám sát/vận hành để nâng cao giá trị dữ liệu của EVN, đáp ứng mục tiêu của chuyển đổi số.

 “Số hóa khách hàng”, lấy khách hàng là trung tâm, phân tích hành vi để cung cấp các dịch vụ gia tăng, đảm bảo khách hàng có khả năng tương tác “mọi lúc, mọi nơi” trên không gian số, không ngừng nâng cao mức độ hài lòng cho khách hàng.

“Số hóa quy trình nghiệp vụ”, đẩy mạnh cải cách quy trình nghiệp vụ phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong Tập đoàn, khuyến khích đổi mới, sáng tạo. Trong công tác quản trị nội bộ lấy người lao động làm trung tâm để xây dựng các ứng dụng số, cải tiến công việc bằng giải pháp mới cho việc sàng lọc, tìm kiếm và chia sẻ thông tin, hỗ trợ tốt nhất cho công việc và tiết kiệm thời gian, sức lao động.
Điện lực thành phố Thanh Hóa phấn đấu đến hết năm 2025, theo chỉ đạo của Công ty Điện lực thanh Hóa. Điện lực thành phố Thanh Hóa chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số.                 

PV: Một lần nữa xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc phỏng vấn của chúng tôi.

 

Thu Hiền thực hiện